Danh nhân Việt Nam tuổi Hợi

Danh nhân Việt Nam tuổi Hợi

Lý Thánh Tông (1023 - 1072):Sinh năm Quý Hợi tại kinh thành Thăng Long, tên thật là Lý Nhật Tôn, là con trưởng của Lý Thái Tông. Thái tử Nhật Tôn đã sớm tinh thông kinh truyện, giỏi võ lược. Năm 1033, ông được phong Nhật Tôn tước Khai Hoàng Vương đã sớm tiếp xúc với dân chúng nên hiểu được nỗi khổ của dân và thông thạo nhiều việc. Năm 1037, ông được Thái Tông phong làm Đại nguyên soái, cùng cha đi dẹp quân nổi dậy ở Lâm Tây (Lai Châu) và giành được chiến thắng. Năm 1054, Lý Thái Tông qua đời, Lý Nhật Tôn lên nối ngôi lấy niên hiệu là Lý Thánh Tông. Trong thời kỳ cầm quyền của mình, Lý Thánh Tông đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, giảm nhẹ hình phạt và bảo trợ phật giáo. Nhà vua còn xây dựng quân đội Đại Việt hùng mạnh, thực hiện chính sách đối ngoại cứng rắn với nhà Tống và mở đất về 3 châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (nay là một phần tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị) sau thắng lợi trong cuộc chiến tranh Việt - Chiêm (1069). Sử thần Ngô Sỹ Liên viết: “Vua khéo kế thừa, thực long thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc vua tốt”.
Nghiến cứu phục tráng và phát triển thương hiệu lúa nếp Quýt

Nghiến cứu phục tráng và phát triển thương hiệu lúa nếp Quýt

Thực hiện đề tài “Nghiên cứu, phục tráng, duy trì và phát triển thương hiệu lúa nếp Quýt huyện Kim Thành”, vụ mùa năm 2018, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học đã xây dựng mô hình sản xuất nếp Quýt thương phẩm với tổng diện tích 60 ha, áp dụng theo quy trình kỹ thuật được hoàn thiện từ dự án “Ứng dụng tiến bộ phát triển sản xuât lúa hàng hoá góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương, thực hiện năm 2012”, kết hợp xử lý ruộng sau thu hoạch vụ xuân bằng chế phẩm Fito - Biomix RR.
Kết quả Chương trình ứng dụng khoa học và công nghệ góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương

Kết quả Chương trình ứng dụng khoa học và công nghệ góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương

Thực hiện Quyết định số 2527/QĐ-UBND Ngày 16/9/2016của UBND tỉnh về phê duyệt Chương trình “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 - 2020”, năm 2017 và 2018 Chương trình đã đạt được những kết quả nổi bật sau:
TP. Hải Dương: Hướng đến đô thị loại I

TP. Hải Dương: Hướng đến đô thị loại I

Năm 1804, nhà Nguyễn rời lỵ sở Hải Dương từ Mao Điền về ngã ba sông Thái Bình và Kẻ Sặt tại địa phận làng Hàn (nay là phường Bình Hàn), với mục tiêu án ngữ vùng biên ải phía Đông thành Thăng Long, xây dựng thành kiên cố gọi là Thành Đông và không ngừng phát triển trở thành trung tâm của xứ Đông xưa. Thực dân Pháp 2 lần tấn công Thành Đông (năm 1873 và năm 1883), thiết lập bộ máy thống trị và đặt ách đô hộ thực dân tại tỉnh Hải Dương sau Hòa ước Patơnốt 1884 ký với triều Nguyễn.
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm: Xây dựng mô hình sản xuất nhiều giống lúa mới

Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm: Xây dựng mô hình sản xuất nhiều giống lúa mới

Với ưu thế trong nghiên cứu, lai tạo các giống lúa mới phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong những năm gần đây, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã nghiên cứu chọn tạo và phát triển các giống lúa thuần và chọn tạo phát triển tổ hợp lúa lai mang thương hiệu Việt Nam theo hướng năng suất cao. Sau nghiên cứu, lai tạo, Viện đã tích cực xây dựng mô hình sản xuất trình diễn các giống lúa mới trong nghiên cứu tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.
Mô hình trồng gừng dưới tán cây ăn quả đem lại hiệu quả cao

Mô hình trồng gừng dưới tán cây ăn quả đem lại hiệu quả cao

Trong 2 năm (2016 - 2017), đề tài “Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng gừng dưới tán cây ăn quả tại Hải Dương” do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện đã nghiên cứu và hoàn thiện quy trình trồng 3 giống gừng: gừng Trâu, gừng Dé, gừng QT1 dưới tán cây trên diện tích 55 ha tại 15 xã ở các huyện Thanh Miện, Bình Giang, Kinh  Môn, Tứ Kỳ, Thanh Hà, TX.Chí Linh, TP. Hải Dương với 384 hộ tham gia. Đề tài đã tổ chức 10 lớp tập huấn kỹ thuật cho 500 lượt nông dân học tập và hộ dân tham gia đề tài.
Chi bộ Đảng TP. Hải Dương - 80 năm xây dựng và trưởng thành  (26/8/1938 - 26/8/2018)

Chi bộ Đảng TP. Hải Dương - 80 năm xây dựng và trưởng thành (26/8/1938 - 26/8/2018)

Thành phố Hải Dương được khởi lập từ năm 1804 với tên gọi Thành Đông. Từ một thành trì quân sự-hành chính, Thành Đông trở thành trung tâm của xứ Đông xưa - một trong Tứ trấn của Kinh thành Thăng Long. Với vị trí quan trọng đó, ngay sau khi Pháp tấn công ra miền Bắc đã 2 lần tấn công Thành Đông (năm 1873 và 1883), thiết lập bộ máy thống trị và đặt ách đô hộ thực dân tại tỉnh Hải Dương. Thực dân Pháp đầu tư xây dựng một số cơ sở sản suất công nghiệp như Nhà máy Rượu, Nhà máy Chai, Nhà máy Nước, Nhà máy Điện. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, để phục vụ cho yêu cầu chiến tranh, thực dân Pháp đặt ra nhiều chính sách hà khắc hơn trước như tăng sưu thuế, cưỡng bức dân ta đóng góp mua vé xổ số, quốc trái…
Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống quản lý đào tạo

Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống quản lý đào tạo

Ngày 23/5/2018, Sở Khoa học và Công nghệ nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống quản lý đào tạo tại Trường Chính trị tỉnh” do Thạc sĩ Bùi Quang Toản, Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh làm chủ nhiệm đề tài.
Giống lúa SHPT 3 cho năng suất 60-70 tạ/ha

Giống lúa SHPT 3 cho năng suất 60-70 tạ/ha

Ngày 5/6, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Hải Dương tổ chức hội thảo  đánh giá kết quả xây dựng mô hình sản xuất trình diễn giống lúa mới SHPT 3 chịu ngập, năng suất cao tại các vùng ngập úng.
Mô hình chuỗi giá trị hàng hóa đối với giống lúa ĐS1 phục vụ xuất khẩu

Mô hình chuỗi giá trị hàng hóa đối với giống lúa ĐS1 phục vụ xuất khẩu

Vụ chiêm xuân 2018, Công ty Cổ phần Giống cây trồng (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm) xây dựng mô hình chuỗi giá trị hàng hóa đối với giống lúa ĐS1 phục vụ xuất khẩu tại xã Ngũ Hùng (huyện Thanh Miện), xã Hùng Thắng (Bình Giang) và thị trấn Gia Lộc (huyện Gia Lộc) tỉnh Hải Dương quy mô 100 ha.
Kỷ niệm nghề báo - Ngôi nhà của các nhà báo

Kỷ niệm nghề báo - Ngôi nhà của các nhà báo

 

Cuối năm 1962, khi còn là giáo viên Trường cấp II Nguyễn Huệ, thuộc khụ Hạ Tứ Kỳ  thì tôi nhận quyết định về công tác tại báo Hải Dương mới. Ngôi nhà tôi đến nằm trong khuôn viên Tỉnh ủy Hải Dương. Thời Pháp thuộc, nơi đây là tòa công sứ, sau Cách mạng tháng 8.1945 thuộc về chính quyền mới, có thời kỳ là trụ sở Khu ủy Tả ngạn. Khuôn viên gồm hai ngôi nhà 2 tầng, đều được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX. Một ngôi hướng bắc nhìn ra đường Trần Hưng Đạo bây giờ. Còn ngôi nhà tôi ở hướng đông. Đó là một ngôi nhà có thiết kế  theo kiến trúc Pháp, kết cấu vững chắc, trang trí đẹp. Bốn chung quay là hành lang và phòng nhỏ, giữa có ba phòng lớn, sàn lát gỗ quý, có lò sưởi…
Một số kết quả nghiên cứu tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học nhân văn

Một số kết quả nghiên cứu tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học nhân văn

 

Cùng với hoạt động khoa học và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, xây dựngtỉnh Hải Dương trong những năm qua luôn được quan tâm phát triển cả lượng và chất. Khoa học xã hội và khoa học nhân văn, đã tập trung nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cho việc ban hành các cơ chế, chính sách giải quyết các vấn đề bức xúc đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây