Sáng kiến-sáng chế -0001-11-30 07:06:30

Nhóm tác giả gồm Ths Mã Phước Hoàng, Nguyễn Thị Hà, Đào Thị Phượng (Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng) đã chế tạo thành công thiết bị sấy bánh tráng.  

Đây là một sản phẩm sấy bánh tráng được áp dụng công nghệ mới, đáp ứng tốt các điều kiện như: Tăng thu nhập cho bà con nông dân; nâng cao trình độ dân trí của người dân trong việc sản xuất ra mặt hàng là sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt; cải thiện điều kiện làm việc nhờ hạn chế tiếp xúc khói độc; bảo vệ sức khỏ của người sản xuất cũng như người tiêu thụ bánh tráng.

Đại diện của nhóm tác giả, Ths Hoàng cho biết, việc sử dụng các lò sấy thủ công tự chế như dùng các nhiên liệu phụ phẩm nông nghiệp như trấu, củi… hoặc than để đốt cháy và lấy nhiệt sấy bành trực tiếp. Chính vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người sản xuất và tiêu thụ, ngoài ra giá thành bánh tráng tăng do tốn chi phí nhiên liệu đốt để sấy. Tiếp đến là sấy bánh bằng cách kéo dài đường ống khói của lò tráng bánh và hông bánh trên bề mặt ống khói hoặc kênh khói, nhưng phương pháp này ít khi sử dụng vì có hiệu quả sấy không hiệu quả. Mặt khác việc kéo dài đường ống khói thoát sẽ làm tăng trở lực đường khói và giảm nhiệt độ khói thoát dễ gây ăn mòn do đọng sương. Tuy nhiên vì không tốn kém nhiên liệu nên giá thành bánh không tăng vào mùa mưa.

Vì những yếu tố đó, nên chúng tôi đã nhận thấy nhiệt độ của khói thải từ lò tráng bánh từ 250, 350Oc là rất cao. Nếu được áp dụng khoa học công nghệ vào việc chế tạo một thiết bị sấy bánh tráng bằng không khí nóng, có bộ gia nhiệt sử dụng nhiệt thải từ lò tráng bánh nhằm tiết kiệm được năng lượng, giảm chi phí sản xuất, đem lại hiệu quả sấy cao, sản phẩm đảm bảo vệ sinh, không phụ thuộc vào thời tiết là một vấn đề hết sức cần thiết, Ths Hoàng nói.

Theo Ths Hoàng thì việc tận dụng nhiệt thải từ lò tráng bánh để sấy nhưng không theo phương pháp cũ mà sử dụng công nghệ thu hồi nhiệt thải với hiệu quả cao và chế tạo thiết bị sấy hoàn toàn mới, trong đó đã đem lại tính đa năng thể hiện ở chỗ thiết bị sấy có thể thực hiện công việc sấy bánh không kể ngày nắng mưa, ngày đêm tăng năng suất hộ tráng bánh; thiết bị được thiết kế và chế tạo theo kiểu modun nên dễ dàng thuận lợi cho việc di chuyển và lắp đặt. Mặt khác, công trình này đã khắc phục nhược điểm về chi phí nhiên liệu đốt để sấy, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khỏe của người sản xuất.

Hiện nay, rất nhiều hộ nông dân làm nghề bánh tráng đã sử dụng phương pháp này vì với số tiền mua nhiên liệu đốt thì khả năng hoàn vốn và thu lãi nhanh; khi chi phí sản xuất giảm giá thì giá thành sản phẩm sẽ giảm theo để tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm từ nơi khác; thu nhập của các hộ bánh tráng tăng cao; ngoài ra, việc tận dụng nhiệt thải từ các lò đốt nhiên liệu sẽ làm giảm khí nhà kính, góp phần chống biến đổi khí hậu, hướng đến chương trình mục tiêu tiết kiệm năng lượng của quốc gia.

Khi triển khai thiết bị sấy bánh tráng bằng cách tận dụng nhiệt thải từ lò tráng bán góp phần trong việc bảo vệ môi trường trong đó hạn chế đốt các nhiên liệu như trấu, mùn cưa, than… theo phương pháp sấy cũ gây ra tình trạng khói, bụi trên diện rộng, ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người xung quanh và việc giảm bớt đốt nhiên liệu thì sẽ hạn chế việc chặt cây phá rừng để lấy củi, than, Ths Hoàng cho biết.

Theo vusta.vn

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.