Khoa học công nghệ -0001-11-30 07:06:30

1. Loài trai đen cánh dầy: Tên khoa học (Hyriopsis cumingii lea) Phân bố chủ yếu ở các sông như sông Cầu, sông Thương, sông Châu Giang (Hà Nam) sông Đáy, sông Nhuệ. Trai đen cánh dầy sinh sống tập trung ở những vùng nước chảy, thường tìm thấy ở khu vực giữa sông. Trai đen cánh dầy có hình dạng bên ngoài hình tam giác cân, vỏ màu đen bên trong có màu tím nhạt hoặc màu tím Huế. Màu sắc bên ngoài và màu sắc xà cừ bên trong phụ thuộc chủ yếu vào vùng nuôi (chất đáy) mà chúng sinh sống, trai đen cánh dầy có lớp xoang màng áo ngoài dầy rộng. Mùa sinh sản chính vào cuối tháng 03, đến cuối mùa thu,  sinh sản rải rác.

2. Loài trai xanh cánh mỏng: Tên khoa học (Cristaria bialata lea)

 Phân bố ở đầm Vạc, thung, sông Vạc ở (Vĩnh Phúc), Phú Xuyên, Thanh Trì (Hà Nội), các huyện Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô, … (Ninh Bình). Loài trai xanh cánh mỏng sinh sống ở vùng nước tĩnh, chủ yếu ở đáy bùn cát hoặc bùn nhuyễn phù sa trong các sông, ao đầm, hồ vùng đồng bằng và trung du. Loài trai này có màu sắc bên ngoài màu xanh hoặc xanh nâu. Sinh sản vào đầu mùa hạ. Loài trai xanh nuôi trong ao vẫn sinh sản bình thường.

Trước năm 1975 gặp phổ biến trong các sông, đầm, hồ vùng đồng bằng Bắc Bộ mật độ khoảng 2 đến 5 con/m2 nền đáy. Hàng năm vào mùa hè ở Đầm vạc (Vĩnh Phúc) và hồ Tây (Hà Nội) nhân dân địa phương khai thác hàng trăm kilogam/ngày. Từ năm 1990 đến nay lượng khai thác hàng năm tăng đã làm giảm số lượng rõ rệt, có thể giảm tới 20% số lượng biến động theo từng năm (phụ thuộc vào mức độ khai thác). Diện tích phân bổ trước năm 1975 vào khoảng 15.000km2. Hiện nay các đầm hồ bị san lấp nhiều, mặt khác do sự ô nhiễm các sông hồ làm diện tích phân bố giảm đi rõ rệt, ước tính chỉ còn khoảng 2.000 km2.

 Hiện các loài trai này đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam và danh sách các loài cần được bảo vệ khẩn cấp của ngành Thủy sản, từ năm 1996 ngành Thủy sản đã kiến nghị: Cần giảm cường độ khai thác, chỉ khai thác vào mùa vụ không sinh sản, khai thác luân phiên địa điểm, chống ô nhiễm môi trường nguồn nước sông và các khu vực cư trú quan trọng của loài.  

3. Loài trai đồng: Tên khoa học (Sinanodonta elliptica Heude) 

Loài trai đồng phân bổ rộng khắp ở các thủy vực nước tĩnh, đồng ruộng, ao hồ, …; nuôi trong ao trai lớn nhanh, mang trứng rộ vào tháng 11 đến tháng 03, trai sinh sản tự nhiên trong ao. Loài trai đồng có hình dạng bầu như hình bàn tay úp không có cánh. Bên ngoài có mầu xanh nâu, lớp xà cừ bên trong có mầu xanh cổ vịt hoặc trắng hồng.

4. Loài trai Cóc tròn: Tên khoa học (lamprotula nodulosa)

Phân bố ở sông Cầu, sông Đáy, sông Thao, sông Nhuệ. Loài trai này sống ở khu vực có dòng chảy mạnh chủ yếu là khu vực giữa sông. Trai cóc có 08 loài: Trai cóc bầu dục (Lamprotula liedtkei); Trai cóc dầy (Gibosula crassa); Trai cóc hình lá (Lamprotula blasei); Trai cóc hình tai (Lamprotula leai); Trai cóc mẫu sơn (Contradenssemmelincki funtuni); Trai cóc nhẫn (Cuneopsis demangei); Trai cóc tròn (Lamprotula nodulosa); Trai cóc vuông (Protunio messageri) 

Loài trai Cóc tròn có hình dạng thon tròn, lớp vỏ bên ngoài mầu nâu sẫm, sần sùi như da cóc. Lớp xà cừ ở dạng đá vôi nên loài trai này không phải đối tượng dùng để cấy ghép hoặc bóc tách lấy tế bào. Trai cóc  có vỏ rất dầy, dai. Con to vỏ có độ dầy lên tới 2cm mầu trắng đục, sử dụng vỏ của loài trai này cắt vuông đưa vào máy quay ly tâm quay tròn sau đó dùng Axid Chlohydric (HCI)  đánh bóng làm nhân cấy.

Vũ Văn Tân (Tổng hợp và sưu tầm)

Tin khác

Ứng dụng công nghệ giải bài toán xử lý nước thải (14/09/2023)

Nhận diện điểm hạn chế trong ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất doanh nghiệp (11/04/2023)

Quyết định Giải thể Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất Lượng (14/03/2019)

Quyết định Giải thể Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ (12/03/2019)

Quyết định về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính của Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (12/03/2019)

Quyết định về việc phê duyệt danh sách công chức, viên chức được cử đến làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hải Dương (12/03/2019)

Đoàn đại biểu cấp cao Triều Tiên thăm và làm việc tại Hải Dương (28/02/2019)

Quyết định về việc phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Hải Dương (22/01/2019)

Công nghệ biến rơm thành xăng máy bay đến Việt Nam (03/06/2018)

Nghiệm thu đề tài xây dựng mô hình trình diễn giống vịt Đại Xuyên PT và giống ngan VS152 (27/05/2018)

Làm giàu từ trồng khoai lấy bồng (27/05/2018)

Đẩy mạnh các giải pháp tiêu thụ vải thiều Thanh Hà (27/05/2018)

Nông dân trẻ làm vườn từ xa bằng điện thoại thông minh (24/05/2018)

Tháo gỡ vướng mắc trong đăng ký, nghiệm thu các đề tài khoa học (24/05/2018)

Đón nhận Huân chương độc lập hạng Ba nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Sở Khoa học và Công nghệ (22/05/2018)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.