Khoa Học Tự Nhiên 2015-10-29 09:40:20

BIỂU NHẬP TIN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tên Báo cáo KQNC*:Xây dựng mô hình nuôi gà Mía lai tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương Cấp quản lý đề tài*:   ¨ Nhà nước        ¨Bộ           ¨ Tỉnh,Thành phố         ¨  Cơ sở Mã số đề tài (nếu có): NN.33.NVƯD-11 Thời gian thực hiện:   2011  Cơ quan chủ trì đề tài*:  Trung tâm ƯDTB Khoa học Cơ quan cấp trên trực tiếp của CQ chủ trì*: Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Cơ quan phối hợp nghiên cứu (nếu có):

Bộ/ngành hoặc tỉnh/thành phố chủ quản*: UBND tỉnh Hải Dương

Chủ nhiệm đề tài*:  Trương Thùy Vân  Học hàm, học vị:  Cử nhân                   Giới tính:  Nữ

Đồng Chủ nhiệm:                                     Học hàm, học vị:                         Giới tính:  Nam/Nữ

Danh sách cá nhân tham gia nghiên cứu:

Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Thủy         Học hàm, học vị:                                        Giới tính:  Nữ

Họ và tên: Trần Văn Phượng              Học hàm, học vị:                                         Giới tính:  Nam

Họ và tên: Đặng Thị Tám                       Học hàm, học vị:                                         Giới tính:  Nữ

Họ và tên: Vũ Chí Thiện                      Học hàm, học vị:                                        Giới tính:  Nam

Hình thức đánh giá:        ¨Nghiệm thu                  ¨Tổng kết

Đánh giá xếp loại:      ¨Xuất sắc       ¨Khá        ¨Đạt             ¨Không đạt

Thời gian hoàn thành BC:   12

Nơi viết BC:   

Số trang báo cáo:                                     Số trang Phụ lục:        trang

Tóm tắt Báo cáo KQNC:

1-      Mục tiêu:

- Xây dựng mô hình nuôi gà Mía lai tại Hải Dương.

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi gà Mía lai phù hợp với điều kiện Hải Dương.

- Tính hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi gà Mía lai tại Hải Dương.

2-      Kết quả:

Nội dung nghiên cứu của đề tài

Xây dựng mô hình nuôi gà Mía lai

 - Quy mô

+ Đối tượng nuôi: Gà Mía lai

+ Con giống: Gà Mía lai 1 ngày tuổi

+ Số lượng: 6.000 con

+ Hình thức nuôi:

Nuôi theo phương thức bán chăn thả: 500 con/lần x 2 lần x 5 hộ = 5.000 con

Nuôi theo phương thức nuôi nhốt: 500 con/lần x 2 lần x 1 hộ = 1.000 con

- Thời gian nuôi

+Đợt 1: Từ tháng 03/2011 đến tháng 07/2011.

+ Đợt 2: Từ tháng 08/2011 đến tháng 12/2011.

Khảo sát, chọn hộ thực hiện mô hình

Căn cứ vào thực trạng chăn nuôi gà và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, Ban chủ nhiệm đề tài đã làm việc với HTX dịch vụ nông nghiệp, UBND xã Văn Tố, huyện Tứ Kỳ và trưởng khu dân cư Cầu Dòng, UBND phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, Ban chủ nhiệm đề tài tiến hành công tác điều tra, khảo sát tình hình chăn nuôi gà tại xã Văn Tố, phường Cộng Hòa và một số hộ chăn nuôi tại phường Thái Học.

Qua điều tra các hộ chăn nuôi tại phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh cho thấy: Các chủ hộ đều có kinh nghiệm trong chăn nuôi gà. Diện tích vườn, đồi của các hộ chăn nuôi rất lớn từ 1ha-5ha thuận lợi cho nuôi gà thả vườn, thả đồi. Quy mô nuôi từ 500-5.000 con/hộ. Các giống gà nuôi thường là gà Mía, gà Lai chọi và gà Ri...

Xã Văn Tố, huyện Tứ Kỳ: Qua điều tra cho thấy hình thức nuôi chủ yếu là gia đình, một số ít nuôi theo hình thức bán công nghiệp và công nghiệp. Quy mô gà nuôi tại mỗi hộ ít từ 50 - 800 con/hộ. Các giống gà được nuôi chủ yếu: Gà Ri, Ri lai, Lai Chọi ...

Đào tạo, tập huấn

Căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, Ban chủ nhiệm đề tài cùng với các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi kết hợp với khu dân cư Cầu Dòng, phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh và hợp tác xã nông nghiệp xã Văn Tố, huyện Tứ Kỳ đã tổ chức 2 buổi tập huấn, gần 80 lượt người tham dự. Qua buổi tập huấn đã giúp các hộ chăn nuôi nắm vững quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho gà Mía lai.

Quy mô, địa điểm triển khai đợt 1

Thời gian thực hiện: Từ 04/2011 đến 07/2011

Ngày giao gà giống: 13/04/2011

Số lượng: 3.000 con

Nuôi theo phương thức bán chăn thả

Quy mô: 2.500 con, 500 con/hộ

Địa điểm: - Phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh: 2.000 con, 4 hộ.

                 - Phường Thái Học, thị xã Chí Linh: 500 con, 1 hộ.

Nuôi theo phương thức nuôi nhốt

Quy mô: 500 con/hộ

Địa điểm: Xã Văn Tố, huyện Tứ Kỳ: 1 hộ

        Quy mô, địa điểm triển khai đợt 2

Thời gian thực hiện: Từ 08/2011 đến 11/2011

Ngày giao gà giống: 26/08/2011

Số lượng: 3.000 con

Nuôi theo phương thức bán chăn thả

Quy mô: 2.500 con, 500-1.000 con/hộ

Địa điểm: - Phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh: 2.000 con, 2 hộ.

                 - Phường Thái Học, thị xã Chí Linh: 500 con, 1 hộ.

Nuôi theo phương thức nuôi nhốt

Quy mô: 500 con/hộ

Địa điểm: Xã Văn Tố, huyện Tứ Kỳ: 1 hộ

Quy trình kỹ thuật áp dụng

Chuẩn bị chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi

Vệ sinh, chuẩn bị chuồng trại

Chuồng nuôi phải thiết kế đúng kỹ thuật đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông. Nền chuồng cao ráo dễ thoát nước.

Trước khi đem gà về nuôi cần quyét dọn trần, tường chuồng nuôi. Nạo sạch phần dính bết và dọn nền chuồng. Rửa toàn bộ chuồng bằng vòi nước áp suất cao từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Sau đó, khử trùng chuồng bằng dung dịch formol 2% hoặc dùng nước vôi 20%... để quyét chuồng. Trước khi vào gà 2-3 ngày rải chất độn chuồng dày 5-10 cm và phun thuốc sát trùng.

Trang thiết bị và dụng cụ chăn nuôi

Các hộ chăn nuôi có thể tận dụng những thứ sẵn có trong gia đình để sử dụng làm dụng cụ chăn nuôi như: dùng vải bạt, bao tải dứa làm rèm che. Đốt trấu, đốt củi để sưởi ấm cho gà khi mất điện. Sử dụng vỏ bào, trấu, rơm rạ cắt ngắn làm chất độn chuồng. Có thể dùng các loại máng tự tạo bằng thân cây bương, chậu sành làm máng ăn, máng uống cho gà.

Sau mỗi đợt nuôi hay trước khi đưa gà về nuôi từ 2-3 ngày, tất cả trang thiết bị và dụng cụ chăn nuôi bao gồm: rèm che, quây gà, thiết bị sưởi, thiết bị chống nóng, máng ăn, máng uống, chất độn chuồng phải được cọ rửa, sát trùng kỹ lưỡng.

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh

Kỹ thuật úm gà

Gà con mới nở vẫn cần duy trì nhiệt độ ấm hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài. Vì vậy cần úm gà. Có thể úm bằng lồng, hộp giấy, cót quây lại hoặc trên nền chuồng... Trước khi nhận gà con về cần sưởi ấm phòng úm từ 3-6 giờ tùy vào nhiệt độ môi trường bên ngoài. Quây úm có kích thước 2,8-3,0m, nuôi từ 350-500 con.

Nhiệt độ trong quây úm gà con: Tuần thứ nhất từ 32-35oC. Tuần thứ 2 từ 27-30oC. Tùy nhiệt độ ngoài trời từng mùa để điều chỉnh nhất là về ban đêm. Sử dụng bóng điện 75W, treo chính giữa quây độ cao 0,3-0,4m. Thường xuyên quan sát đàn gà để điều chỉnh nguồn nhiệt cho phù hợp.

12 giờ đầu cho gà uống bổ sung 1gam Vitamin C và 50 gam đường glucose/1 lít nước. Sau đó cho uống Vitamin tổng hợp. Những ngày tiếp theo cho gà uống đủ nước sạch.

Trong 2 ngày đầu chỉ cho gà ăn tấm, bắp nhuyễn ngâm. Sang ngày thứ 3 thì pha với lượng tăng dần thức ăn công nghiệp hoặc tự trộn phế phụ phẩm.

Chăm sóc nuôi dưỡng gà Mía lai sau khi úm

* Phương thức bán chăn thả

Sau khi gà nuôi úm được 4 tuần thì nuôi kết hợp với thả ra vườn. Ngày đầu thả gà ra khoảng 2 tiếng và tăng dần vào những ngày sau để gà quen dần. Ban ngày thả gà ra vườn, buổi tối cho gà vào chuồng. Mật độ chuồng nuôi 13-14 con gà/m2. Mật độ nuôi tối thiểu ngoài vườn 1 con/m2. Lưu ý chỉ thả gà ra vườn khi vườn khô ráo.

Thức ăn: Thức ăn công nghiệp kết hợp với các phế phụ phẩm công nông nghiệp như thóc, tấm, ngô hoặc sử dụng cám đậm đặc phối trộn với nguyên liệu sẵn có tại địa phương... có thể cho gà ăn thêm rau xanh.

 * Phương thức nuôi nhốt

Đối với gà con mật độ nuôi phù hợp 8-10 con/m2, khi gà được 1 kg/con mật độ nuôi 5-7con/m2, bổ sung khoáng và vitamin vào thức ăn, nước uống cho gà. Máng ăn, máng uống sạch sẽ, thường xuyên theo dõi điều chỉnh độ cao của máng để gà ăn uống thoải mái, tránh vơi vãi thức ăn.

Thường xuyên quan sát biểu hiện của đàn gà để kịp xử lý những bất thường xảy ra.

KẾT QUẢ THEO DÕI MÔ HÌNH

1.      Đặc điểm ngoại hình

Gà Mía lai con trống có màu nâu đỏ đốm đen ở đuôi, lưng, cánh màu đen lẫn nâu đỏ. Con mái có màu nâu nhạt hoặc vàng đốm hoặc có sọc đen. Kiểu mào là mào cờ.

2. Tỷ lệ nuôi sống

Nhìn chung các hộ chăn nuôi đã chăm sóc, nuôi dưỡng, tiêm phòng vacxin, cho gà uống thuốc phòng bệnh nên trong quá trình thực hiện đề tài đã không xảy ra dịch bệnh. Nhưng do một vài nguyên nhân đã làm giảm tỷ lệ sống của đàn gà .

- Gà Mía lai bị chết chủ yếu trong giai đoạn từ 01 ngày tuổi tới 4 tuần tuổi. Vì giai đoạn này gà còn nhỏ sức đề kháng kém, khả năng chống chịu bệnh tật yếu nên tỷ lệ nuôi sống giảm. Khi gà từ 4 tuần tuổi trở đi tỷ lệ nuôi sống của gà Mía lai bắt đầu ổn định.

- Tỷ lệ nuôi sống của gà Mía lai đợt 2 (98,0%) cao hơn đợt 1 (96,4-96,6%). Khi nuôi gà đợt 1, giai đoạn đầu gà còn nhỏ gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi; trời rét, nhiệt độ môi trường thấp làm giảm tỷ lệ sống. Nhưng khi nuôi gà đợt 2, thời tiết ấm áp, nhiệt độ trung bình 4 tháng (08/2011-11/2011) là 27,3oC thuận lợi cho đàn gà sinh trưởng, phát triển.

- Tỷ lệ nuôi sống gà Mía lai đợt 2 theo phương thức nuôi nhốt của hộ ông Nhiên rất thấp đạt 88,0%.  Do giai đoạn gà còn nhỏ bị chuột và mèo cắn chết 40 con. Tiếp theo, khi gà được 8-10 tuần tuổi chủ hộ chăn nuôi để gà ra vườn bị dính nước mưa làm chết 20 con. Đây là hộ có số lượng gà chết nhiều nhất (60 con/500 con).

- Nhìn chung, gà Mía lai có sức sống cao và khả năng chống chịu bệnh tật tốt. Loại trừ yếu tố mèo và chuột cắn chết, tỷ lệ nuôi sống của gà Mía lai lúc 10 tuần tuổi 96,4-98,0%.

3. Khả năng sinh trưởng

             Theo khuyến cáo của Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi: tùy giá cả thị trường, giống gà Mía lai nên xuất bán trong giai đoạn 10-12 tuần tuổi để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Sau 12 tuần tuổi tốc độ tăng trọng của gà Mía lai sẽ giảm nhưng chi phí cho chăn nuôi không giảm.

- Trong quá trình thực hiện đề tài, các hộ nuôi theo phương thức bán chăn thả chỉ sử dụng thức ăn là cám công nghiệp không kết hợp với các phế phụ phẩm nông nghiệp. Do đó, hệ số tiêu tốn thức ăn phương thức bán chăn thả gần tương đương với hệ số tiêu tốn thức ăn của phương thức nuôi nhốt.

- Qua hai đợt nuôi cho thấy: Sau 10 tuần tuổi hệ số tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của gà Mía lai từ 2,93-3,19 kg thấp hơn giống gà Mía nuôi tại địa phương 3,24-3,28 kg.

- Khi các hộ nuôi gà theo phương thức bán chăn thả, trong chuồng nên làm sàn đậu cho gà để gà khỏi đụng nhau hoặc mổ nhau. Gà ngủ ở trên sàn tránh được bẩn, ẩm ướt hạn chế được một số bệnh lây lan từ phân gà. Mặt khác, phân gà rơi xuống dưới sẽ dễ dàng hót phân.

- Để bổ sung nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng và tiết kiệm chi phí sản xuất, các hộ chăn nuôi có thể đào hố nuôi giun. Các hộ dân thường nuôi giun Quế, vì nó sinh sản rất nhanh, dễ nuôi, cho năng suất cao. Khi mua giống bà con nên chọn mua ở trại chăn nuôi giun chuyên nghiệp để có được nguồn giống khỏe, chất lượng cao.

- Vỗ gà: Trước khi bán thịt 10-15 ngày cần nhốt gà trong chuồng để hạn chế vận động (chỉ thả gà từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều mỗi ngày). Cho gà ăn thức ăn giàu năng lượng như tấm, ngô vàng hoặc phối trộn thức ăn như sau: ngô 70% + bột đậu tương rang 20% + bột cá nhạt 10%. Cho gà uống đủ nước sạch và ăn thêm rau xanh cỏ tươi gà sẽ nhanh béo, lông da đẹp, bán được giá cao.

- Vấn đề bổ sung khoáng và Vitamin của gà thả vườn không quan trọng bằng gà nuôi nhốt vì chúng tự tìm kiếm theo nhu cầu của cơ thể. Khi nuôi nhốt tùy từng mùa mà bà con có thể bổ sung khoáng và Vitamin vào thức ăn, nước uống của gà: Mùa hè 4 ngày/1lần, mùa thu đông 5-6 ngày/1 lần.

- Từ trước đến nay, người chăn nuôi gà thường bán phân tươi cho người dân để bón cho cây trồng. Nguồn phân này được bón trực tiếp hoặc xử lý không đúng cách nên rau màu nhiễm trứng giun và vi sinh vật có hại, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi đã dùng chế phẩm sinh học để xử phân gà thành phân bón hữu cơ làm mất mùi hôi của phân nên sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời, người chăn nuôi sẽ không phải thay chất độn trong suốt quá trình nuôi. Do đó giảm tối đa nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm chất độn chuồng. Một số loại chế phẩm sinh học như chế phẩm Balasa-N01, chế phẩm BIO-F, chế phẩm EMC...

- Giai đoạn úm, gà còn nhỏ dễ bị mèo và chuột làm hại. Vì vậy, trong giai đoạn úm gà, bà con nên che chắn chuồng nuôi cẩn thận đề phòng chuột và mèo.

- Trong quá trình thực hiện, Trung tâm Ứng dụng đã tổ chức được 2 lớp tập huấn và cấp phát tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà Mía lai.

- Xây dựng mô hình nuôi gà Mía lai: Tổng quy mô 6.000 con. Mỗi đợt 3.000 con, được thực hiện tại xã Văn Tố, huyện Tứ Kỳ, phường Cộng Hòa và Phường Thái Học, thị xã Chí Linh.

- Qua kết quả theo dõi ngoài chăn nuôi cho thấy:

+ Gà Mía lai con trống có màu nâu đỏ đốm đen ở đuôi, lưng, cánh màu đen lẫn nâu đỏ. Con mái có màu nâu nhạt hoặc vàng đốm hoặc có sọc đen. Kiểu mào là mào cờ.

+ Gà Mía lai có sức đề kháng cao, chống chịu bệnh tật tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên tại Hải Dương. Tỷ lệ nuôi sống đến 10 tuần tuổi đạt 96,4-98,0%.

+ Lượng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể lúc 10 tuần tuổi 2,93-3,19 kg.

- Đã hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi gà Mía lai phù hợp với điều kiện tỉnh Hải Dương.

- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của mô hình khi thực hiện trong 2 đợt nuôi.

4. Ý nghĩa khoa học, kinh tế - xã hội

Bổ sung giống gà mới vào cơ cấu giống vật nuôi tại tỉnh Hải Dương.

Giúp các hộ dân tại các xã tiếp cận được với giống mới và thấy được giá trị kinh tế của việc nuôi gà Mía lai, góp phần đáng kể vào thu nhập kinh tế của gia đình, nâng cao đời sống vật chất nhân dân. Góp phần đem lại hiệu quả kinh tế ở địa phương.

3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:

Tại thị xã Chí Linh, huyện Tứ Kỳ.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.