Khoa Học Tự Nhiên 2015-10-29 09:44:25

BIỂU NHẬP TIN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tên Báo cáo KQNC*: Xây dựng mô hình nuôi gà tây mới (Huba) ở một số địa phương của tỉnh Hải Dương Cấp quản lý đề tài*: Nhà nước        ¨Bộ           ¨ Tỉnh,Thành phố         ¨  Cơ sở Mã số đề tài (nếu có): Thời gian thực hiện:    2011-  2012 Cơ quan thực hiện: Cơ quan chủ trì đề tài*:  Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương Cơ quan cấp trên trực tiếp của CQ chủ trì*: UBND tỉnh Hải Dương

Cơ quan phối hợp nghiên cứu (nếu có):

Bộ/ngành hoặc tỉnh/thành phố chủ quản*: UBND tỉnh Hải Dương

Chủ nhiệm đề tài*:  Nguyễn Ngọc Dụng    Học hàm, học vị:  Th.sĩ        Giới tính:  Nữ

Đồng Chủ nhiệm:                                        Học hàm, học vị:                   Giới tính:  Nam/Nữ

Danh sách cá nhân tham gia nghiên cứu:

Họ và tên:   Phùng Đức Tiến              Học hàm, học vị: Tiến sĩ                    Giới tính:  Nam

Họ và tên:   Vũ Đức Cảnh                     Học hàm, học vị: Th.sĩ                       Giới tính:  Nam

Họ và tên:  Lê Thị Nga                        Học hàm, học vị: Tiến sĩ                    Giới tính:  Nữ

Họ và tên:  Khuất Thị Tuyên            Học hàm, học vị: Th.sĩ                      Giới tính:  Nữ

Họ và tên:  Nguyễn Thị Quê             Học hàm, học vị: Bác sĩ TY              Giới tính:  Nữ

Họ và tên:  Phạm Thị Thu Phương   Học hàm, học vị: Kỹ Sư                    Giới tính:  Nữ

Hình thức đánh giá:      ¨Nghiệm thu                    ¨Tổng kết

Đánh giá xếp loại:        ¨Xuất sắc       ¨Khá        ¨Đạt             ¨Không đạt

Thời gian hoàn thành BC:   12

Nơi viết BC:   

Số trang báo cáo:                               Số trang Phụ lục:        trang

Tóm tắt Báo cáo KQNC:

1-      Mục tiêu:

-  Xây dựng được mô hình chăn nuôi gà tây sinh sản và thương phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

- Hoàn thiện được quy trình chăn nuôi đối với gà tây Huba sinh sản và thương phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế và tuyên truyền nhân rộng mô hình

2-      Kết quả:

 Điều tra chọn hộ chăn nuôi gà tây

Điều tra chọn được các hộ chăn nuôi gà tây Huba sinh sản, gà tây thương phẩm.

Xây dựng mô hình chăn nuôi gà tây Huba sinh sản theo 2 khẩu phần

- Mô hình 1: 37 con

Gà nuôi bán chăn thả, sử dụng thức ăn hoàn chỉnh ăn thẳng.

- Mô hình 2: 37 con

Gà nuôi bán chăn thả, sử dụng thức ăn phối trộn đậm đặc với nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương (như ngô, thóc…). nhằm giảm giá thành sản phẩm.

Quy mô nuôi: mỗi huyện, thị xã nuôi: 37 con/mô hình x 2 mô hình = 74 con. Mỗi mô hình được lặp lại 3 lần = 74 x 3 = 222 con. Tổng số con trên 2 huyện, thị xã là 222 con x 2 = 444 con.

Xây dựng mô hình và phát triển chăn nuôi gà tây Huba thương phẩm 

- Xây dựng mô hình chăn nuôi gà tây Huba thương phẩm để xác định khẩu phần ăn

Mô hình 1: 60 con; Mô hình 2: 60 con

Mỗi mô hình được lặp lại 4 lần. Tổng số con/huyện, thị xã = 120 x 4 = 480 con. Tổng số con triển khai = 480 x 2 = 960 con.

- Xác định quy mô chăn nuôi gà tây Huba thương phẩm

Quy mô 1: 40 con; Quy mô 2: 60 con; Quy mô 3: 80 con.

Mỗi quy mô lặp lại 4 lần. Tổng số con/huyện, thị xã = 180 x 4 = 720 con. Tổng số con triển khai = 720 x 2 = 1.440 con.

Đánh giá hiệu quả kinh tế và tuyên truyền nhân rộng mô hình

Từ kết quả mô hình chăn nuôi gà tây Huba sinh sản và thương phẩm trên 2 huyện, thị xã tỉnh Hải Dương phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế đưa ra mô hình phù hợp tuyên truyền quảng bá nhân rộng mô hình trong tỉnh.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra chọn hộ chăn nuôi gà tây Huba

Theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn, sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Sử dụng nguồn thông tin qua các tài liệu thống kê, nguồn thông tin của xã, huyện, tỉnh  Hải Dương.

Địa điểm điều tra chọn hộ tại huyện Bình Giang và thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương là huyện, thị xã đã nuôi gà tây.

Qui mô điều tra là 30 hộ/huyện, thị xã. Tổng số là 60 hộ.

            Tiêu chí lựa chọn hộ chăn nuôi gà tây: Hộ chăn nuôi gà tây phải đảm bảo khu chăn nuôi tách biệt với nơi ở. Hộ chăn nuôi được tập huấn, nắm bắt được kỹ thuật chăn nuôi gà tây. Có tiềm lực về vốn, có kinh nghiệm, có khả năng áp dụng các giải pháp kỹ thuật của đề tài. Hộ chăn nuôi phải cam kết thực hiện qui trình chăn nuôi, thú y phòng bệnh của đề tài.

- Phương pháp thực nghiệm

Sử dụng phương pháp phân lô so sánh. Phương pháp truyền thống trong chăn nuôi gia cầm.

- Mô hình chăn nuôi gà tây Huba sinh sản và thương phẩm theo hai khẩu phần

Gà tây được nuôi ở cả hai xã chủ yếu là giống nội ở phường Chí Minh là 52,17%, xã Cổ Bì là 71,43%, có một số hộ nuôi giống ngoại. Riêng ở phường Chí Minh có một số hộ nuôi giống lai. Gà tây nuôi ở hai xã đều chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, quy mô nhỏ hơn 50 con là chủ yếu.

Kỹ thuật chăn nuôi chủ yếu tự túc, nên tỷ lệ nuôi sống gà tây thương phẩm và sinh sản còn thấp. Phường Chí Minh tỷ lệ nuôi sống gà tây sinh sản giai đoạn con, dò, hậu bị là 76,66%, Cổ Bì: 82%. Đối với gà tây nuôi thương phẩm phường Chí Minh từ 74,86% – 83,39%, ở xã Cổ Bì từ 78%- 82,75%. phường Chí Minh khối lượng cơ thể gà tây giống nội đạt 3,22 kg/6 tháng, tiêu tốn thức ăn là 4,24 kg/kg khối lượng, tương ứng giống ngoại đạt 4,4 kg; 3,59 kg. Xã Cổ Bì khối lượng cơ thể giống nội đạt 3,31kg, tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng là 3,57kg, tương ứng giống ngoại 4,15 kg; 3,49 kg. Tỷ lệ sử dụng vaccin ở hai xã còn thấp, ở phường Chí Minh tiêm phòng cúm (4,35%), xã Cổ Bì (35,71%). Vaccine phòng Newcastle: 28,57-69,57%. Phường Chí Minh tiêm phòng Gumboro: 4,35%, ở xã Cổ Bì tiêm phòng vaccin Gumboro cho gà tây thịt là 14,28%, gà tây sinh sản là 42,85%.

Sau khi điều tra lựa chọn hộ chăn nuôi gà tây Huba với tiêu chí: Hộ chăn nuôi gà tây phải đảm bảo khu chăn nuôi tách biệt với nơi ở. Hộ chăn nuôi được tập huấn, nắm bắt được kỹ thuật chăn nuôi gà tây. Có tiềm lực về vốn, có kinh nghiệm, có khả năng áp dụng các giải pháp kỹ thuật của đề tài. Hộ chăn nuôi phải cam kết thực hiện qui trình chăn nuôi, thú y phòng bệnh của đề tài.

Tổ chức hai lớp tập huấn với nội dung kỹ thuật chăn nuôi, thú y phòng bệnh và ấp trứng cho gà tây thương phẩm và sinh sản tại xã Cổ Bì huyện Bình Giang và phường Chí Minh thị xã Chí Linh.Tổng 110 học viên bao gồm các hộ chăn nuôi và các hộ thực hiện mô hình của xã, phường tham gia.

Trong quá trình triển khai mô hình nuôi gà tây Huba thương phẩm do đặc thù của gà tây Huba thích bay nhẩy, ăn nhiều, thời gian nuôi dài,.. ở QM 3 đã có 1 hộ chăn nuôi tại phường Chí Minh, thị xã Chí Linh chia nhỏ cho 2 hộ nuôi tiếp.

Một số hộ chăn nuôi Chí Linh có diện tích vườn đồi rộng nuôi gà tây Huba thương phẩm ở QM3. Hộ chăn nuôi ở Bình Giang diện tích chăn nuôi hạn chế chỉ nên áp dụng nuôi gà tây Huba ở QM 1 và QM2.

Gà tây Huba thương phẩm nuôi theo quy mô 2 (60 con) và 1 (40 con) đến 20 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 95,00-96,25%. Khối lượng cơ thể đạt 5.160,42-5.184,79g. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp 3,35-3,41kg. Gà tây Huba ở QM1 có thu nhập/100con: 5.590- 5.633 nghìn đồng, thu nhập cao ở QM2: 5.764- 5.919 nghìn đồng, thấp nhất ở QM3: 4.944- 5.040 nghìn đồng.

Áp dụng QM2 (60 con) và QM1 (40 con) nuôi gà tây Huba thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế hơn QM3. 

Sau hai năm thực hiện đề tài đã đạt được các nội dung sau:

* Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi, thú y phòng bệnh trong chăn nuôi gà tây tại xã Cổ Bì - Bình Giang, phường Chí Minh – Chí Linh tỉnh Hải Dươngcho thấy:

Gà tây được nuôi ở cả hai xã, phường chủ yếu là giống nội, chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ (nhỏ hơn 50con). Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của gà tây thấp, phường Chí Minh tỷ lệ nuôi sống gà tây sinh sản giai đoạn con, dò, hậu bị là 76,66%, xã Cổ Bì: 82%. Đối với gà nuôi thương phẩm phường Chí Minh từ 74,86% – 83,39%, ở Cổ Bì từ 78%- 82,75%. Phường Chí Minh khối lượng cơ thể giống nội đạt 3,22 kg/6 tháng, tiêu tốn thức ăn là 4,24 kg/kg khối lượng, tương ứng giống ngoại đạt 4,4kg; 3,59kg. Xã Cổ Bì khối lượng cơ thể gà tây giống nội đạt 3,31kg, tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng là 3,57kg, tương ứng giống ngoại 4,15kg; 3,49 kg. Tỷ lệ sử dụng vaccine cho gà tây ở hai xã, phường thấp. Tỷ lệ gà tây mắc một số bệnh còn cao.

* Mô hình gà tây Huba nuôi sinh sản: Khối lượng cơ thể đến 28 tuần tuổi ở MH1 con trống đạt từ 6.100,7 đến 6.185,5g; con mái đạt từ 3.981,4 đến 4.061,0g tương tự ở MH2 con trống đạt từ 5.990,4 đến 6.035,7g; con mái đạt từ 3.970,6 đến 3.935,3g. Năng suất trứng/mái/28 tuần đẻ hai mô hình tương đương nhau MH1 đạt 49,02 – 50,85 quả; MH2: 48,33-49,99 quả. Tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở/tổng trứng ấp MH2 cao hơn MH1 (tỷ lệ trứng có phôi MH1: 95,07-96,06%, MH2: 96,12-96,23%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp MH1: 82,15-82,30%, MH2: 83,46 - 84,08%). Nuôi gà tây Huba sinh sản ở MH2 (thức ăn đậm đặc phối trộn với nguyên liệu địa phương) thu nhập cao hơn MH1 (thức ăn hoàn chỉnh).

(Sau khi kết thúc giai đoạn đẻ trứng, chuyển sang giai đoạn dập đẻ (12 tuần dập đẻ). Một số hộ chăn nuôi đã bán đi 129 con gà tây giai đoạn dập đẻ).

* Mô hình gà tây Huba nuôi thương phẩm

Sử dụng thức ăn đậm đặc phối trộn với nguyên liệu địa phương nuôi gà tây Huba thương phẩm đến 20 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 96,25%. Khối lượng cơ thể đến 20 tuần tuổi đạt 5.068,33-5.131,25g. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 3,41 - 3,43kg. Nuôi gà tây Huba thương phẩm ở MH2 (thức ăn đậm đặc phối trộn với nguyên liệu) thu nhập cao hơn MH1 (thức ăn hoàn chỉnh).

Gà tây Huba thương phẩm nuôi theo quy mô 2 (60 con) và quy mô 1 (40 con) đến 20 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 95,00-96,25%. Khối lượng cơ thể đạt 5.160,42-5.184,79g. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp 3,35-3,41 kg. Nuôi gà tây Huba thương phẩm ở quy mô 2 (60 con) và quy mô 1 (40 con) thu nhập cao hơn quy mô 3 (80 con). (Do đặc thù của gà tây Huba thích bay nhẩy, ăn nhiều, thời gian nuôi nhiều,.. ở QM 3 đã có 1 hộ chăn nuôi tại phường Chí Minh, thị xã Chí Linh đã nhỏ cho 2 hộ nuôi tiếp).

Khả năng ứng dụng và mở rộng:

Tại xã Cổ Bì huyện Bình Giang và phường Chí Minh thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương.

 

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.