Quản lý đo lường 2011-05-05 13:45:48

Các thiết bị được tạo ra sau khi trận động đất và sóng thần tàn phá Nhật Bản, trong đó bao gồm bộ nạp điện thoại bằng năng lượng mặt trời, thực sự đã góp phần vào sự phát triển của khoa học kĩ thuật.

Các chuyên viên tin học của nhóm Hackerspace Tokyo đang có không ít việc để làm nhằm giải quyết những vấn đề mà Nhật Bản đang phải đương đầu. Hackerspace Tokyo và các nhóm Hackerspace khác là tập hợp những tay hacker và những người đam mê công nghệ, thích tụ họp và cùng nhau vọc phần cứng.

1





















      Kalin khoe phổ kế Gamma và máy đếm Ghai-ghe tự chế.

Sau trận động đất và sóng thần, nhóm này đã quyết định sử dụng chuyên môn của mình trong nỗ lực khôi phục lại đất nước. Hiện tại nhóm đã có 10 dự án khác nhau đang được thực hiện, trong đó có “cung cấp nơi ở và đồ dùng vệ sinh cho những người ở trại tị nạn, tạo ra những chiếc đèn lồng và bộ nạp điện thoại sử dụng năng lượng mặt trời”.

Có lẽ nỗ lực đáng ghi nhận nhất phải kể đến mạng phân tán máy phát hiện phóng xạ xung quanh nhà máy hạt nhân Fukushima. Những thiết bị tự chế này giúp mọi người có thể nhận biết được mức phóng xạ phát ra từ nhà máy bị phá hủy. Một khi dự án được tiến hành, Hackerspace Tokyo sẽ tham gia triển khai mạng lưới cảm biến với Safecast (trước đây là RDTN) và Geiger Maps JP, hai trang web giúp tập hợp và hiển thị dữ liệu về phóng xạ.

2

Nhu cầu về thông tin

Chúng ta thường nghĩ rằng người Nhật đã tiếp cận được khá nhiều thông tin về phóng xạ tại Fukushima hơn là chúng ta. Thế nhưng thực tế thì những người cần những thông tin này nhất lại biết quá ít.

Akiba, một hacker của Hackerspace Tokyo, người sẽ giúp xúc tiến dự án cho biết: “Trong cái khó sẽ ló cái khôn”

Cái tên Akiba được lấy từ họ của vợ anh và đồng thời là tiếng lóng để chỉ quận Akihabara vốn nổi tiếng về công nghệ của Tokyo. Mặc dù Akiba không hề trải qua trận động đất do anh sống ở Tokyo, nhưng anh bắt đầu cảm nhận được sự lo lắng lan ra khắp thành phố sau cuộc khủng hoảng tại nhà máy hạt nhân Fukushima. “Thật không may vì chẳng hề có nhiều thông tin về mức độ an toàn tại thời điểm đó. Mọi người đều sợ hãi. Và bạn bắt đầu nhìn thấy mọi người muốn di tản khỏi Tokyo.

Dự án bước đầu được thực hiện nhằm thu thập và truyền tải những thông tin mới nhất về mức phóng xạ, xoa dịu nỗi lo của người dân Tokyo. Vào ngày 13/3, chỉ một ngày sau vụ nổ tại Fukushima, Hackerspace Tokyo đã quyết định tham gia tự thu thập dữ liệu về mức phóng xạ. Trong khi đó chính phủ mất gần một tuần để bắt đầu công bố về mức phóng xạ ra công chúng và thậm chí sau đó thông tin không còn được cập nhật thường xuyên.

226229-l1011361._180jpegCùng nhau tìm số liệu về mức phóng xạ

Thách thức đầu tiên là tìm kiếm được các máy phát hiện phóng xạ. Trong một vài ngày đầu sau trận động đất, không một cửa hàng bán máy đếm Ghai-ghe nào ở Tokyo mở cửa phục vụ cho việc mua bán. Điều tệ hơn nữa là máy đếm Ghai-ghe cũng không giúp ích gì nhiều, vì có quá ít điểm lấy dữ liệu ở thời điểm đó, và đa số đo đạc tại các điểm trong nhà.

Vì thế Akiba đã quyết định liên lạc qua nhóm Hackerspace Tokyo và chẳng mấy chốc đã nhận được phản hồi. Giống như các dự án hackerspace khác, nhóm đã huy động được sự giúp đỡ từ rất nhiều hacker trên toàn thế giới. Những máy đếm Ghai-ghe đầu tiên tham gia vào dự án đều đến từ Reuseum, một doanh nghiệp ở Idaho chuyên về phục hồi lại các công nghệ cũ để đưa vào sử dụng tiếp. Hackerspace Tokyo đã rất vui mừng đặt mua nhiều máy Ghai-ghe. Sau một vài cuộc gọi để xác định còn những công ty nào vận chuyển hàng hoá đến Tokyo, thiết bị phát hiện phóng xạ đã được nhanh chóng chuyển đến cho nhóm.

Khi mà trong tay đã có các máy đếm Ghai-ghe, Akiba cùng với nhóm Hackerspace Tokyo tham gia vào việc chuyển đổi máy đếm Ghai-ghe từ thời chiến tranh lạnh thành các nguồn cung cấp dữ liệu về chất phóng xạ lên mạng – toàn bộ quá trình này được anh chia sẻ trên blog của mình.

Tiến độ thực hiện dự án

Kể từ lần hack đầu tiên cách đây vài tuần giúp truyền tải các dữ liệu về mức độ phóng xạ, Hackerspace Tokyo đã phát triển thêm những công cụ tinh vi hơn và bắt đầu làm việc với nhiều đối tác khác nhau để cung cấp thông tin về mức phóng xạ ra cộng đồng. Thay vì dùng các thiết bị cũ và phối hợp các bộ cảm biến với nhau, Hackerspace Tokyo đã phát triển một bộ máy đếm Ghai-ghe đơn giản hơn, sử dụng mã nguồn mở nền tảng Arduino (một thiết bị xử lí siêu nhỏ có thể dễ dàng lập trình, được cộng đồng những người thích tự sáng chế yêu thích) cùng với thiết bị lắp ghép máy Ghai-ghe dùng cho iPhone.

3Mục tiêu của Hackerspace Tokyo là mở rộng mạng lưới sang vùng Fukushima. Cũng như ở Tokyo, nhiều trại di tản ở vùng Fukushima thiếu các thiết bị theo dõi. Và chính việc thiếu thông tin đã làm cho nhiều người dân tại trại di trú trở nên lo lắng liệu họ có bị phơi nhiễm phóng xạ nguy hiểm hay không. Akiba, Hackerspace Tokyo và những người cùng cộng tác với họ đang hi vọng có thể xoa dịu được nỗi lo của người dân.

Một khi những dữ liệu đầu tiên về Fukushima được thu thập xong, Hackerspace Tokyo sẽ chuyển sang một nhiệm vụ mới. Theo như MRE, một thành viên khác của Hackerspace Tokyo thì mục tiêu thật sự của nhóm là xem xét sự phơi nhiễm trong dài hạn (trong nhiều tháng và nhiều năm), cũng như phát hiện ra những thành phần phóng xạ có thể di cư sang các nơi khác”. “Khả năng là mức độ phóng xạ tại Tokyo cũng như các trại di trú quanh Fukushima đều trong tình trạng an toàn. Tuy nhiên, mức độ phơi nhiễm chất phóng xạ sẽ được tích tụ dần dần. Vì vậy việc theo sát diễn biến của chất phóng xạ phải được thực hiện trong vòng 6 tháng tới”.

Theo PC World.

Tin khác

Đo lường thông minh - thay đổi cách kiểm soát chất lượng truyền thống (21/08/2024)

Tự động hóa công nghiệp - bước ngoặt lớn trong lĩnh vực đo lường (23/07/2024)

Muốn đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa phải đảm bảo về đo lường (07/03/2023)

Thông tư 10/2022/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung một số điêu của Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (14/09/2022)

Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường cho 33 ngành, lĩnh vực trọng tâm (17/05/2021)

Tổ chức hỗ trợ kiểm định cân khối lượng tại Chợ tạm Phú Yên và Chợ Con, TP Hải Dương (01/06/2020)

Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh: Khung pháp lý về đo lường của Việt Nam hài hòa với khu vực và quốc tế (07/11/2019)

Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế (21/04/2019)

Hội thảo “hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế và kỷ niệm ngày đo lường Việt Nam 20-1” (20/01/2019)

Kết quả kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 8 năm 2018 (11/09/2018)

Sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 6 Thông tư số 15/2015/TT BKHCN của Bộ trưởng Bộ KHCN (12/07/2018)

Thông tư 15 không quy định cây xăng ‘phải in chứng từ cho khách hàng’ (08/07/2018)

Kết quả kiểm tra về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 4 năm 2018 (02/05/2018)

Phổ biến phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ theo Thông tư 09/2017/TT-BKHCN (01/05/2018)

Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về Đo lường dành cho cán bộ cấp huyện (28/03/2018)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.