Quản lý đo lường 2011-03-02 08:26:20

Bèo, rong, sậy, hoa súng, hoa sen có thể cứu những nguồn nước đã "chết". Phát hiện mới từ Viện Môi trường nông nghiệp (Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam) đã cho biết như trên.


Cụ thể, Viện Môi trường Nông nghiệp (Viện) đã nghiên cứu, thử nghiệm, thu thập, đánh giá, chọn lọc được 19 loài thực vật thủy sinh ở Việt Nam có khả năng làm sạch trở lại cho nguồn nước mặt bị ô nhiễm.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các thực vật thủy sinh bao gồm 3 loại cây thực vật sống chìm (rong), sống trôi nổi (bèo tây) và sống nổi (hoa súng) cho các mức độ ô nhiễm khác nhau. Các loài cây này có thể được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau, bằng các hệ thống chứa nước tĩnh như ao, hồ, bể hoặc các hệ thống bãi lọc có trồng các loại thực vật khác nhau.
H1_song_Nhue_o_nhiem_Nhu_Y




 Ô nhiễm trên sông Nhuệ

TS Lê Văn Nhạ, Viện Môi trường nông nghiệp cho biết, việc áp dụng công nghệ sinh thái xử lý ô nhiễm nguồn nước mặt ở nông thôn có ưu điểm như chi phí đầu tư thấp, tận dụng điều kiện tự nhiên của loại thực vật sống trong nước để xử lý ô nhiễm nên không tốn kém chi phí vận hành nào khác. Bản thân các loài thuỷ sinh là thực vật làm sạch, không gây ra hiện tượng tái nhiễm hay thôi nhiễm.
Từ đầu năm 2010 tới nay, mô hình áp dụng công nghệ xử lý nguồn nước mặt bị ô nhiễm ở vùng nông thôn bằng công nghệ sinh thái của Viện đã được đưa vào thử nghiệm tại xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Để xử lý ô nhiễm, các nhà khoa học chia ao thành từng ngăn rồi tiến hành trồng các loại cây thuỷ sinh có khả năng xử lý chất thải độc như cây lau sậy, bèo tây, rong, và cây hoa súng.
Kết quả bước đầu cho thấy, hiệu suất xử lý nước thải của của bèo tây và lau sậy có hiệu suất xử lý nước thải cao: làm giảm độc đụ của nước; giảm các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước.
Sắp tới, Viện sẽ tiến hành áp dụng cho toàn bộ vùng ô nhiễm nguồn nước mặt nông thôn, mở rộng cho các cụm dân cư chứ không chỉ tập trung vào các làng nghề như hiện nay.(baodatviet.vn)

Tin khác

Đo lường thông minh - thay đổi cách kiểm soát chất lượng truyền thống (21/08/2024)

Tự động hóa công nghiệp - bước ngoặt lớn trong lĩnh vực đo lường (23/07/2024)

Muốn đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa phải đảm bảo về đo lường (07/03/2023)

Thông tư 10/2022/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung một số điêu của Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (14/09/2022)

Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường cho 33 ngành, lĩnh vực trọng tâm (17/05/2021)

Tổ chức hỗ trợ kiểm định cân khối lượng tại Chợ tạm Phú Yên và Chợ Con, TP Hải Dương (01/06/2020)

Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh: Khung pháp lý về đo lường của Việt Nam hài hòa với khu vực và quốc tế (07/11/2019)

Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế (21/04/2019)

Hội thảo “hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế và kỷ niệm ngày đo lường Việt Nam 20-1” (20/01/2019)

Kết quả kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 8 năm 2018 (11/09/2018)

Sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 6 Thông tư số 15/2015/TT BKHCN của Bộ trưởng Bộ KHCN (12/07/2018)

Thông tư 15 không quy định cây xăng ‘phải in chứng từ cho khách hàng’ (08/07/2018)

Kết quả kiểm tra về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 4 năm 2018 (02/05/2018)

Phổ biến phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ theo Thông tư 09/2017/TT-BKHCN (01/05/2018)

Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về Đo lường dành cho cán bộ cấp huyện (28/03/2018)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.