Quản lý đo lường 2012-01-05 09:03:45

Các kỹ sư thuộc Đại học Brown đã nghiên cứu một hệ thống loại bỏ sạch và hiệu quả lượng nhỏ kim loại nặng trong nước. Trong các thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã trình diễn một hệ thống làm giảm nồng độ catmi, đồng và niken, biến nước ô nhiễm thành nước gần tiêu chuẩn hoặc dưới tiêu chuẩn ở mức chấp nhận được. Công nghệ này có khả năng chuyển đổi và có thể ứng dụng thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực khắc phục hậu quả môi trường và thu hồi kim loại. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Chemical Engineering.

Một hệ quả không mong muốn của các hoạt động công nghiệp và sản xuất, từ các nhà máy dệt đến hoạt động kỹ nghệ sắt, là việc thải kim loại nặng vào đường thủy. Các kim loại này có thể tồn tại trong hàng thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ ở nồng độ thấp nhưng vẫn là nồng độ nguy hiểm.
GS Joseph Calo và các kỹ sư thuộc Viện Brown đã miêu tả một phương pháp mới, thu kim loại nặng nồng độ thấp trong nước bằng cách tăng nồng độ của các kim loại này tới mức mà các kỹ thuật loại bỏ kim loại có thể áp dụng. Trong chuỗi thí nghiệm tiến hành, hệ thống kết tủa bằng điện tuần hoàn (CEP) đã loại bỏ tới 99% đồng, catmi và niken, biến nước ô nhiễm thành nước ở tiêu chuẩn chấp nhận được.
Công nghệ loại bỏ kim loại nặng từ nước được tiến hành thông qua việc giảm ion kim loại từ một chất điện phân. Bằng cách sử dụng một cực điện để chuyển đổi các ion kim loại điện tích dương thành trạng thái ổn định. Ở trạng thái đó, có thể dễ dàng tách và loại bỏ chúng khỏi nước. Hạn chế chính của công nghệ này là phải có nồng độ ion kim loại đủ lớn trong nước, nếu nồng độ thấp, khoảng ít hơn 100 phần triệu, hiệu suất của điện cực sẽ thấp, và điện cực phải hoạt động trên lượng ion lớn.
Một phương thức loại bỏ kim loại khác là dựa vào hóa chất. Công nghệ này liên quan đến việc sử dụng hydroxit và muối sunfit để làm lắng các ion kim loại trong nước, để hình thành chất rắn. Tuy nhiên, chất này tạo nên một lớp lắng có tính độc và không có phương pháp để thay xử lý. Chôn lấp thông thường không làm mất lớp lắng này và sẽ tù đọng lại gây ra độc hại cho môi trường.
Hệ thống CEP được giới thiệu gồm hai phần chính, một phần tập trung các ion kim loại điện tích dương và phần kia biến các ion này thành kim loại trạng thái rắn, ổn định, đồng thời loại bỏ chúng. Trong pha đầu tiên, nước chứa đầy kim loại được trữ vào một thùng, trong đó axit sunfuric hoặc kiềm NaOH được bổ sung vào để làm thay đổi pH của nước, giúp tách các phân tử nước từ chất kết tủa của kim loại lắng dưới đáy. Nước sạch được dẫn qua ống xifong, và bổ sung thêm nước ô nhiễm vào thùng. pH được điều chỉnh lại, đầu tiên tiến hành hòa tan các chất lắng và sau đó kết tủa lại các kim loại, mỗi lần hòa tan và kết tủa và rút nước ra như vậy làm tăng nồng độ kim loại. Quá trình này được lặp lại cho đến khi nồng độ ion kim loại trong dung dịch đạt tới điểm mà công nghệ làm sạch bằng điện có thể thực hiện hiệu quả.
Khi nồng độ ion kim loại đã đạt đến ngưỡng, dung dịch này được chuyển sang điện cực thứ hai. Tại đây các ion kim loại được biến đổi hóa học thành chất kim loại rắn ổn định để có thể dễ dàng bị loại bỏ. Nước sạch được đưa trở lại thùng lắng, nơi ion kim loại có thể được kết tủa lại một lần nữa. Để làm sạch hơn, nước ở phía trên được đưa sang một bể chứa khác, tại đó có thể tiến hành quy trình bổ sung để tiếp tục làm giảm nồng độ ion kim loại trong nước. Các quá trình này có thể được thự hiện tự động, quay đi quay lại nhiều lần nếu cần thiết cho đến khi đạt được chất lượng nước mong muốn như tiêu chuẩn nước uống của liên bang.
Kết quả thí nghiệm trên hệ thống CEP cho thấy nồng độ catmi giảm còn 1,50ppm, đồng 0,23ppm, niken 0,37ppm, gần ngưỡng dưới mức nồng độ ô nhiễm của Ủy ban Bảo vệ môi trường.
                                                                                                          TheoVista

Tin khác

Đo lường thông minh - thay đổi cách kiểm soát chất lượng truyền thống (21/08/2024)

Tự động hóa công nghiệp - bước ngoặt lớn trong lĩnh vực đo lường (23/07/2024)

Muốn đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa phải đảm bảo về đo lường (07/03/2023)

Thông tư 10/2022/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung một số điêu của Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (14/09/2022)

Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường cho 33 ngành, lĩnh vực trọng tâm (17/05/2021)

Tổ chức hỗ trợ kiểm định cân khối lượng tại Chợ tạm Phú Yên và Chợ Con, TP Hải Dương (01/06/2020)

Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh: Khung pháp lý về đo lường của Việt Nam hài hòa với khu vực và quốc tế (07/11/2019)

Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế (21/04/2019)

Hội thảo “hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế và kỷ niệm ngày đo lường Việt Nam 20-1” (20/01/2019)

Kết quả kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 8 năm 2018 (11/09/2018)

Sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 6 Thông tư số 15/2015/TT BKHCN của Bộ trưởng Bộ KHCN (12/07/2018)

Thông tư 15 không quy định cây xăng ‘phải in chứng từ cho khách hàng’ (08/07/2018)

Kết quả kiểm tra về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 4 năm 2018 (02/05/2018)

Phổ biến phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ theo Thông tư 09/2017/TT-BKHCN (01/05/2018)

Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về Đo lường dành cho cán bộ cấp huyện (28/03/2018)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.