Tiêu chuẩn - ĐL-CL 2016-06-30 14:41:39

Dư luận có quyền đặt câu hỏi trách nhiệm thuộc bên nào trước tình trạng phân bón giả kém chất lượng tràn lan trên thị trường trong thời gian vừa qua.  

 Tình trạng phân bón giả kém chất lượng khiến cho dư luận đặt câu hỏi về vai trò trách nhiệm của các đơn vị có thẩm quyền

Tình trạng sản xuất, buôn bán phân bón giả, kém chất lượng diễn biến phức tạp. Theo thông kê của Bộ NN&PTNT, trên thị trường có 50% là phân bón giả, không đủ chất lượng. Mỗi năm, ngành nông nghiệp nước ta bị thiệt hại gần 2 tỷ USD do phân bón giả, kém chất lượng.

Như vậy, dư luận có quyền đặt câu hỏi về trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và chính quyền địa phương trong lĩnh vực này.

Thực tế hiện nay, việc quản lý phân bón vô cơ do Bộ Công Thương quản lý còn Bộ NN&PTNT quản lý phân bón hữu cơ và phân bón lá. Bộ NN&PTNT đã cấp phép gần 5.300 chủng loại phân bón có trong danh mục. Bộ Công Thương đã cấp xong giấy hợp chuẩn, hợp qui cho các doanh nghiệp với số lượng xấp xỉ 1.000 loại. Phân bón nằm ngoài danh mục, trôi nổi trên thị trường ước tính cũng xấp xỉ 1.000 loại.

Theo kết quả kiểm tra của Bộ NN&PTNT thì trên thị trường có tới 50% là phân bón giả, không đủ chất lượng. Với tình trạng cấp giấy chứng nhận phân bón như hiện nay thì công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh và hướng dẫn sử dụng cho người nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Cũng chính từ tồn tại này nên phân bón giả, phân bón nhái, kém chất lượng thời gian qua đã có “đất” để phát triển.

Theo TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Tư vấn Nông nghiệp Nhiệt đới, các quốc gia có tỷ trọng nông nghiệp lớn cũng chỉ tồn tại và sử dụng từ 20-30 loại phân bón.

“Nghị định 202-CP giao phân bón vô cơ cho Bộ Công Thương quản lý nên khó kiểm soát. Không đâu như ở nước ta có trên 6.000 loại phân bón trên thị trường điều này sẽ dẫn đến nông nghiệp ảnh hưởng, chất lượng hàng hóa nông sản trong nước ảnh hưởng”, TS. Nguyễn Đăng Nghĩa cho biết.

Cục Trồng trọt là đơn vị đầu mối quản lý cấp phép về lĩnh vực sản xuất phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, theo kết luận của Thanh tra Bộ NN&PTNT vừa công bố, 11 đơn vị được Cục Trồng trọt cấp giấy cho phép chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón đều sai phạm?! Hiện nay, Bộ Công Thương, Cục Hóa chất quản lý cấp phép, chứng nhận hợp quy đến 90% các loại phân bón trên thị trường nước ta. Tính đến cuối năm 2014 Bộ Công Thương đã cấp phép chỉ định 12 Trung tâm khảo nghiệm, cấp chứng nhận hợp quy và 30 Trung tâm thí nghiệm phân bón.

Theo Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, thủ đoạn của các đối tượng sản xuất phân bón giả rất tinh vi, phức tạp và nhất là được sự tiếp tay của một số cán bộ nhà nước, ngay từ việc cấp giấy chứng nhận sản phẩm.

Ví dụ như vụ phát hiện sản xuất phân bón giả của Công ty Thuận Phong ở Đồng Nai. Công ty này thuê đất sản xuất để tránh kiểm tra, rồi mua phân bón không rõ nguồn gốc đóng chai, in tem mác nhập khẩu nước ngoài. Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản khẳng định Công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả. Bộ Tư pháp cũng chỉ rõ tội kinh doanh trái phép của Công ty này, nhưng Công an tỉnh Đồng Nai không khởi tố vụ án mà chỉ xử phạt hành chính.

Ông Trần Hùng, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cho rằng: Xử phạt như vậy không đủ tính răn đe đối với hành vi sản xuất phân bón rởm, vì loại tội phạm này gây tác hại vô cùng lớn đối với kinh tế, xã hội.

Một lần nữa, câu hỏi về trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ và chính quyền các địa phương hay nhà sản xuất phân bón cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Theo vietq.vn

Tin khác

Triển khai xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001 tại Bộ Thông tin và Truyền thông (25/07/2024)

TCVN 13995:2024 - truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng trang thiết bị y tế đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro (18/07/2024)

Tập huấn về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2015 (05/06/2024)

Tiêu chuẩn nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường (09/04/2024)

Công văn số 1151/SKHCN-QLTĐC về việc tăng cường công tác quản lý về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu (15/09/2023)

Lộ trình triển khai chuyển đổi số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đến năm 2030 (26/04/2023)

Chuyển đổi số ngành TCĐLCL: Người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ số mọi lúc, mọi nơi (23/04/2023)

Góp ý quy định đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 (23/04/2023)

Kỉ niệm ngày Đo lường thế giới: Đo lường hỗ trợ hệ thống lương thực toàn cầu (23/04/2023)

Năng suất chất lượng sẽ thay đổi cuộc đời mỗi con người (20/04/2023)

Hỗ trợ mục tiêu năng lượng sạch và phát triển công nghiệp Việt Nam qua tiêu chuẩn (20/04/2023)

Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn, triển khai chương trình so sánh liên phòng đối với tổ chức hiệu chuẩn chuẩn đo lường (18/04/2023)

Tổng cục TCĐLCL tập huấn về quản lý tinh gọn Lean, góp phần nâng cao năng suất công việc (16/04/2023)

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tiêu chuẩn hóa (14/04/2023)

Năng suất cần trở thành một phong cách sống (12/04/2023)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.