Quản lý đo lường 2011-08-22 10:32:37

Hàng triệu tấn lông gia cầm bị vứt mỗi năm có thể biến thành loại nhựa chịu lực và chống thấm tốt hơn so nhựa truyền thống. Hàng triệu tấn lông gà bị thải bỏ mỗi năm. Ảnh: inhabitat.com. BBC đưa tin, trong một cuộc hội thảo của Hiệp hội Hóa học Mỹ hôm 31/3, các nhà hóa học của Đại học Nebraska tại Mỹ tuyên bố họ đã tìm ra cách chế tạo loại nhựa nhẹ hơn và thân thiện với môi trường hơn những loại nhựa hiện nay. Giống như tóc và ngón tay của người, thành phần chủ yếu của lông gia cầm là chất sừng (keratin). Độ cứng của chất sừng có thể tăng lên, đồng thời khối lượng giảm nếu nó được trộn lẫn với một số hợp chất hóa học.

Ông Yiqi Yang, một chuyên gia hóa học của Đại học Nebraska tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp cho những chiếc lông gà và hỗn hợp gồm nhiều hóa chất - bao gồm cả methyl acrylate - để biến chúng thành nhựa. Các thử nghiệm cho thấy sản phẩm của họ chịu lực và chống thấm nước tốt hơn so với các loại nhựa truyền thống.
Ngoài ra lượng polyethylene và polypropylene – hai hợp chất hữu cơ được tách từ dầu mỏ – cũng biến mất trong thành phần của "nhựa lông gà".
"Trong công nghệ sản xuất nhựa truyền thống, chất sừng được dùng để làm phụ gia cho polyethylene và polypropylene. Nghiên cứu của chúng tôi biến lông gia cầm thành một thứ có tính chất như polyethylene và polypropylene. Vì thế hỗn hợp ấy không cần polyethylene và polypropylene nữa", giáo sư Yang nói.
Hàng triệu tấn lông gia cầm được thải ra hàng năm trong hoạt động giết mổ động vật của con người trên khắp thế giới. Nếu không được xử lý chúng sẽ trở thành loại rác nguy hiểm đối với môi trường bởi quá trình phân hủy của chúng diễn ra khá lâu. Các nhà khoa học nhận định việc dùng lông gà để sản xuất nhựa sẽ mang tới lợi ích trên cả phương diện kinh tế lẫn môi trường. Hàng triệu USD có thể được tạo ra từ lông gà, trong khi lượng lông gà bị thải ra môi trường cũng giảm.
                                                         Theo: vnexpress.net

Tin khác

Tự động hóa công nghiệp - bước ngoặt lớn trong lĩnh vực đo lường (23/07/2024)

Muốn đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa phải đảm bảo về đo lường (07/03/2023)

Thông tư 10/2022/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung một số điêu của Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (14/09/2022)

Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường cho 33 ngành, lĩnh vực trọng tâm (17/05/2021)

Tổ chức hỗ trợ kiểm định cân khối lượng tại Chợ tạm Phú Yên và Chợ Con, TP Hải Dương (01/06/2020)

Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh: Khung pháp lý về đo lường của Việt Nam hài hòa với khu vực và quốc tế (07/11/2019)

Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế (21/04/2019)

Hội thảo “hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế và kỷ niệm ngày đo lường Việt Nam 20-1” (20/01/2019)

Kết quả kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 8 năm 2018 (11/09/2018)

Sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 6 Thông tư số 15/2015/TT BKHCN của Bộ trưởng Bộ KHCN (12/07/2018)

Thông tư 15 không quy định cây xăng ‘phải in chứng từ cho khách hàng’ (08/07/2018)

Kết quả kiểm tra về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 4 năm 2018 (02/05/2018)

Phổ biến phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ theo Thông tư 09/2017/TT-BKHCN (01/05/2018)

Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về Đo lường dành cho cán bộ cấp huyện (28/03/2018)

Hướng dẫn việc gắn thiết bị in chứng từ bán hàng cho cột đo xăng dầu (26/02/2018)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.