Quản lý đo lường 2011-07-19 09:14:20

Nhiều loại nồi, thau, chảo, mâm làm từ đồ nhôm tái chế được bày bán khắp các chợ, vỉa hè, thôn quê với giá rẻ bất chấp những hiểm họa tiềm ẩn. Bà Đặng Thì Hiền đang lựa chọn xoong nấu bột cho cháu Hàm lượng chì có trong sản phẩm nhôm tái chế là 14,62 mg/kg vượt quá tiêu chuẩn quy định cho phép của Bộ Y tế (QĐ 46/2001 BYT là 7 mg/kg). Nhôm giá rẻ đắt hàng Không khó khăn khi muốn mua một chiếc chậu thau, hay bộ xoong, nồi, chảo, thìa nhôm tái chế tại các chợ tạm, vỉa hè... với giá vừa rẻ mẫu mã lại sáng loáng, bóng đẹp và cũng dày dặn không thua kém hàng chất lượng cao tại siêu thị.

Bà Trần Thị Thu Hòa (quận Gò Vấp, TPHCM) cho biết, gia đình bà dùng nồi nhôm, ấm nhôm để đun nấu thức ăn đã vài chục năm nay, kinh nghiệm mua đồ nhôm của bà là thấy nồi dày, sáng, bóng là mua dùng chứ của bền tại người. Trong số bộ nồi nhôm bà mua dùng cũng có cái bị đen, xám lại nhưng cọ rửa sạch vẫn dùng bình thường.
Còn bà Đặng Thị Hiền từ miền Bắc vào chăm con dâu sinh cháu, ra mua hàng tại quầy hàng gia dụng ở một chợ tạm (quận 12, TPHCM), đắn đo, lựa chọn hồi lâu giữa hàng nhôm công ty và nhôm tái chế. Cuối cùng, bà quyết định mua chiếc xoong nhỏ bằng nhôm tái chế về để nấu bột cho cháu với giá chỉ 10.000 đ/cái và bộ nồi xong chảo nhôm tổng cộng chỉ mất hơn 100 ngàn đồng có cả bộ cỡ trung bình.
Quầy hàng bán đồ gia dụng của anh Trần Văn Ba ở chợ tạm Thạnh Lộc (quận 12) có đầy đủ cả các loại nồi xoong với nhiều kích cỡ khác nhau, giá cả cũng đủ loại. Hàng nhôm do công ty sản xuất có giá từ 30 - 500 ngàn đ/cái, nhưng hàng nhôm tái chế giá chỉ 8.000 - 10.000 đ/cái, cao nhất cũng chỉ vài chục ngàn đồng. Anh Ba cầm một cầm chiếc tách pha cà phê cho chúng tôi xem và hướng dẫn: Nếu sản phẩm nhôm của công ty sẽ có logo hay tem nhãn và có độ chắc hơn, còn nhôm tái chế nhập ở các cơ sở sản xuất tư nhân không nhãn mác và giá rất rẻ do Chợ Lớn cung cấp.
Hàm lượng chì vượt chuẩn quy định
KH&ĐS đã tiến hành lấy mẫu nồi nhôm tái chế đưa đi phân tích tại Công ty Cổ phần dịch vụ KHCN Sắc ký Hải Đăng. Kết quả cho thấy, hàm lượng chì có trong sản phẩm nhôm tái chế là 14,62mg/kg vượt quá tiêu chuẩn quy định cho phép của Bộ Y tế (QĐ 46/2001 BYT là 7mg/kg). Theo bảng kiểm tra giới hạn kim loại nặng trong dụng cụ chứa đựng, bảo quản và nấu ăn của Bộ Y tế, chì là nguyên nhân làm loãng máu, da xanh, hủy hoại hồng cầu. Ở mức độ nhiều hơn chúng sẽ tích vào trong gan, thận gây ung thư, giảm chức năng gan và nặng nữa thì gây ngộ độc cấp tính...
GS.TSKH Lê Huy Bá - Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường (Đại học Công nghệ TPHCM) - cho biết: Nhôm là một kim loại mềm, nhẹ có màu xám bạc vì có một lớp mỏng oxy hóa tạo thành rất nhanh khi nhôm để trần ngoài không khí. Lớp oxy hóa đó bảo vệ nhôm phía trong không tiếp tục bị oxy hóa nên an toàn với người sử dụng.
Nhưng khi tiếp xúc môi trường quá axit hay quá bazơ thì sẽ bị phân hủy, bị oxy hóa khử giải phóng ra ion nhôm 3+. Ion nhôm 3+ nếu đi vào máu sẽ tác động lên hệ thần kinh có thể gây ra tổn hại cho hệ thần kinh như mất ngủ, căng thẳng, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ. Đối với đồ nhôm được sản xuất đúng công nghệ, kỹ thuật thì đảm bảo sức khoẻ người dùng. Nhưng nếu sản phẩm nhôm tái chế dùng bằng phế liệu, pha tạp thì việc sản phẩm nhôm chứa các chất độc hại vượt quá quy định cho phép đối với sức khoẻ cũng không tránh khỏi.
Theo TS Hoàng Đông Nam (Bộ môn Công nghệ hóa vô cơ, Đại học Bách khoa TPHCM), đối với sản phẩm đồ nhôm tái chế giá rẻ thường sử dụng nguyên liệu không nguyên chất cũng như không qua công đoạn thụ động hóa bề mặt sản phẩm chống được ăn mòn, nên sau vài lần sử dụng bề mặt sản phẩm nổi một lớp bột màu trắng xám. Việc lưu trữ thức ăn trong nồi nhôm kém chất lượng sẽ rất độc hại vì các hóa chất, tạp chất bẩn sẽ hòa tan vào thức ăn. Các thức ăn mặn hay chua đều khiến cho quá trình ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn, làm cho bề mặt nhôm dễ chuyển màu và bị rỗ nhanh chóng.
                                                                                        Nguồn: Bee.net.vn

 

 

Tin khác

Đo lường thông minh - thay đổi cách kiểm soát chất lượng truyền thống (21/08/2024)

Tự động hóa công nghiệp - bước ngoặt lớn trong lĩnh vực đo lường (23/07/2024)

Muốn đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa phải đảm bảo về đo lường (07/03/2023)

Thông tư 10/2022/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung một số điêu của Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (14/09/2022)

Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường cho 33 ngành, lĩnh vực trọng tâm (17/05/2021)

Tổ chức hỗ trợ kiểm định cân khối lượng tại Chợ tạm Phú Yên và Chợ Con, TP Hải Dương (01/06/2020)

Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh: Khung pháp lý về đo lường của Việt Nam hài hòa với khu vực và quốc tế (07/11/2019)

Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế (21/04/2019)

Hội thảo “hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế và kỷ niệm ngày đo lường Việt Nam 20-1” (20/01/2019)

Kết quả kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 8 năm 2018 (11/09/2018)

Sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 6 Thông tư số 15/2015/TT BKHCN của Bộ trưởng Bộ KHCN (12/07/2018)

Thông tư 15 không quy định cây xăng ‘phải in chứng từ cho khách hàng’ (08/07/2018)

Kết quả kiểm tra về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 4 năm 2018 (02/05/2018)

Phổ biến phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ theo Thông tư 09/2017/TT-BKHCN (01/05/2018)

Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về Đo lường dành cho cán bộ cấp huyện (28/03/2018)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.