Quản lý đo lường 2010-02-26 00:00:00

Thực hiện chương trình phối hợp liên ngành công tác kiểm tra, thanh tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, chống hàng giả, buôn lậu và gian lân thương mại đối với hàng hoá phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần năm 2010, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã chủ trì 3 đoàn Liên ngành Trung ương và cử cán bộ tham gia 3 đoàn Liên ngành Trung ương kiểm tra, thanh tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, chống hàng giả, buôn lậu và gian lân thương mại trên địa bàn các tỉnh, thành phố theo phân công của  Ban Chỉ đạo127 Trung ương và Bộ Y tế. Đồng thời Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có công văn chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh thành phố chủ trì, phối hợp tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành tại địa phương.

Thực hiện kế hoạch số 1197/KH-BYT ngày 22 tháng 12 năm 2009 của Bộ Y tế về triển khai "Kế hoạch Thanh tra, kiểm tra liên ngành về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần 2010", Đoàn Thanh tra, kiểm tra liên ngành trung ương về chất lượng, VSATTP do Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá chủ trì  kiểm tra tại các tỉnh Kon tum, Gia Lai, Đắc lắc  từ ngày 17/01/2010 đến ngày 25/01/2010; Đoàn Thanh tra, kiểm tra liên ngành trung ương về chất lượng, VSATTP do Thanh tra Tổng cục chủ trì tiến hành thanh tra về chất lượng VSATTP tại các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh  từ ngày 25/01/2010 đến ngày 30/01/2010.

Thực hiện kế hoạch số 77/BCĐ-QLTT ngày 07/12/2009 về việc kiểm tra thị trường một số địa bàn trọng điểm trong dịp cuối năm 2009 và Tết Nguyên đán Canh Dần năm 2010 của Ban chỉ đạo 127/TW. Đoàn kiểm tra liên ngành số 5 kiểm tra thị trường Tết Nguyên đán Canh Dần 2010 do Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá chủ trì tiến hành kiểm tra công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo về đo lường chất lượng và vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa; trong việc thực hiện quy định về giá; chống đầu cơ, hàng cấm, hàng giả, găm hàng; phòng chống dịch cúm gia cầm tại các tỉnh, thành phố Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Hà Nội.

Đồng thời Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cử cán bộ tham gia là thành viên của 03 Đoàn kiểm tra liên ngành trung ương do Thanh tra Bộ Y tế chủ trì (Đoàn số 3) kiểm tra tại Tp. Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, từ ngày  25 tháng 01 năm 2010 đến ngày 28 tháng 01 năm 2010 và Đoàn do Vụ Khoa học và Công nghệ Bộ Công thương chủ trì kiểm tra tại Hà nội, Hải phòng và Quảng Ninh; Tham gia đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương do cục Quản lý thị trường chủ trì (Đoàn số 4) kiểm tra tại Đà Nẵng, Phú Yên, Gia Lai, Lâm Đồng.

Qua làm việc với Ban chỉ đạo VSATTP, Ban chỉ đạo 127 các tỉnh được kiểm tra và kiểm tra một số  cơ sở sản xuất kinh doanh tại các địa phương, Đoàn có những nhận xét như sau:

- Tất cả các địa phương được kiểm tra đều đã chủ động tổ chức triển khai Kế hoạch thanh tra, kiểm tra chất lượng VSATTP dịp Tết Nguyên đán theo chỉ đạo của Bộ Y tế, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh và ngành Y tế- thường trực Ban Chỉ đạo VSATTP các tỉnh.

- Công tác kiểm tra đã được triển khai sâu rộng từ tỉnh, huyện/thị đến xã/phường, trong đó ngành Y tế chủ trì có sự phối hợp của QLTT, Công an, TCĐLCL...

-  Công tác cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăc Lắc còn hạn chế do trình độ dân trí còn thấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm đa số còn nhỏ, lẻ và một số tiêu chí theo Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09/3/2006 của Bộ Y tế còn cao so với mặt bằng chung của khu vực Tây nguyên, đặc biệt là ở tuyến huyện.

- Mặc dù các cấp, các ngành đã tăng cường tuyên truyền giáo dục, thường xuyên thanh tra kiểm tra nhưng tình trạng vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn phổ biến như: vi phạm về điều kiện vệ sinh cơ sở, kinh doanh thực phẩm quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm nhập khẩu không có nhãn phụ tiếng Việt- cá biệt có nhiều cơ sở dù đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP nhưng vẫn còn vi phạm về vệ sinh cơ sở và các điều kiện về cơ sở vật chất...

- Tại tỉnh Lạng Sơn: Công tác bảo đảm chất lượng VSATTP được quan tâm thực hiện từ tỉnh đến các huyện, nắm được các cơ sở thực phẩm trên địa bàn, công tác thông tin tuyên truyền được quan tâm triển khai tới cấp xã.

Tuy nhiên việc thanh tra, kiểm tra cơ sở thực phẩm cần được tăng cường, lực lượng kiểm tra cần được tập huấn thêm về việc ghi nhãn hàng hóa, cần phối hợp chặt chẽ hơn với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương để kiểm tra, thanh tra về đo lường. Các trang thiết bị thử nghiệm còn thiếu. Chưa kiểm tra được thực phẩm nhập khẩu tiểu ngạch.

- Tại tỉnh Bắc Giang: Công tác bảo đảm chất lượng VSATTP được quan tâm thực hiện từ tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Nắm được các cơ sở thực phẩm trên địa bàn. Công tác thanh tra, kiểm tra được quan tâm triển khai đều khắp trên địa bàn. Công tác thông tin truyền thông được quan tâm thực hiện từ tỉnh đến cấp xã. Phối hợp được với Hội liên hiệp phụ nữ các cấp trong tuyên truyền đảm bảo VSATTP. Việc ghi nhãn và đo lường đảm bảo theo quy định.

Tuy nhiên lực lượng thanh tra, kiểm tra VSATTP còn thiếu, năng lực thử nghiệm chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Tại các tỉnh Bắc Ninh: công tác đảm bảo VSATTP được quan tâm thực hiện từ tỉnh đến cấp huyện, công tác thông tin truyền thông được quan tâm triển khai trên địa bàn. Công tác thanh tra, kiểm tra về VSATTP được triển khai thực hiện đến cấp xã.

Tuy nhiên lực lượng thanh tra, kiểm tra VSATTP còn thiếu và yếu cần được tăng cường hoàn thiện.

Kiến nghị của Đoàn:

Qua làm việc, kiểm tra tại các tỉnh  và qua ý kiến của các địa phương, Đoàn có 1 số kiến nghị với Ban chỉ đạo VSATTP trung ương như sau:

- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính,  theo hướng tăng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho Thanh tra viên và Chủ tịch UBND xã/phường; và nên quy định mức xử phạt tuỳ theo quy mô hàng hoá vi phạm...

- Sớm ban hành quy định về lấy mẫu, lưu mẫu trong thanh tra, kiểm tra chất lượng VSATTP.

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thực phẩm nhập khẩu qua biên giới- đặc biệt là cửa khẩu phía bắc, miền Trung- chống hiện tượng nhập lậu và nhập khẩu thực phẩm không rõ nguồn gốc ( kể cả nhập tiểu ngạch); yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối phải gắn nhãn phụ tiếng Việt trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về Nhãn hàng hoá, kết hợp kiểm tra trên thường xuyên thị trường nội địa, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

- Một số địa phương kiến nghị nhà nước nên xem xét cho các cán bộ làm công tác VSATTP được hưởng chế độ ưu đãi ngành. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, cũng như tập huấn đào tạo cho cán bộ làm công tác quản lý chất lượng

- Đề nghị Bộ Y tế có kế hoạch đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ quản lý chất lượng VSATTP cấp tỉnh, có kế hoạch tăng cường lực lượng và trang thiết bị thử nghiệm phục vụ công tác quản lý chất lượng VSATTP.

- Đề nghị Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa thanh tra, kiểm tra VSATTP và thanh tra, kiểm tra về ghi nhãn hàng hóa và đo lường để đảm bảo cơ sở thực phẩm thực hiện đúng quy định pháp luật.

- Đề nghị Bộ Y tế xem xét sửa đổi Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 về việc ban hành "Quy chế về công bố tiêu chuẩn, sản phẩm thực phẩm" cho phù hợp Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006.

- Cần tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa rõ ràng, chống kinh doanh hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhập lậu và quản lý tốt việc ghi nhãn hàng hóa theo quy định, chú trọng kiểm tra các mặt hàng trọng điểm phục vụ trong dịp Tết Nguyên đán theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo 127/TW;

- Để thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cần tăng cường kiểm tra và xử lý đối với việc kinh doanh các loại bánh kẹo nguồn gốc từ Trung Quốc không có nhãn theo quy định, đẩy mạnh công tác hậu kiểm đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn;

- Các cơ quan chuyên môn là thành viên của Ban chỉ đạo 127 địa phương cần đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chất lượng hàng hóa, đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh trên địa bàn, cần phối hợp tốt hơn nữa và có báo cáo chi tiết thường xuyên hơn về Cơ quan thường trực của BCĐ 127 tỉnh, thành phố. Cương quyết xử lý thích đáng các hành vi cố tình vi phạm pháp luật.

- Kiến nghị Tổng cục Hải Quan - Bộ Tài chính cùng các lực lượng chức năng tại các tỉnh biên giới cần có biện pháp, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa nhập khẩu vùng biên để góp phần chống hàng hóa nhập lậu vào thị trường nội địa.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phát triển làng nghề đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước. Tuy nhiên sự phát triển này mang nặng tính tự phát, không bền vững do không có sự quy hoạch và định hướng lâu dài để bảo vệ môi trường. Vì vậy để có sự phát triển làng nghề có tính bền vững,  UBND thành phố Hà Nội cần phối hợp với các Bộ chuyên ngành (Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ KH& CN, Bộ NN&PTNN...) cần quy hoạch và xây dựng cơ sở kỹ thuật với quy mô phù hợp với các làng nghề của Hà Nội và đặc biệt tại làng nghề La phù, Dương liễu, Hoài đức.

- Đề nghị Ban chỉ đạo 127 TW đôn đốc BCĐ 127 của tỉnh Thái Bình làm rõ, xử lý và báo cáo kết quả tình trạng buôn bán các loại mũ bảo hiểm giả, không đảm bảo chất lượng trên địa bàn, đặc biệt cần xác định nguồn gốc lô mũ bảo hiểm giả bị phát hiện tại cửa hàng bán buôn Thuần Nga số 26 Nguyễn Thị Minh Khai, Bồ Xuyên, TP Thái Bình để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, mà Đoàn kiểm tra liên ngành số 5 đã bàn giao lại cho QLTT tỉnh.

Trên đây là tổng hợp tình hình và kết quả đợt  kiểm tra, thanh tra liên ngành của các đoàn Liên ngành trung ương do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lưòng Chất lượng chủ trì kiểm tra hàng hoá phục vụ Tết Canh Dần tại các địa phương.

Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá


Tin khác

Tự động hóa công nghiệp - bước ngoặt lớn trong lĩnh vực đo lường (23/07/2024)

Muốn đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa phải đảm bảo về đo lường (07/03/2023)

Thông tư 10/2022/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung một số điêu của Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (14/09/2022)

Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường cho 33 ngành, lĩnh vực trọng tâm (17/05/2021)

Tổ chức hỗ trợ kiểm định cân khối lượng tại Chợ tạm Phú Yên và Chợ Con, TP Hải Dương (01/06/2020)

Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh: Khung pháp lý về đo lường của Việt Nam hài hòa với khu vực và quốc tế (07/11/2019)

Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế (21/04/2019)

Hội thảo “hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế và kỷ niệm ngày đo lường Việt Nam 20-1” (20/01/2019)

Kết quả kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 8 năm 2018 (11/09/2018)

Sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 6 Thông tư số 15/2015/TT BKHCN của Bộ trưởng Bộ KHCN (12/07/2018)

Thông tư 15 không quy định cây xăng ‘phải in chứng từ cho khách hàng’ (08/07/2018)

Kết quả kiểm tra về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 4 năm 2018 (02/05/2018)

Phổ biến phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ theo Thông tư 09/2017/TT-BKHCN (01/05/2018)

Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về Đo lường dành cho cán bộ cấp huyện (28/03/2018)

Hướng dẫn việc gắn thiết bị in chứng từ bán hàng cho cột đo xăng dầu (26/02/2018)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.