Quản lý đo lường 2011-05-11 16:15:52

Mô hình "1 phải 5 giảm" trong thâm canh cây lúa được 32 hộ nông dân ở thôn Trường Thọ, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) áp dụng ngay từ đầu vụ Đông-Xuân 2010 - 2011 trên diện tích 10 ha, hiện đang trong giai đoạn thu hoạch, thực sự mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ nét cho người trồng lúa.

 Đó chính là khẳng định của ông Phan Quang Thựu, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận tại Hội thảo mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật "1 phải 5 giảm" vào thâm canh cây lúa được Chi cục tổ chức diễn ra ngày 5/5.
Theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Ninh Thuận, mô hình "1 phải 5 giảm" (phải sử dụng giống lúa xác nhận kết hợp với canh tác hợp lý; giảm lượng giống gieo; giảm lượng phân bón; giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật; giảm lượng nước tưới; giảm thất thoát sau thu hoạch) được thực hiện trên diện tích 10 ha tại xã Phước Hậu đã và đang mang lại hiệu quả rất khả quan. Ngay từ đầu vụ, để giúp nông dân nắm vững quy trình kỹ thuật khi thực hiện mô hình, cán bộ kỹ thuật của Chi cục và Trạm bảo vệ thực vật hướng dẫn từng biện pháp kỹ thuật cho người dân như: làm đất; chọn giống lúa; quy trình bón phân theo từng giai đoạn sinh trưởng; phun thuốc theo ngưỡng quy định; cân đối lượng nước tưới theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa cũng như quá trình thu hoạch lúa để giảm thất thu.... Bên cạnh đó, nông dân còn được tập huấn về các điều kiện phát sinh, phát triển của một số dịch hại chủ yếu như rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, khô vằn...., hướng dẫn cách nhận biết các triệu chứng gây hại và biện pháp quản lý các đối tượng gây hại theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Không những thế, những hộ dân thực hiện mô hình còn được hỗ trợ 100% lượng giống gieo và 30% vật tư như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo định mức của quy trình.... Việc áp dụng mô hình này đã giúp cho người trồng lúa giảm rất nhiều trong việc chi phí đầu tư như: giảm được lượng giống gieo sạ so với tập quán sản xuất cũ từ 50 kg đến 100 kg/ha; tiết kiệm được phân đạm từ 45 kg đến 50 kg/ha; giảm được số lần phun thuốc bảo vệ thực vật 2 lần/vụ; giảm số lần tưới 2 lần/vụ với lượng nước tưới tiết kiệm hơn 237m3/1000m2 , tương đương 50% lượng nước tưới. Từ việc áp dụng mô hình đó, năng suất ruộng mô hình đạt cao hơn ruộng đối chứng từ 600 kg đến 1.000 kg/ha, qua đó đã giúp người nông dân tham gia mô hình thực lãi từ 5 triệu đến 7 triệu đồng/ha.
Phấn khởi trước hiệu quả của mô hình mang lại, nông dân Nguyễn Như Thanh cho rằng: mô hình "1 phải 5 giảm" rất mới đối với nông dân chúng tôi, thế nhưng hiệu quả mang lại khá cao so với canh tác theo tập quán cũ hay các mô hình khác. Vụ này, gia đình tôi làm theo mô hình trên diện tích 5 sào, nhưng năng suất đạt đến 8 tạ/sào, trong khi đó chi phí đầu tư như phân bón, thuốc trừ sâu..... lại thấp hơn đến 40% so với các vụ trước canh tác theo tập quán.
Việc thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật "1 phải 5 giảm" vào thâm canh cây lúa không những mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân trên cùng một đơn vị diện tích, mà còn giúp cho nông dân thay đổi dần tập quán canh tác cũ, biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khoẻ cho chính người nông dân và cộng đồng, qua đó từng bước khắc phục được những ảnh hưởng xấu trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với sản phẩm nông nghiệp và môi trường.
Theo ông Phan Quang Thựu, mô hình "1 phải 5 giảm" trong thâm canh cây lúa là mô hình đầu tiên của tỉnh được triển khai ở thôn Trường Thọ áp dụng. Và trong tương lai, khi được người nông dân đón nhận, mô hình này chắc chắn sẽ được nhân rộng nhằm giúp nông dân tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất nhưng vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm lành mạnh môi trường sống và nông sản sạch./.

                                                                                                       theo: TTXVN

Tin khác

Tự động hóa công nghiệp - bước ngoặt lớn trong lĩnh vực đo lường (23/07/2024)

Muốn đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa phải đảm bảo về đo lường (07/03/2023)

Thông tư 10/2022/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung một số điêu của Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (14/09/2022)

Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường cho 33 ngành, lĩnh vực trọng tâm (17/05/2021)

Tổ chức hỗ trợ kiểm định cân khối lượng tại Chợ tạm Phú Yên và Chợ Con, TP Hải Dương (01/06/2020)

Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh: Khung pháp lý về đo lường của Việt Nam hài hòa với khu vực và quốc tế (07/11/2019)

Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế (21/04/2019)

Hội thảo “hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế và kỷ niệm ngày đo lường Việt Nam 20-1” (20/01/2019)

Kết quả kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 8 năm 2018 (11/09/2018)

Sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 6 Thông tư số 15/2015/TT BKHCN của Bộ trưởng Bộ KHCN (12/07/2018)

Thông tư 15 không quy định cây xăng ‘phải in chứng từ cho khách hàng’ (08/07/2018)

Kết quả kiểm tra về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 4 năm 2018 (02/05/2018)

Phổ biến phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ theo Thông tư 09/2017/TT-BKHCN (01/05/2018)

Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về Đo lường dành cho cán bộ cấp huyện (28/03/2018)

Hướng dẫn việc gắn thiết bị in chứng từ bán hàng cho cột đo xăng dầu (26/02/2018)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.