Quản lý đo lường 2013-12-16 00:00:00

Ảnh minh hoạ Từ xa xưa, xuất phát từ nhu cầu đếm, đo đạc và tính toán trong cuộc sống, loài người đã dần tìm ra những đơn vị đo. Ban đầu, những đơn vị đo chỉ được sử dụng ở một vùng nhỏ. Trải qua quá trình trao đổi thương mại và giao thoa văn hóa, các đơn vị đo ngày càng trở nên thống nhất hơn trên toàn thế giới. Hầu hết, các đơn vị đo đều xuất phát từ cuộc sống và hiểu biết của con người vào tự nhiên. 

Ngày nay, hệ đo lường quốc tế SI được sử dụng thông dụng ở hầu khắp các nơi trên thế giới, ngoại trừ một vài quốc gia chỉ sử dụng nó một phần. Nhân loại thống nhất có bảy đơn vị đo lường cơ bản và dùng nó để định nghĩa các đơn vị đo lường khác, đó là: kilôgam (viết tắt là kg), mét (m), giây (s), ampe (A), kelvin (K), mol (mol) và candela (cd). Theo thứ tự, những đơn vị này dùng để biểu thị: Khối lượng, chiều dài, thời gian, cường độ dòng điện, nhiệt độ, số hạt trong cấu tạo nguyên tử và năng lượng ánh sáng.
Trong bảy kí hiệu viết tắt thì có hai kí hiệu viết hoa, đó là viết tắt tên của hai nhà khoa học, do những đóng góp của họ với sự phát triển của những đơn vị đo này. A-M Ampère (1775 - 1836) là nhà vật lý, toán học và hóa học người Pháp đã tìm ra định luật trong vật lý mang tên ông. William Thomson (1824 - 1907) là một nhà vật lý, toán học, nhà phát minh người Ireland, Giáo sư Đại học Glasgow, người được Hoàng gia Anh phong là Nam tước Kelvin (tên con sông chảy qua Trường Đại học Glasgow nơi ông làm việc). 
Trong bảy đơn vị đo thì kilôgam là đơn vị duy nhất được định nghĩa không dựa vào những hiện tượng tự nhiên mà dựa vào một vật mẫu làm chuẩn. Từ xa xưa, để đo hoặc so sánh khối lượng của các vật, con người đã biết dùng đến cân thăng bằng. Đó là những cân gồm hai đĩa dùng để so sánh khối lượng giữa những vật mẫu cho trước và những vật cần đo đặt ở hai bên đĩa.
Từ cách đây gần 5.000 năm, người Babylon và Ai Cập cổ đại đã biết dùng đến những loại cân này. Người Babylon đã sử dụng những mẫu để so sánh trong cân thăng bằng là những chùm nhiều hòn đá nhẵn có khối lượng khác nhau và được định trước khối lượng. Chúng được dùng thay đổi để so sánh khối lượng nặng, nhẹ hơn của vật cần cân, giúp việc đo khối lượng được chính xác hơn. Nguyên lý làm cân theo cách này ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi.
Trong các đơn vị đo khối lượng vẫn còn được sử dụng ngày nay thì grain là đơn vị đo khối lượng nhỏ nhất được sử dụng ở Mỹ và Anh. Nó xấp xỉ 0,0648 gam, là khối lượng trung bình của một hạt lúa mì và được người Ai Cập cổ đại sử dụng từ xa xưa trong thời gian dài hàng nghìn năm. Ban đầu, grain được dùng để đo khối lượng những vật quý, chẳng hạn như vàng. Khi mua bán hay trao đổi, người ta sử dụng cân thăng bằng và những hạt lúa mì, một loại ngũ cốc phổ biến của họ.
                                                                                                           Theo HNM
 

Tin khác

Tự động hóa công nghiệp - bước ngoặt lớn trong lĩnh vực đo lường (23/07/2024)

Muốn đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa phải đảm bảo về đo lường (07/03/2023)

Thông tư 10/2022/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung một số điêu của Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (14/09/2022)

Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường cho 33 ngành, lĩnh vực trọng tâm (17/05/2021)

Tổ chức hỗ trợ kiểm định cân khối lượng tại Chợ tạm Phú Yên và Chợ Con, TP Hải Dương (01/06/2020)

Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh: Khung pháp lý về đo lường của Việt Nam hài hòa với khu vực và quốc tế (07/11/2019)

Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế (21/04/2019)

Hội thảo “hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế và kỷ niệm ngày đo lường Việt Nam 20-1” (20/01/2019)

Kết quả kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 8 năm 2018 (11/09/2018)

Sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 6 Thông tư số 15/2015/TT BKHCN của Bộ trưởng Bộ KHCN (12/07/2018)

Thông tư 15 không quy định cây xăng ‘phải in chứng từ cho khách hàng’ (08/07/2018)

Kết quả kiểm tra về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 4 năm 2018 (02/05/2018)

Phổ biến phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ theo Thông tư 09/2017/TT-BKHCN (01/05/2018)

Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về Đo lường dành cho cán bộ cấp huyện (28/03/2018)

Hướng dẫn việc gắn thiết bị in chứng từ bán hàng cho cột đo xăng dầu (26/02/2018)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.