Quản lý đo lường 2011-05-05 14:57:40

Hiện nay, việc thanh toán tiền nước sinh hoạt giữa nhà cung cấp nước sạch với các hộ sử dụng nước được thông qua một phương tiện đo đếm là đồng hồ nước.

Để người dân hiểu rõ hơn về nguyên lý cấu tạo và hoạt động của đồng hồ nước, tôi xin trao đổi một số thông tin về đồng hồ nước như sau:
- Đồng hồ nước là loại phương tiện đo xác định lượng vật chất chảy qua ống dẫn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó (giờ, ngày, tháng, năm ... ). Số lượng vật chất chảy qua đồng hồ được đo (chỉ thị) qua bộ phận đếm (chỉ thị) của đồng hồ. Lưu lượng dòng chảy vật chất qua đồng hồ chỉ có thể là lưu lượng trung bình và được xác định theo lượng vật chất đo được qua bộ chỉ thị chia cho khoảng thời gian xác định.
- Đồng hồ nước có hai loại đó là đồng hồ kiểu tốc độ và kiểu thể tích:
dong-ho-do-nuoc-lanh-merlion-lxl-80e-cap-b-than-gang-co-da-tia+ Đồng hồ kiểu tốc độ dựa trên nguyên lý đếm tổng số vòng quay ( hoặc chu kỳ) của bộ phận chuyển động để tính lượng chất lỏng chảy qua, đồng hồ được lắp trên đường ống kín, có bộ phận chuyển động ( tua bin) hoạt động trực tiếp nhờ tác động của dòng chảy, bằng cơ cấu cơ học hoặc cơ cấu khác, hoạt động của bộ phận chuyển động được truyền tới thiết bị chỉ thị để tính tổng lượng nước chảy qua. Đồng hồ kiểu tốc độ được chế tạo và lắp đặt cho các đường ống có đường kính từ 10 đến 1000 mm, nhược điểm của loại đồng hồ này là các gối đỡ chóng bị mòn vì vậy sẽ mau hỏng nếu có cặn cơ khí lẫn trong nước. (đồng hồ nước kiểu tốc độ đang được sử dụng phổ biến tại các hộ gia đình)
dong-ho-do-the-tich-kieu-pit-tong-lxh20-dn-20+ Đồng hồ kiểu thể tích là loại đồng hồ có buồng đong với thể tích đã biết và cơ cấu truyền động theo nguyên lý lần lượt nạp đầy nước vào buồng đong và sau đó xả hết, thiết bị chỉ sẽ tính thể tích dòng chảy bằng tổng số các thể tích đã chảy qua đồng hồ, so với đồng hồ kiểu tốc độ thì ảnh hưởng của của độ nhớt chất lỏng lên sai số chỉ thị của đồng hồ thể tích nhỏ hơn nhiều tuy nhiên về kết cấu đồng hồ thể tích phức tạp hơn nên việc sử dụng cũng kém phổ biến hơn nhất là đối với đường ống có kích thước lớn.
- Đặc trưng đo lường cơ bản của đồng hồ nước:
+ Các giá trị lưu lượng định mức: Đồng hồ nước có các giá trị lưu lượng định mức quan trọng dưới đây:
* Lưu lượng danh định Qn: là lưu lượng mà tại đó đồng hồ phải hoạt động theo đúng các yêu cầu quy định ở điều kiện sử dụng bình thường, nghĩa là dòng chảy liên tục hoặc ngắt quãng .
* Lưu lượng tối đa Qmax: là lưu lượng mà tại đó đồng hồ phải hoạt động theo đúng yêu cầu trong một khoảng thời gian ngắn mà không bị hư hỏng. Giá trị Qmax bằng hai lần Qn.
* Lưu lượng tối thiểu Qmin: là lưu lượng nhỏ nhất mà tại đó đồng hồ phải có sai số nằm trong phạm vi cho phép lớn nhất. Lưu lượng này được xác định theo số ký hiệu của đồng hồ.
* Phạm vi lưu lượng: là khoảng giới hạn bởi Qmax và Qmin, trong khoảng này số chỉ của đồng hồ không được có sai số vượt quá sai số cho phép lớn nhất, khoảng này được chia làm hai vùng gọi là "vùng trên" và "vùng dưới" bằng giá trị lưu lượng chuyển tiếp Qt.
* Lưu lượng chuyển tiếp Qt: là lưu lượng có giá trị nằm giữa lưu lượng tối đa và lưư lượng tối thiểu, tại đó phạm vi lưu lượng được chia làm hai vùng gọi là "vùng trên" và "vùng dưới", mỗi vùng được đặc  trưng bằng sai số cho phép lớn nhất của vùng đó.
+ Sai số cho phép lớn nhất của đồng hồ nước được quy định theo hai vùng:
* Vùng dưới: là vùng lưu lượng có giá trị từ Qmin ( gồm cả gía trị Qmin) đến Qt ( không gồm cả giá trị Qt), tại vùng này sai số cho phép lớn nhất của đồng hồ nước được quy định là ± 5%.
* Vùng trên: là vùng lưu lượng có giá trị từ Qt ( gồm cả gía trị Qt) đến Qmax ( gồm cả giá trị Qmax), tại vùng này sai số cho phép lớn nhất của đồng hồ nước được quy định là ± 2%.
+ Cấp của đồng hồ nước: được phân thành 4 cấp A, B, C, D tuỳ theo các giá trị Qmin và Qt như cho trong bảng dưới đây:
 
Cấp
Qn < 15 m3/h
Qn > 15 m3/h
Qmin
Qt
Qmin
Qt
A
0,04 Qn
0,10 Qn
0,08 Qn
0,30 Qn
B
0,02 Qn
0,08 Qn
0,03 Qn
0,20 Qn
C
0,01 Qn
0,015 Qn
0,006 Qn
0,015 Qn
D
0,0075 Qn
0,0115 Qn
-
-

Tin khác

Đo lường thông minh - thay đổi cách kiểm soát chất lượng truyền thống (21/08/2024)

Tự động hóa công nghiệp - bước ngoặt lớn trong lĩnh vực đo lường (23/07/2024)

Muốn đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa phải đảm bảo về đo lường (07/03/2023)

Thông tư 10/2022/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung một số điêu của Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (14/09/2022)

Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường cho 33 ngành, lĩnh vực trọng tâm (17/05/2021)

Tổ chức hỗ trợ kiểm định cân khối lượng tại Chợ tạm Phú Yên và Chợ Con, TP Hải Dương (01/06/2020)

Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh: Khung pháp lý về đo lường của Việt Nam hài hòa với khu vực và quốc tế (07/11/2019)

Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế (21/04/2019)

Hội thảo “hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế và kỷ niệm ngày đo lường Việt Nam 20-1” (20/01/2019)

Kết quả kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 8 năm 2018 (11/09/2018)

Sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 6 Thông tư số 15/2015/TT BKHCN của Bộ trưởng Bộ KHCN (12/07/2018)

Thông tư 15 không quy định cây xăng ‘phải in chứng từ cho khách hàng’ (08/07/2018)

Kết quả kiểm tra về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 4 năm 2018 (02/05/2018)

Phổ biến phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ theo Thông tư 09/2017/TT-BKHCN (01/05/2018)

Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về Đo lường dành cho cán bộ cấp huyện (28/03/2018)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.