Thông tin TC-ĐL-CL 2014-08-05 08:33:40

Mỗi một doanh nghiệp đạt giải thưởng của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (GTCLQG) không chỉ đơn giản là danh hiệu và sự tôn vinh mà qua đó, doanh nghiệp tự nhìn nhận, đánh giá lại mình để tiếp tục hướng đến sự phát triển mạnh mẽ hơn.

Là cơ quan thường trực về GTCLQG, thời gian qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có lộ trình cụ thể, kéo các doanh nghiệp lớn là các tập đoàn, tổng công ty, công ty trực thuộc các bộ ngành tham gia vào GTCLQG. Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đang nghiên cứu và hoàn thiện các lộ trình cụ thể, gắn kết sự tham gia của các bộ ngành Trung ương vào các hoạt động của giải thưởng để các doanh nghiệp có quy mô lớn như tập đoàn, tổng công ty có cơ hội được trao tặng giải thưởng.
Mặc dù vậy, thực tế cũng đặt ra, không hẳn các tập đoàn, tổng công ty lớn nào hoạt động cũng hiệu quả. Đã có những doanh nghiệp lớn ngập trong nợ nần, làm ăn thua lỗ. Và đương nhiên, cũng có không ít những tập đoàn, hoạt động rất hiệu quả, cần được tôn vinh, nhân rộng điển hình, mô hình hoạt động của họ cho các doanh nghiệp khác học tập, làm theo. GTCLQG cũng hướng vào xem xét hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhiều hơn, chứ chưa hẳn coi trọng doanh nghiệp có tổng doanh thu lớn, số người đông. Quan trọng hơn cả vẫn là hiệu quả sản xuất kinh doanh.  
Vài năm trở lại đây, do điều kiện kinh tế khó khăn không chỉ diễn ra ở Việt Nam, mà có quy mô toàn cầu. Trong điều kiện khó khăn, không ít doanh nghiệp Việt Nam vẫn vươn lên, có doanh thu lớn, lợi nhuận cao, biết tận dụng điều kiện khó khăn để vượt qua và phát triển. Các doanh nghiệp đó, nhân cơ hội như vậy và thông qua GTCLQG để xem xét mình, đánh giá lại mình, để hoàn thiện doanh nghiệp mình.
Tất nhiên, cũng có không ít doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn, đình đốn và phá sản. Trong hoàn cảnh đó, họ không thể tham gia được vào GTCLQG là đương nhiên. Cũng có những doanh nghiệp, hoạt động yếu, họ lo việc “cơm áo, gạo tiền” cho cán bộ, công nhân viên ổn định, lo cái lợi trước mắt…, chắc chắn việc tham gia Giải thưởng cũng là điều xa xỉ đối với họ. Trước thực tế như vậy, hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào là điều không dễ dàng. Việc giảm các yêu cầu trong tiêu chí của giải thưởng là không thể thực hiện được. Mục đích của giải này không đơn giản chỉ là tôn vinh mà thông qua nó còn “khuấy” lên hoạt động của doanh nghiệp, hướng tới sự phát triển và hiệu quả, góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Hoạt động của giải cũng không chỉ là quảng bá về doanh nghiệp đạt giải và giải thưởng. Giải thưởng cần được xem xét ở dưới góc độ hỗ trợ được gì cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước - Đó mới là mục đích cao cả của việc tổ chức giải và cần phải tiếp tục hướng tới điều đó. Trong vấn đề của giải thưởng, có việc liên quan đến tổ chức, hoạt động, bố trí, sắp xếp… cách tổ chức doanh nghiệp như thế nào cũng được nêu trong báo cáo của doanh nghiệp. Khi tiến hành tái cấu trúc, chắc chắn hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ thay đổi và theo chiều hướng tốt hơn lên.
Điều đó được thể hiện trong các tiêu chí của giải thưởng. Đặc biệt, tiêu chí về hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện rất rõ điều đó và tiêu chí này cũng là duy nhất có số điểm cao nhất. Thông qua Giải thưởng cũng hỗ trợ cho doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng tốt hơn. Điều đó cũng giúp doanh nghiệp xem xét lại các hoạt động của mình, kể cả tái cấu trúc, sắp xếp lại sản xuất, ứng dụng, đầu tư công nghệ… đều là những nội dung cần được thống kê và là yêu cầu của các tiêu chí.
Gọi là các doanh nghiệp tự đánh giá mình nhưng phải hướng tới các tiêu chí của giải thưởng đưa ra. Trong quá trình tự đánh giá, những nội dung của tiêu chí đề cập cũng là những gợi ý mà doanh nghiệp cần làm. Thực tế những năm qua cho thấy, có những doanh nghiệp tham gia GTCLQG rất nhiều lần. Ở mỗi lần, doanh nghiệp quan tâm tới vấn đề này, vấn đề kia và không thể bỏ qua một yếu tố nào khi tiêu chí của giải thưởng đã đề cập. Điều quan trọng là, dù có lựa chọn, đặt nặng vấn đề nào thì hướng và chiến lược của doanh nghiệp vẫn là điều cần phải đặc biệt quan tâm. Khi các doanh nghiệp nghĩ rằng, tham gia GTCLQG chỉ để lấy tiếng hoặc danh hiệu không thôi thì vẫn không đủ, không đúng với mục đích của GTCLQG. 
                                                                                                     Theo VietQ.vn

Tin khác

Tiêu chuẩn RDS – Chìa khóa vàng giúp ngành dệt may phát triển bền vững (23/07/2024)

Thúc đẩy tiếp cận và sử dụng năng lượng sạch thông qua xây dựng TCVN về pin lưu trữ năng lượng (21/07/2024)

Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật đối với túi nhựa dùng một lần (18/07/2024)

TCVN 13992:2024 về thu thập thông tin đối với chuỗi cung ứng đồ chơi trẻ em (17/07/2024)

Cà Mau: Hỗ trợ doanh nghiệp OCOP áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (16/07/2024)

Phát triển tiêu chuẩn kỹ thuật về trạm sạc, đưa xe điện đến gần hơn với người tiêu dùng (10/07/2024)

ISO tập trung xây dựng tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về Net Zero (03/07/2024)

Khoa học công nghệ: Chìa khóa tạo sức cạnh tranh cho doanh nghiệp (16/06/2024)

Truy xuất nguồn gốc thủy sản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13991:2024 (09/06/2024)

Bàn giải pháp nâng cao năng suất lao động quốc gia (21/05/2024)

Bắc Giang triển khai Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2024 (08/03/2024)

Hơn 1.600 chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế (03/03/2024)

Nhanh chóng hoàn thiện và ban hành Quy chuẩn quốc gia về thiết kế đường cao tốc (26/02/2024)

Tiêu chuẩn ISO 56000:2020 về quản lý đổi mới sáng tạo thúc đẩy tăng trưởng bền vững (30/08/2023)

5 nguyên tắc kiểm tra tại dự thảo Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm (12/06/2023)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.