Bản Tin TBT -0001-11-30 07:06:30

- Hàng hóa có cả bao bì trực tiếp và bao bì ngoài

+Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài, không bán riêng lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn trên bao bì ngoài.

+Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài và đồng thời tách ra bán lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả bao bì ngoài và bao bì trực tiếp.

-Trường hợp bao bì ngoài trong suốt có thể quan sát được nội dung ghi nhãn sản phẩm bên trong thì không bắt buộc ghi nhãn cho bao bì ngoài.

2.Ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hóa (khoản 2, khoản 4 Điều 7 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)

Ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hóa không phải dịch tất cả nội dung bằng tiếng Việt ra ngôn ngữ khác. Nếu dịch ra ngôn ngữ khác thì nội dung ngôn ngữ khác phải bảo đảm cho người đọc hiểu tương ứng với nội dung tiếng Việt. Những nội dung không bắt buộc mà thể hiện bằng ngôn ngữ khác không được làm hiểu sai lệch bản chất, công dụng của hàng hóa và không được làm hiểu sai nội dung khác của nhãn hàng hóa.

3. Ghi tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa (khoản 1, khoản 3, khoản 6 Điều 12 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)

-Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt, từ chỉ đơn vị hành chính có thể viết tắt.

-Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.

- Hàng hóa được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, có cùng thương hiệu thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu thương hiệu đó hoặc tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở Việt Nam trên nhãn hàng hóa nếu được chủ sở hữu thương hiệu đó cho phép.

-Hàng hóa chỉ thực hiện việc san chia, sang chiết để đóng gói, đóng chai khi được tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa cho phép và phải bảo đảm chất lượng như công bố của nhà sản xuất trên nhãn gốc.

-Hàng hóa được lắp ráp hoàn chỉnh từ nhiều bộ phận, linh kiện mà các bộ phận, linh kiện này được nhập khẩu và/hoặc sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau trong nước thì trên nhãn hàng hóa ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa lắp ráp hoàn chỉnh, địa chỉ và ghi rõ xuất xứ hàng hóa.

4. Ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa (khoản 3 Điều 14 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)

Hàng hóa san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.

5Ghi thành phần trên nhãn hàng hóa (khoản 1 Điều 16 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)

-Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn hàng hóa để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.

- Trường hợp trên nhãn hàng hóa có nhấn mạnh sự không có mặt, không chứa hoặc không bổ sung một hoặc một số thành phần thìthành phần đó không tồn tại trong hàng hóa và trong các nguyên liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa; Hàng hóa không chứa các thành phần cùng nhóm có tính chất hoặc công dụng tương tự với thành phần đó, trừ khi bản chất của sự thay thế dược ghi chú rõ ràng.

6. Ghi thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa (khoản 5 Điều 17 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)

Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ghi giá trị dinh dưỡng trên nhãn hàng hóa phải bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và tuân thủ quy định của pháp luật. Nếu ghi một giá trị dinh dưỡng cụ thể thì ghi giá trị trung bình của khoảng giá trị dinh dưỡng.

7. Ghi định lượng hàng hóa trên nhãn hàng hóa (điểm 2 khoản 1 và điểm 3 khoản 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)

- Đơn vị đo thể tích ghi trên nhãn hàng hóa là: lít (l), mililit (ml); microlit (μl).

- Ghi định lượng hàng hóa đối với hàng hóa dạng lỏng có thể ghi một trong 02 cách: “thể tích thực” hoặc ghi “thể tích thực ở 20°C”

8. Ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa (khoản 1 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)

Hàng hóa nhập khẩu mà thông tin ngày sản xuất và hạn sử dụng trên nhãn gốc được ghi bằng ký tự chữ thì doanh nghiệp có thể chú thích các ký tự chữ này trên nhãn phụ sản phẩm mà không cần phải ghi lại “NSX” và “HSD” theo ký tự số.

9. Ghi thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa (điểm 1 khoản 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)

Mục 1 khoản 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP không áp dụng trong trường hợp nước được sử dụng làm dung môi để mạ băng, bảo quản sản phẩm, được bỏ đi sau khi sử dụng sản phẩm.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Tin TBT Hải Dương số 17

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.