Khoa Học Kỹ Thuật và Công Nghệ 2015-10-29 10:55:55

Bộ/ngành hoặc tỉnh/thành phố chủ quản*: Tỉnh Hải Dương.

Chủ nhiệm đề tài*:  Lê Văn Tri       Học hàm, học vị:  Tiến sỹ        Giới tính:  Nam

Đồng Chủ nhiệm:  Vũ Văn Tân               Học hàm, học vị:   Kỹ sư        Giới tính:  Nam

Danh sách cá nhân tham gia nghiên cứu:

Họ và tên: Nguyễn Cao Đam                     Học hàm, học vị: Kỹ sư   Giới tính:  Nam

Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Thủy           Học hàm, học vị: Kỹ sư   Giới tính:  Nữ

Họ và tên: Nguyễn Văn Tam                     Học hàm, học vị: Kỹ sư   Giới tính:  Nam

Họ và tên: Vũ Thị Thanh Thủy                 Học hàm, học vị:  Cử nhân Giới tính:  Nữ

 

Hình thức đánh giá         ¨ Nghiệm thu                       þ Tổng kết       

Đánh giá xếp loại           ¨ Xuất sắc         ¨ Khá        ¨ Đạt     ¨ Không đạt       

Năm viết BC:  2015

12

Nơi viết BC:    Trung tâm Ứng dụng TBKH tỉnh

Số trang: 55

Tóm tắt Báo cáo KQNC:

1- Mục tiêu:

- Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất giá thể mạ và mạ khay công nghiệp có sử dụng sản phẩm mùn hữu cơ được tạo ra từ ủ rơm, rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học Fito- Biomix RR, góp phầnphục vụ cơ giới hóa, chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Hải Dương.

- Hoàn thiện quy trình sản xuất giá thể mạ và mạ khay công nghiệp phục vụ máy cấy phù hợp với điều kiện tỉnh Hải Dương.

2- Kết quả:

Sau 1 năm thực hiện đề tài đã đạt được mục tiêu và nội dung theo kế hoạch:

- Trong vụ xuân và vụ mùa 2014 đã tổ chức sản xuất được 19,8 tấn giá thể mạ và 4.888 khay mạ công nghiệp trong đó:

+ 16,2 tấn giá thể mạ từ mùn rơm rạ có sử dụng chế phẩm Azolua và 4000 khay mạ công nghiệp có sử dụng chế phẩm Lufain theo quy trình của Công ty cổ phần công nghệ sinh học

+ 1,8 tấn giá thể mạ không sử dụng chế phẩm Azolua và 444 khay mạ công nghiệp theo quy trình của Công ty cổ phần công nghệ sinh học

- 1,8 tấn giá thể mạ và 444 khay mạ công nghiệp theo quy trình của Công ty Kubota.

- Đã lấy 18 mẫu giá thể mạ để phân tích chất lượng tại Viện Nông hóa – thổ nhưỡng mẫu và tại Công ty cổ phân công nghệ sinh học trong đó: 10 mẫu giá thể mạ từ mùn rơm rạ có sử dụng chế phẩm Azolua; 4 mẫu giá thể mạ từ mùn rơm rạ không sử dụng chế phẩm Azolua; 4 mẫu giá thể mạ theo quy trình của Công ty Kubota.

-Đã xây dựng được: 01 quy trình sản xuất giá thể mạ khay sử dụng mùn hữu cơ ủ mục từ rơm rạ; 01 quy trình sản xuất mạ khay công nghiệp; 01 quy trình cấy máy. Các quy trình đều dễ thực hiện để áp dụng vào thực tế.

- Đã tổ chức được 2 lớp tập huấn: 01 lớp tập huấn quy trình sản xuất giá thể mạ từ mùn rơm rạ ủ mục bằng chế phẩm FITO-BIOMIX-RRvà mạ khay công nghiệp; 01 lớp tập huấn quy trình cấy máy

- Trong quá trình nghiên cứu ứng dụng các phương thức sản xuất giá thể mạ, mạ khay công nghiệp đề tài đánh giá một số nội dung sau đây:

+ Đã lựa chọn được đất đồi và đất mầu để sản xuất giá thể mạ. Cả hai loại đất đều có giá trị pH đạt 5,1-5,7 thích hợp cho cây mạ sinh trưởng và phát triển. Giá thể mạ được sản xuất từ đất đồi, đất màu trộn với mùn hữu cơ ủ từ rơm, rạ có chất lượng tốt do trong mùn rơm rạ có hàm lượng dinh dưỡng cao, giá trị pH đạt 6,0 thích hợp cho cây mạ sinh trưởng và phát triển.

+ Khi gieo mạ trên giá thể mùn rơm rạ bổ sung chế phẩm Azolua và Lufain cho cây mạ sinh trưởng tốt hơn gieo mạ trên giá thể mùn rơm rạ không bổ sung chế phẩm Azolua và Lufain và trên giá thể mùn cưa. Sức nảy mầm tăng từ 3,5-10%; độ đồng đều tăng từ 4,5-13,1%, trọng lượng mạ tăng từ 2-13 mg/cây. Về khả năng tách mạ của tay cấy trong cả 3 mô hình gieo mạ khay theo quy trình của Công ty cổ phần công nghệ sinh học và Công ty Kubota đều dễ tách, ít bị đứt rễ.

+ Mô hình lúa cấy mạ khay áp dụng chế phẩm Azolua và Lufain cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt. Năng suất lúa đạt từ 4,95-5,50 tấn/ha cao hơn so với mô hình lúa cấy mạ khay không áp dụng chế phẩm từ 280-360 kg/ha và hiệu quả kinh tế tăng cao hơn từ 2.449.600-2.824.000 đ/ha; so với qui trình của Công ty Kubota từ 370-400 kg/ha và hiệu quả tăng từ 3.051.800-3.167.400 đ/ha; so với lúa cấy tay bằng mạ dược từ 430-440 kg/ha và hiệu quả kinh tế tăng từ 6.835.000-6.958.900đ/ha

3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:

- Công nghệ sản xuất giá thể mạ, mạ khay công nghiệp tập trung tránh được một số rủi ro trong quá trình sản xuất do yếu tố thời tiết, khí hậu bất thuận ảnh hưởng (nhất là đối với vụ xuân); và có thể áp dụng được một số tiến bộ kỹ thuật vào quá trình sản xuất để mạ đảm bảo chất lượng tốt.

- Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giá thể mạ và mạ khay công nghiệp từ những nguyên liệu sẵn có tại địa phương, các thao tác đơn giản, dễ thực hiện, dễ áp dụng vào thực tiễn, chất lượng mạ khay đáp ứng được yêu cầu của máy cấy do Nhật Bản sản xuất.

            - Mô hình sản xuất giá thể mạ và mạ khay công nghiệp tận dụng nguồn rơm, rạ dư thừa sau thu hoạch để làm nguyên liệu, góp phần hạn chế việc đốt, xả rơm rạ bừa bãi ở địa phương. Rơm, rạ là nguồn nguyên liệu tự nhiên, sẵn có sản sinh ra sau mỗi vụ thu hoạch lúa thay thế nguồn nguyên liệu hiện nay Cơ sở đang sử dụng làm giá thể là mùn cưa có giá thành cao và không an toàn cho môi trường nông nghiệp.

- Áp dụng công nghệ sản xuất mạ khay phục vụ máy cấy sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp từ khâu làm đất đến thu hoạch. Đặc biệt trong giai đoạn hiên nay các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang đẩy mạnh việc dồn ô, đổi thửa tạo cánh đồng mẫu lớn.

 

Tin khác

Chiếc máy mỗi giờ trồng được 5ha sắn (31/07/2024)

Thử nghiệm hệ thống phối trộn, đồng nhất vật liệu rời (30/07/2024)

Kéo dài thời hạn sử dụng đặc sản Bánh Gai Ninh Giang (26/03/2023)

Mạng và các hệ thống thông minh - ICISN 2023 (22/03/2023)

Một công ty khởi nghiệp Mỹ đã phát minh lại bánh xe ô tô theo đúng nghĩa đen. Họ phát triển một loại bánh xe mới giúp loại bỏ nhu cầu sử dụng lốp cao su gây ô nhiễm. (25/10/2021)

Công cụ mới trong hoạch định chính sách khoa học và công nghệ (15/03/2021)

Lưu ý khi dùng đèn sưởi nhà tắm (22/01/2021)

Khai mạc vòng chung kết cuộc thi Sáng tạo robot Việt Nam năm 2019 (07/05/2019)

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hải Dương (11/01/2016)

Xây dựng mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học FITO-BIOMIX RR xử lý rơm, rạ thành phân bón.. (06/01/2016)

Xây dựng phần mềm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương (05/01/2016)

Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng trang thông tin điện tử và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu... (05/01/2016)

Xây dựng phần mềm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương (28/10/2015)

“Xây dựng mô hình ứng dụng và phát triển một số giống chè mới thay thế diện tích vải, chè cũ kém hiệu quả trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương” (28/10/2015)

Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng trang thông tin điện tử và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác của Hội LHPN tỉnh (28/10/2015)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.