Ứng dụng CGTB-KHCN 2017-10-06 07:22:14

Năm 2016 được sự cho phép của UBND tỉnh, Hội Nông dân thị xã Chí Linh đã thực hiện đề tài:Xây dựng mô hình trồng cây măng tây xanh trên vùng đất bãi thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nhằm hoàn thiện quy trình trồng măng tây xanh trên đất bãi tại xã Nhân Huệ, Đồng Lạc; phổ biến cho đông đảo người dân có nhu cầu trồng và phát triển cây măng tây, thay thế giống cây trồng kém hiệu quả. Bổ sung một giống cây trồng mới vào cơ cấu cây trồng của tỉnh, tạo ra nguồn sản phẩm có giá trị cao, chất lượng tốt mạng lại hiệu quả kinh tế. Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. 

Ban chủ nhiệm đề tài đã triển khai tại 3 hộ tham gia mô hình trên vùng đất bãi của xã Nhân Huệ 2,5 ha, xã Đồng Lạc 3,5 ha và tổ chức được 4 buổi tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản chồi cây măng tây cho 200 lượt người tham dự. Qua đó giúp các hộ đã nắm vững quy trình trồng, làm đất, chăm sóc, trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh kịp thời đạt hiệu quả cao.

Sau 4 tháng trồng cây măng tây xamh tại xã Nhân Huệ sinh trưởng và phát triển tốt.  Trong quá trình chăm sóc cây măng tây xanh trong thời kỳ này chúng tôi thực hiện đúng theo quy trình đã được hướng dẫn, hàng tháng làm cỏ một lần và kết hợp bón phân cho cây; chiều cao cây và đường kính thân đều tăng theo từng thời gian và bước đầu cho thu hoạch. Tuy nhiên trong quá trình trồng cây măng tây xanh tại xã Đồng Lạc cây phát triển không đều do ruộng bỏ hoang nhiều năm nay, cỏ mọc nhiều, đất cải tạo, chăm sóc không đủ hữu cơ cho măng, nhân công lao động khó khăn, không đảm bảo cho việc chăm sóc nên tỷ lệ cây chết nhiều và kém phát triển.

Trong thời kỳ bón phân dưỡng cây mẹ chịu ảnh hưởng trực tiếp rất nhiều yếu tố nên quá trình sinh trưởng và phát triển cây măng tây xanh không đạt kết quả như mong muốn.Giai đoạn bón phân dưỡng cây mẹ lần 2 (Từ tháng 10/2016-2/2017) Thời tiết mưa nhiều, rét lạnh đến sớm và kéo dài nên ảnh hưởng đến quá trình làm cỏ, bón phân cho cây Măng tây xanh. Giai đoạn bón phân dưỡng cây mẹ lần 3 (Từ tháng 1-2 /2017) do thiếu nước trầm trọng, cỏ dại phát triển mạnh nên vườn cây phát triển kém. Do tác động bất lợi của thời tiết mưa nhiều, cỏ dại phát triển mạnh, biện pháp chăm sóc không được triển khai kịp thời nên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cây Măng tây xanh, kéo dài thời kỳ bón phân dưỡng cây mẹ 4-5 tháng nhưng vườn cây vẫn phát triển còi cọc, ảnh hưởng rất lớn đến công tác tỉa chồi, định hình cây và cho năng suất về sau.

 Sau gần 1 năm trồng và chăm sóc cây Măng tây xanh tại Đồng lạc mới cho thu hoạch bói chồi măng non nhưng năng suất rất thấp. Cây vẫn phát triển nhưng chất lượng chồi măng non đạt rất thấp, không đủ tiêu chuẩn chất lượng chồi. Tuy nhiên, vườn măng tại Nhân Huệ  chăm sóc tốt hơn sau 4 tháng  trồng đã cho thu hoạch chồi măng non. Bình quân mỗi ngày cho thu hoạch 20-30 kg chồi/ ha  (Đơn giá 50.000 đồng/kg măng tươi). Trừ đi chi phí đầu tư người trồng bắt đầu thu lãi trên 93 triệu/ha/năm, không tính chi phí công lao động. (Trong một năm có trung bình 180-210 ngày thu hoạch chồi măng non). Về năng suất trồng cây Măng tây, điều kiện tiên quyết để có năng suất >30-50 tấn/ha/năm, tích luỹ được >200-300.000.000 đồng/ha/năm là ngay từ đầu người trồng cần phải làm tơi xốp đất và làm giàu hữu cơ dinh dưỡng, vi sinh hữu ích càng nhiều càng tốt, liếp đất trồng (tầng canh tác) phải tôn cao 60-80-100 cm (đáy bộ rễ cây măng phải cao hơn tầng sét+phèn+nước ngầm khoảng 30-50cm), đặt hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân vi sinh WEHG hoặc UP5 hoặc HUMIX pha loãng thành dung dịch. Cây Măng tây dễ trồng hơn cây ăn trái vì chỉ cần thu hoạch chồi măng non mà không cần phải chờ cây ra hoa kết trái vốn ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Kết quả trồng thử nghiệm trong thực tế đã cho thấy cây rau Măng tây cho thu nhập kinh tế khá cao so với hầu hết các loại rau củ quả khác, vì sau khi trừ chi phí ngưòi trồng có thể tích luỹ được >200-300-400 triệu/ha/năm tuỳ theo kết quả chăm sóc.

Mô hình đề tài thực hiện ở năm thứ hai do vậy cây chưa ổn định nên số măng thu hoạch chưa được nhiều mới đạt được 1-2 măng/gốc. Khi cây Măng tây đã đạt tuổi trưởng thành (sau 5 năm tuổi) các mầm chồi non của cây thường xuất hiện rất nhiều từ >10-25 chồi măng lớn nhỏ/gốc trong phạm vi bán kính 15-20 cm chung quanh cổ bộ rễ ở gốc cây măng; điều này cũng có nghĩa là một khi cây đã đủ độ tuổi trưởng thành, các chồi Măng lớn nhỏ sẽ mọc tràn ra khắp mặt liếp đất trồng như nấm mọc sau mưa.

Măng tây xanh là loại cây không khó trồng nhưng đòi hỏi phải có sự chăm sóc thường xuyên, hàng ngày. Từ khi trồng sau 3 tháng măng cho thu hoạch   mà lại có thể thu hoạch quanh năm ( trừ tháng rét và nhiệt độ nóng quá ) thời gian thu hoạch kéo dài từ 5-6 năm, thậm chí 10 năm nếu được chăm sóc tốt. Càng lâu năm, cây càng đẻ nhánh nhiều, sản lượng tăng lên, vì vậy mức lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước khoảng 20%. Mặc dù đầu tư chi phí ban đầu cao nhưng chỉ sau hơn 1 năm trồng là có thể thu hồi vốn và bắt đầu có lãi. Năng suất măng tây xanh sẽ tăng dần lên trong các năm tiếp theo.

Măng tây xanh là loại cây dễ trồng. Từ khi gieo hạt ươm cây giống cho đến thu hoạch chỉ mất 6 tháng mà lại có thể thu hoạch quanh năm, thời gian thu hoạch kéo dài từ 8-10 năm, thậm chí 12 năm nếu được chăm sóc tốt. Càng lâu năm, cây càng đẻ nhánh nhiều, sản lượng tăng lên, vì vậy mức lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước khoảng 20%.Với thời gian thu hoạch trong 01 năm là khoảng 180 ngày (6 tháng); bình quân năm đầu tiền măng tây xanh cho thu hoạch 1,5kg/ngày/sào (khoảng 42 kg/ha/ngày). Với giá bán trung bình là 50.000 đồng/kg, mỗi ha măng tây xanh sẽ thu được 302.400.000 đồng/năm. (năm thứ 1 vẫn còn bù lỗ 64.580.000 đồng). Năng suất năm thứ 2 đạt 2,5 kg/ngày/sào (khoảng 70 kg/ha/ngày) thu hoạch 200 ngày. Với giá bán là 50.000.000 đồng/kg, mỗi ha măng tây xanh sẽ thu được 560.000.000 đồng. Sau khi trừ bù lỗ năm thứ 1, năm thứ 2 đã bắt đầu thu lãi được 299.220.000 đồng.

Cây sinh trưởng và phát triển tốt, trồng sau 4 tháng cho thu hoạch, năng xuất thu hoạch trung bình 15 - 20/lần/ha/năm; sản lượng đạt 4 - 5 tấn/năm. Cho hiệu quả kinh tế 200 - 300 triệu đồng/ha…Kết quả nhân rộng mô hình “Trồng măng tây xanh an toàn” đã khẳng định sự thích nghi của măng tây xanh với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết tại một số địa điểm trên địa bàn thị xã. Đây là đối tượng cây trồng mới, có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với chủ trương phát triển nông nghiệp đô thị và mục tiêu đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của thị xã.

Măng tây xanh được trồng ở Nhân Huệ năng suất đạt khá, thu nhập cao đem lại kinh tế ổn định cho người sản xuất. Tuy nhiên măng tây trồng ở Đồng Lạc, Ban chủ nhiệm đề tài và công ty TNHH Hạ Hiệp hướng dẫn chăm sóc kém vì các hộ nông dân chăm sóc không đảm bảo nên hiệu quả không cao, vườn măng xấu hơn, thu nhập kém hiệu quả hơn vườn măng của Nhân Huệ.

Cây măng tây xanh hoàn toàn phù hợp với vùng đồng đất bãi ven sông của thị xã Chí Linh và khí hậu của tỉnh. Trồng cây măng tây đòi hỏi phải đầu tư kinh phí nhiều hơn một số cây trồng khác; đòi hỏi phải đầu tư công chăn bón, thu hoạch hằng ngày; trồng và chăn sóc phải thực hiện đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật mới cho năng xuất do vậy chi phí rất nhiều về nhân công nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cây Măng tây xanh là cây trồng lâu năm, là đối tượng cây trồng mới cần tiếp tục theo dõi về năng suất và tình hình dịch bệnh trên cây trồng để có biện pháp tác động kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hải Ninh

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.