Công bố kết quả nghiên cứu khoa học: “Nguyên nhân tái sử dụng ma túy và phương pháp mới dự phòng tái

             Ngày 13.1.2016,tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Tâm lý người sử dụng ma tuý (PSD) đã tổ chức Lễ công bố kết quả nghiên cứu khoa học: “Nguyên nhân tái sử dụng ma túy và phương pháp mới dự phòng tái nghiện”.
Công bố kết quả nghiên cứu khoa học: “Nguyên nhân tái sử dụng ma túy và phương pháp mới dự phòng tái
Đề tài do ông Lê Trung Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Quản lý PSD làm chủ nhiệm, PSD là cơ quan chủ trì, đã được nghiệm thu với kết quả xuất sắc tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội ngày 29.12.2015. Trong bối cảnh ma tuý đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội, với những tác hại và hậu quả gây ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, việc thực hiện nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng chống ma tuý quốc gia.
Tại Lễ công bố, các nhà khoa học của PSD đã trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài “Nguyên nhân tái sử dụng, tái nghiện ở người cai nghiện ma tuý” và các phương pháp mới dự phòng tái nghiện. Các báo cáo đã chỉ ra 3 nhóm nguyên nhân dẫn đến hành vi tái sử dụng ma tuý ở người nghiện ma tuý, đó là: (1) Nhóm nguyên nhân từ các hình ảnh trực quan (những người liên quan trong quá trình sử dụng ma túy; các đồ vật, dụng cụ sử dụng ma túy; các địa điểm từng sử dụng ma túy); (2) Nhóm các cảm xúc; (3) Nhóm tình huống và hành vi nguy cơ. Nghiên cứu này được thực hiện trên 1.329 học viên đang cai nghiện tại 7 Trung tâm chữa bệnh,giáo dục và lao động xã hội thuộc 6 tỉnh/thành phía Bắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy,có mối liên hệ đặc biệt giữa 3 nhóm nguyên nhân trên với hành vi tái sử dụng ma túy của người nghiện. Trong đó “hình ảnh người bạn nghiện” có ảnh hưởng lớn nhất (chiếm 87,7%) tới hành vi tái sử dụng ma túy, tiếp theo là “đôi mắt”, “mùi của người bạn nghiện” (lần lượt là 31 và 45,5%). Đối với đồ vật/dụng cụ thì “giấy bạc thuốc lá” và “bơm kim tiêm” có mức ảnh hưởng là 32,7 và 68%; “quán nước hay ngồi với bạn nghiện”, “nơi mua bán ma túy” là 43,1 và 56,9%. Khi người nghiện rơi vào các cảm xúc tiêu cực như “bị kỳ thị/xa lánh”:52,7%, “cảm thấy trầm uất/cô đơn”:43,2%, “tức giận/bực bội”:38,2%, “mất niềm tin”:37,7%...Ngoài ra,các tình huống như: “gặp lại nhóm bạn cùng nghiện”chiếm 62,3%, “bị bạn nghiện rủ rê dùng lại ma túy”:48,2%, “khi sử dụng các chất kích thích”:47,7%;nói chuyện với bạn bè về ma túy cũng đều kích thích ham muốn sử dụng ma túy đối với người nghiện.
Dựa trên những nguyên nhân dẫn đến tái sử dụng, tái nghiện ở người cai nghiện ma tuý, các nhà khoa học của PSD đã áp dụng phương pháp trị liệu tâm lý trong dự phòng tái nghiện. Phương pháp nàydiễn ra trong thời gian 3 tháng,dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia có chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm. Phương pháp được chia làm ba giai đoạn chính nhằm làm giảm sức hút của ma túy đến từ các tác nhân kích thích, giúp chủ thể có những kỹ năng cần thiết để vượt qua cơn thèm nhớ ma túy, quản lý sự căng thẳng tâm lý hiệu quả; từ đó giúp chủ thể hình thành những dạng phản xạ mới, định hướng hành vi KHÔNG sử dụng ma túy.
Nguồn: khoahocvacongnghevietnam.com.vn

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập183
  • Hôm nay53,647
  • Tháng hiện tại1,093,302
  • Tổng lượt truy cập3,798,506
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây