Trang bị cho các hộ nông dân kiến thức khoa học và công nghệ tiên tiến về nuôi thuỷ sản hàng hoá tập chung đạt hiệu quả kinh tế cao.
2- Kết quả:
2.1. Kết quả lựa chọn hộ, chọn ao và thả cá giống.
- Đã chọn được 8 hộ tham gia thực hiện dự án với 24 ao.
- Tổng diện tích thực hiện mô hình nuôi cá Rôphi 100.000m2(10ha).
+ Xã Đồng Lạc, diện tích thực hiện là 3.400m2.
+ Xã Tân Dân, diện tích là 96.600 m2.
- Mô hình nuôi đơn cá Roophi đơn tính, mật độ 3 con/m2.
2.2. Kết quả xuống giống.
- Thời gian:
Từ ngày 24 /5/2007 đến 28/5/2007 và chia làm 2 đợt:
- Chất lượng con giống:
Tổng số cá Rôphi giống là: 300.000 con, cỡ cá đồng đều, con giống có trọng lượng trung bình là 2- 3g/con.
Ngày 29/5/2007 và những ngày sau đó cá giống ở ao nuôi các hộ nhận về có hiện tượng chết hàng loạt (khoảng 90%) nên huỷ toàn bộ và vệ sinh lại ao nuôi. Trung tâm Quốc gia giống Thuỷ sản nước ngọt Miền Bắc đã triển khai đưa cá giống Rôphi đơn tính 21 ngày tuổi về ương tại Chí Linh và giao cho 2 hộ. Số lượng 600.000 con, kích cỡ cá 15.000 con/kg. Hộ ông Trần Lợi: 300.000 con, hộ ông Nguyễn Tiến Dũng: 300.000 con. Sau nuôi 1 tháng cá ở trong ao ương rất khoẻ, tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt, đạt trọng lượng 1 kg = 345 con, trọng lượng trung bình 2,89 gam/con (xác địnhbằng phương pháp cân 6 mẫu ở 2 hộ, mỗi hộ 3 mẫu). Chất lượng cá đồng đều, khoẻ mạnh và sinh trưởng tốt. Ngày 06 và 07/2007 các hộ nhận giống cá đợt 2 tại các ao ương về ao nuôi. Tổng số lượng 300.00 con.
2.3. Kết quả chăm sóc quản lý.
Mặc dù cá giống lúc đầu chết hàng loạt (90%) dẫn đến tiến độ dự án chậm so với dự kiến. Nhưng chất lượng cá giống được cấp lại có chất lượng đảm bảo, sinh trưởng tốt, đạt tỷ lệ con đực trên 95%.
Ao nuôi được chăm sóc đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, thức ăn chủ yếu là cám công nghiệp, có hàm lượng đạm từ 18% trở lên. Lượng cám công nghiệp chiếm 70%, cám tự chế biến 30% và phân chuống. Hàng tháng đều thay nước ao, té vôi và chế phẩm EM thứ cấp theo quy định.
2.4. Kết quả theo dõi tốc độ sinh trưởng hàng tháng của cá rô phi.
- Kiểm tra đợt 1: Ngày 30/7/2007 cá đạt bình quân: 55-60 con/kg, trọng lượng: 18g/con.
- Kiểm tra đợt 2: Ngày 30/8/2007 cá đạt bình quân: 14-15 con/kg, trọng lượng: 71g/con.
- Kiểm tra đợt 3: Ngày 17/9/2007, tốc độ sinh trưởng tốt, cá đạt bình quân trọng lượng: 150,1g/con.
- Kiểm tra đợt 4: Ngày 25/10/2007, cá đạt bình quân trọng lượng: 350 g/con. Riêng hộ ông Nguyễn Tiến Dũng đạt 464g/con.
- Kiểm tra đợt 5: Cá đều có tốc độ sinh trưởng tốt. Trọng lượng trung bình: 450g/con
- Kiểm tra đợt 6: Cá đạt trọng lượng tringf bình: 500g/con
Đánh giá chung cho các đợt kiểm tra có 6 hộ (đạt 75%) cá sinh trưởng tốt và đồng đều. Hai hộ (25%) thực hiện chưa tốt quy trình kỹ thuật nên cá phát triển chậm.
2.5. Kết quả thu hoạch.
Trọng lượng của cá đạt từ 475g/con đạt mục tiêu dự án. Có 1 hộ cá đạt trong lượng 400g/con chiếm 12,5%; có 3 hộ đạt trọng lượng bình quân 450-480g/con chiếm 37,5%, có 4 hộ cá đạt trong lượng 500g/con chiếm 50%.
Năng suất đạt bình quân 12,4 tấn/ha, đạt mục tiêu dự án; có 1 hộ đạt năng suất dưới 10 tấn/ha chiếm 12,5%, còn 7 hộ đạt trên 10 tấn/ha chiếm 87,5%
2.6. Kết quả hưỡng dẫn kỹ thuật chế biến thức ăn tại chỗ.
Công thức chế biến: Cám gạo, bột ngô 35-40%, đậu tương 25-30%, bột cá 10-15%, rau xanh 15-20%, chất khoáng 1%; tất cả trộn đều qua máy ép đùn bột sệt cho ăn.
Thức ăn chế biến tại chỗ giá thành 1 kg chỉ mất 4.800 đồng/kg (giảm 2.400 đồng/kg so với thức ăn công nghiệp), tỉ lệ đạm trong thức ăn tại chỗ là 18-20%, vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng cho cá, năng suất đảm bảo yêu câu đặt gia
2.7. Kết quả xử lý môt trường ao nuôi.
BCN Dự án đã hưỡng dẫn các hộ xử lý môi trường để đạt kết quả:
- Định kỳ hằng tháng và sau các trận mưa đều bón vôi cho các ao nuôi.
- Thường xuyên thay nước ao nuôi, 1 tháng 1 lần khoảng 1/3 lượng nước ao, nước sạch, có độ pH đảm bảo.
- Xử lý EM thứ cấp, liệu lượng 5l/sào.
Với việc thực hiện các biện pháp trên môi trường ao nuôi đượcu đảm bảo an toàn, độ pH được duy trì ở mức tốt (6,7-8,5), không ao nào có hiện tượng cá nổi đầu hay bị chết hàng loạt. Tỷ lệ sống của cá đều đạt trên 80% trở lên.
3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:
Dự án được triển khai ở vùng đất mới chuyển đổi thuộc vùng xa, đã góp phần nâng cao kiến thức KHKT cho người dân, từng bước thay đổi tư duy trong sản xuất thuỷ sản, chuyển dần từ thả cá sang nuôi bán thâm canh đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, từ nuooic hủ yếu bằng các giống cá truyền thống có giá trị kinh tế thấp sang nuôi các giống mới có năng suất hiệu quả kinh tế cao.
Dự án được thực hiện đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, giải, nâng cao đời sống vật chất và mở ra khả năng mở rộng mô hình ở các đại phương khác trong thời gian tới.