wowslider.com

XD mô hình áp dụng TBKT nuôi thuỷ sản ở vùng mới chuyển đổi … xã Gia Hoà, huyện Gia Lộc, tỉnh HD

Cơ quan chủ trì đề tài:  Uỷ ban Nhân dân huyện Gia Lộc Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Thị Kịch     Chức vụ : Phó chủ tịch UBND huyện Gia Lộc Thời gian thực hiện: 1-12/2007         1- Mục tiêu: - Chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình nuôi thuỷ sản đạt giá trị kinh tế cao cho các hộ nông dân ở vùng mới chuyển đổi của xã Gia Hoà, làm cơ sở mở rộng mô hình ra các vùng khác của huyện Gia Lộc.

- Trang bị cho các hộ nông dân kiến thức khoa học và công nghệ tiên tiến về nuôi thuỷ sản, kỹ thuật tự chế biến thức ăn tạo chỗ, góp phần nâng cao nhận thức về sản xuất hàng hoá tập trung đạt hiệu quả kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước đồng thời tạo vùng nguyên liệu tập trung để tiến tới xuất khẩu.

2- Kết quả:

2.1. Khảo sát lựa chọn hộ nuôi, địa điểm ao nuôi.

Đã lưa chọn được 55 hộ, 57 ao nuôi ở 3 thôn (Gạch, Lường, Bủa) tại xã Gia Hoà, tổng diện tích là 100.200m2 .

2.2. Xây dựng mô hình.

* Kết quả chuẩn bị ao nuôi.

Nhìn chung các hộ đều làm công tác chuẩn bị ao trước khi thả giống như: Vét bùn thối, khử trùng bằng vôi bột, bón phân...màu nước đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trước khi thả cá giống.

* Kết quả cung ứng cá giống cho các hộ tham gia dự án.

Cuối tháng 5, BQL huyện và BCĐ xã tổ chức cung ứng cá giốn cho các hộ, nhưng sau 3 – 5 ngày thả giống, cá chết nhiều. Ban chủ nhiệm chương trình và Trung tâm thuỷ sản nước ngọt miền Bắc xuống lấy mẫu nước, cá để xác định nguyên nhân cá chết.

* Kết quả theo dõi tình hình sinh trưởng của cá.

Tổ chức kéo cá cân kiểm tra (mỗi đợt từ 7 – 10 hộ), 30 con/1 mẫu kiểm tra. Kết quả cho thấy: tốc đọ sinh trưởng cá rô phi ở xã Gia Hoà khá tốt. Trong 57 ao nuôi (55 hộ) có 6 áo cá chậm lớn chiếm 10,5%; 13 ao cá phát triển totts chiếm 22,8%, 38 ao cá phát triển khá chiếm 66,7%.

* Kết quả thu hoạch.

Phần lớn cá đã đạt tiêu chuẩn thương phẩm. Về trong lượng bình quân: 560g/con đạt 124% (mục tiêu dự án 400-450g/con); trọng lượng trung bình cao nhất đạt 0,7 kg/con, cá biệt hơn có con cao nhất đạt 0,9 kg/con; thấp nhất đạt 0,45 kg/con, có con chỉ đạt 0,3 kg/con.

- Tỷ lệ sống đạt 85% đạt mục tiêu dự án

- Năng suất: 14,27 tấn/ha đạt 118,9% (mục tiêu dựa án 10-12 tấn/ha).

Số hộ đạt ăng suất trên 12 tấn/ha là 50 hộ chiếm 90,91%; số hộ năng suất đạt 10-12 tấn/ha là 2 hộ chiếm 3,64%; số hộ đạt năng suất dưới 10 tấn/ha là 3 hộ chiếm 5,45%.

Sản lượng: 142,7 tấn đạt 129,7% (mục tiêu 110 tấn/100.000m2)

2.3. Kết quả xử lý môi trường ao nuôi.

- Định kỳ hàng và sau các trận mưa đều tiến hành bón vôi cho các ao nuôi theo liều lượng qui định. Bón vôi định kỳ được coi là yếu tố kỹ thuật bắt buộc nhằm điều chỉnh pH và vệ sinh môi trường.

- Thường xuyên thay nước ao nuôi, 1 tháng  một lần khoảng 1/3 lượng nước trong ao, thay bằng nuồn nước sạch có pH đảm bảo.

- Định kì 1,5 tháng xử lý ao bằng chế phẩm EM thứ cấp một lần, liều lượng 5 lít/360m2.

Ban quản lý dự án định kì xuống kiểm tra, đo độ pH để có biện pháp xử lý kịp thời nên môi trường các ao nuôi của các hộ tham gia dự án được đảm bảo, pH luôn được duy trì ở mức tốt (7,5-8,0) không áo nào có hiện tượng cá nổi đầu hay chết hàng loạt.

2.4. Kết quả chế biến thức ăn tại chỗ.

Thông qua các đợt tập huấn kĩ thuật, tài liệu kĩ thuật và kinh nghiệm từ các địa phương khác, các hộ nông dân đã nắm được công thức chế biến thức ăn tại chỗ và vận dụng rất linh hoạt tuỳ theo nguồn nguyên liệu của địa phương nhưng vẫn đảm bảo tốc độ sinh trưởng của cá.

Qua theo dõi của BQL huyện, BCĐ xã: 20% số hộ tự chế hoàn toàn thức ăn; 30% số hộ nuôi thức ăn công nghiệp; 50% số hộ vừa thức ăn công nghiệp, vừa thức ăn tự chế.

2.5. Kết quả xây dựng mô hình tổ liên gia.

Ban chỉ đạo xã đã thành lập 3 tổ liên gia ở 3 thôn, thành viên là các hộ tham gia dự án:

- Tổ liên gia thôn Bủa: 20 hộ

- Tổ liên gia thôn Gạch: 17 hộ

- Tổ liên gia thôn Lường: 18 hộ

Tuy mới thành lập, mô hình tổ liên gia bước đầu hoạt động đã mang lại kết quả nhất định như: Kinh nghiệm trong xử lý môi trường; giúp đỡ nhau trong khâu thu hoạch; định ngày thu hoạch cá tránh thu hoạch cùng lúc.

3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:

- Thông qua việc thực hiên mô hình, khẳng định quy trình nuôi bán thâm canh phù hợp với điều kiện mô trường sinh thái của các vùng đất ở huyện Gia Lộc

- Góp phần tích cực vào việc thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tăng nhanh giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.

- Từ hiệu quả của dự án nuôi thâm canh cá rô phí đơn tính đã kích thích và tạo niềm tin cho nhiều hộ noogn dân mạnh dạn đâu tư vốn vào việc cải tạo ao hồ hoang hoá, cải tạo các vùng đất trũng thành vùng nuôi thuỷ sản tập trung và phát triển kinh tế trang trại


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Tin xem nhiều
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập105
  • Hôm nay17,069
  • Tháng hiện tại2,197,477
  • Tổng lượt truy cập29,239,878
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây