Hải Dương: chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn

Theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm 2019 đến nay bệnh Dịch tả lợn Châu phi (DTLCP) lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam (ở Thái Bình và Hưng Yên) đến nay bệnh DTLCP đã xảy ra tại 8.462 xã thuộc 667 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là 5.965.173 con với tổng trọng lượng là 342.802 tấn; cả nước đã xuất hiện 28 ổ dịch Cúm gia cầm xảy ra tại 70 hộ chăn nuôi, 44 xã, 41 huyện thuộc 24 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy 133.203 con gia cầm; dịch bệnh Lở mồm long móng đã xảy ra tại 468 xã, 127 huyện, 42 tỉnh, thành phố. Số gia súc bệnh là 28.011 con gia súc (gồm 23.862 con lợn và 4.149 con trâu, bò); cả nước đã có 54 trường hợp người tử vong vì bệnh Dại tại 24 tỉnh và trên 390.000 người bị phơi nhiễm phải đi tiêm vắc xin Dại và nhiều dịch bệnh khác vẫn còn hiện hữu. 

Hải Dương: chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn

Đối với tỉnh Hải Dương, từ ngày 01/3/2019 bệnh DTLCP xuất hiện ổ đầu tiên tại Xã Hiến Thành, huyện Kinh Môn đến ngày 05/12/2019 bệnh DTLCP đã xảy ra trên địa bàn 12/12 huyện, thành phố tại 255 xã, phường, thị trấn; ở 1.130 thôn và24.787 lượt hộ (có hộ tiêu hủy nhiều lần theo hướng dẫn tiêu hủy ô, chuồng) và dịch bệnh diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất chăn nuôi lợn và kinh tế của người dân trong tỉnh với số lượng lợn phải tiêu hủy 393.359 con (Trong đó: lợn nái và lợn đực giống là 54.148 con; lợn thịt và lợn con là 339.211 con) với tổng trọng lượng là 23.416,519 tấn, đến nay toàn bộ các xã, phường, thị trấn qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch bệnh DTLCP.Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác được kiểm soát hiệu quả và không phát sinh ổ dịch trên đàn gia súc, gia cầm; tạo điều kiện phát triển sản xuất chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật.

Nhằm chủ động ngăn chặn, giám sát, phát hiện sớm, sẵn sàng ứng phó kịp thời và hiệu quả các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật; hạn chế thiệt hại do dịch bệnh xảy ra, đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững; bảo vệ sức khỏe con người và góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Giảm thiệt hại về ngân sách do phải chi cho công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; giảm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi; bảo vệ và phát triển sản xuất chăn nuôi an toàn.Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin, áp dụng đầy đủ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát vận chuyển, giám sát lưu hành vi rút... kịp thời phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, nghi mắc bệnh để xử lý triệt để không để lây lan ra diện rộng.Tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật kịp thời, phù hợp và hiệu quả, không để lãng phí các nguồn kinh phí của Nhà nước và nhân dân đóng góp.Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi; vận động người dân tự giác báo cáo khi phát hiện gia súc, gia cầm bị bệnh,  nghi mắc bệnh nguy hiểm như: Cúm gia cầm,bệnh DTLCP, LMLM, Tai xanh,..giảm thiểu các hành vi làm dịch phát sinh và lây lantrên diện rộng.

Tiêm phòng vụ chính: Vụ Xuân: bắt đầu từ tháng 03 đến hết tháng 4 hằng năm; Vụ Thu: bắt đầu từ tháng 9 đến hết tháng 10 hằng năm. Riêng đối với đàn chó, mèo nuôi: Tiêm phòng vào tháng 4 và tháng 10 hằng năm. Căn cứ điều kiện chăn nuôi, khí hậu thời tiết, đặc điểm của từng vùng, các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho phù hợp, bảo đảm hiệu quả tiêm vắc xin phòng bệnh. Ngoài thời gian tiêm phòng định kỳ theo vụ Xuân, vụ Thu; các địa phương tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm mới phát sinh, đàn gia súc, gia cầm đã hết thời gian miễn dịch bảo hộ.

 Mức thu tiền vắc xin và Giá dịch vụ tiêm phòng vắc xin hỗ trợ 100% tiền vắc xin tiêm phòng cho đàn trâu, bò, lợn với 03 loại vắc xin: Dịch tả lợn, Tụ - Dấu lợn và Tụ huyết trùng trâu, bò; vắc xin LMLM, Tai xanh cho đàn lợn nái, đực giống. Định kỳ thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong môi trường chăn nuôi; đẩy mạnh áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi và các biện pháp chủ động phòng bệnhđộng vật.Đối với đàn gia súc, gia cầm chăn nuôi tại trang trại tập trung và cơ sở chăn nuôi có yếu tố nước ngoài, trang trại của các Doanh nghiệp chăn nuôi gia công thì chủ vật nuôi có trách nhiệm tự tổ chức tiêm vắc xin phòng theo đúng quy định.

Thực hiện các tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh theo chỉ đạo của Trung ương, của UBND tỉnh và tổ chức các đợt vệ sinh, khử trùng tiêu độc trong các đợt tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh từ 02 - 03 đợt/ năm. Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc thường xuyên môi trường chăn nuôi đối với những khu vực có nguy cơ cao, như: Chợ buôn bán gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm; các điểm giết mổ gia súc, gia cầm; các điểm thu gom, tập kết gia súc, gia cầm. Riêng tại các chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống phải được vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng hóa chất hằng ngày sau mỗi phiên chợ. Thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khi có ổ dịch mới phát sinh. Ngoài nguồn hoá chất hỗ trợ của tỉnh, vận động người chăn nuôi tự mua hóa chất khử trùng, vôi để tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi thường xuyên theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Thực hiện kiểm dịch tại gốc đối với động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận chuyển động vật và sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm theo quy định của Pháp luật đối với các trường hợp vận chuyển, mua bán, giết mổ gia súc, gia cầm chưa qua kiểm dịch.Tịch thu, tiêu huỷ không hỗ trợ đối với động vật, sản phẩm động vật nhập lậu; động vật có biểu hiện mắc bệnh hoặc chết do bệnh trong quá trình mua bán, vận chuyển, lưu thông trên địa bàn tỉnh.Thành lập các chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại các đầu mối giao thông ra, vào địa bàn tỉnh, huyện, thị xã, thành phố khi có dịch xảy ra hoặc dịch có nguy cơ lây nhiễm vào địa bàn theo đề nghị của cơ quan Thú y.

Tăng cường kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật tại các chợ, điểm mua bán; các điểm/cơ sở giết mổ, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống trên địa bàn. Tổ chức kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. Phối hợp các ngành chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất,  kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Rà soát, đánh giá phân loại các cơ sở kinh doanh thuốc thú y; yêu cầu các chủ cửa hàng ký cam kết không kinh doanh thuốc thú y giả, hết hạn sử dụng, kém chất lượng, thuốc ngoài danh mục được phép lưu hành, các loại chất cấm hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Hằng năm, tổ chức hướng dẫn xây dựng được ít nhất 20 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật; phấn đấu đến hết năm 2020 trên địa bàn toàn tỉnh có ít nhất 60 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật được công nhận. Tiếp tục tuyên truyền về nguy cơ lây nhiễm và phát sinh dịch bệnh; áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; sử dụng con giống, sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm dịch; sử dụng thịt gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn thực phẩm; vận động người dân tự giác báo cáo khi phát hiện gia súc, gia cầm và thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết không rõ nguyên nhân, giảm thiểu các hành vi làm dịch phát sinh và lây lan dịch bệnh,…

Hải Ninh


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập179
  • Hôm nay32,614
  • Tháng hiện tại260,445
  • Tổng lượt truy cập4,575,865
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây