Ứng dụng CNTT ở Báo Hải Dương

Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng quản lý toà soạn Báo Hải Dương và khảng định đầu tư kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ ở tỉnh Hải Dương đã mạng lại hiệu quả kinh tế và xã hội.
mo_thau_baoTrong những năm qua cùng với sự phát triển chung của toàn xã hội, Báo Hải Dương xuất bản từ 02 số một tuần khổ nhỏ, đến nay đã xuất bản 3 loại ấn phẩm: Hải Dương thời sự, xuất bản liên tục từ thứ hai đến thứ năm; Hải Dương cuối tuần, xuất bản vào thứ sáu; Hải Dương hằng tháng xuất bản vào khoảng ngày 20 hằng tháng. Với số lượng cán bộ, phóng viên, viên chức và người lao động là 34 người, tần suất xuất bản báo hiện nay với quy mô tương đối lớn, phải kịp thời phản ánh những thông tin kinh tế, chính trị, xã hội diễn ra hằng ngày trên địa bàn tỉnh đang là sức ép với đội ngũ phóng viên, biên tập viên Báo Hải Dương. Về trang thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) đến đầu năm 2008 Báo Hải Dương có 15 máy vi tính được nối mạng LAN đơn giản (chưa có máy chủ theo đúng yêu cầu kỹ thuật) và được kết nối mạng Internet. Công việc làm báo tại tào soạn từ khâu biên tập, trình duyệt nội dung, quản lý xuất bản, tính tiền nhuận bút... chỉ dừng lại ở mức thủ công, do vậy cường độ làm việc của những người làm Báo Hải Dương khá vất vả.
Để phần nào khắc phục vất vả ở một số khâu cho những người làm Báo Hải Dương, trong kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2009, UBND tỉnh Hải Dương đã giao cho Báo Hải Dương chủ trì và thực hiện đề tài: "Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý toà soạn Báo Hải Dương".

Đề tài được thực hiện với mục tiêu: Xây dựng và ứng dụng phần mềm chuyên dụng quản trị toà soạn nhằm mục đích tin học hoá toàn bộ các hoạt động quản lý, hoạt động toà soạn Báo Hải Dương. Tăng cường thiết bị CNTT, xây dựng hệ thống mạng LAN của Báo Hải Dương hoàn chỉnh.

Với mục tiêu trên năm 2008 đề tài đã thực hiện có kết quả các nội dung sau:

Mua sắm và lắp đặt thiết bị CNTT gồm: 01 máy chủ, 02 máy tính xách tay, 08 thiết bị thu phát sóng không dây. Cài đặt các thiết bị tin học trong mạng cục bộ của toà soạn Báo Hải Dương từ công nghệ hữu tuyến sang công nghệ vô tuyến. Đến cuối năm 2008 mạng tin học cục bộ không dây (WLAN) của Báo Hải Dương được phủ sóng tới tất cả các phòng làm việc của phóng viên, biên tập viên và viên chức nghiệp vụ. Mạng WLAN hoạt động ổn định góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của Báo Hải Dương. Việc mua sắm thiết bị tin học được thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và của tỉnh.

Cùng với việc đầu tư trang thiết bị về CNTT, Báo Hải Dương đã xây dựng phần mềm quản trị toà soạn Báo Hải Dương với 8 module:
- Quản trị tin, bài, ảnh... trong phần mềm toà soạn điện tử.
- Nghiệp vụ quản lý nhuận bút.
- Nghiệp vụ quản lý văn bản và hồ sơ công việc.
- Nghiệp vụ quảng cáo.
- Nghiệp vụ quản lý phát hành.
- Nghiệp vụ quản lý phương tiện tác nghiệp báo chí.
- Nghiệp vụ quản lý thư viện tư liệu báo chí.
- Nghiệp vụ quản lý biên tập viên, phóng viên, cộng tác viên.
Các phần mềm nêu trên là các phần mềm chuyên dụng mạng tính đặc thù của cơ quan báo chí. Báo Hải Dương là cơ quan báo Đảng đầu tiên của các tỉnh phía Bắc đi tiên phong trong ứng dụng CNTT vào quản lý toà soạn báo địa phương. Hệ thống phần mềm được xây dựng trên nền công nghệ NET Framework, sử dụng công nghệ Dot Net, hệ điều hành cơ sở dữ liệu là SQL Server chạy trên Web. Phần mềm cho phép viết, gửi và biên tập bài, tin, hình ảnh ở bất cứu đâu có máy tính đã kết nối mạng Internet về toà soạn Báo Hải Dương một cách nhanh nhất, đảm bảo bí mật thông tin. Phần mềm góp phần khắc phục tình trạng nhần lẫn, thất lạc của các bài viết; giảm số lượng giấy tờ gửi đến, biên tập, lưu trữ theo cách làm thủ công truyền thống nhiều năm qua của Báo Hải Dương. Các bài viết, hình ảnh của phóng viên, công tác viên gửi tới toà soạn được phân loại theo các phong riêng và được quản lý, lưu trữ trong máy chủ phục vụ tra cứu thuận tiện, nhanh chóng.
Các phần mềm có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý người dùng, mã hoá nội dung thông tin khi truyền qua Internet để tránh bị sửu đổi, hỗ trợ khả năng tìm kiếm, thống kê, báo cáo... Các biên tập viên luôn có danh sách đầy đủ những tin, bài, hình ảnh đang chờ biên tập. Kết quả phóng viên biết được tình trạng bài viết của mình đã được xem xét, hoặc sủa chữa và duyệt. Các bài sau khi được duyệt sẽ chuyển đến nhà in và chuyển sang cơ sở dữ liệu để phát hành trên Báo Hải Dương điện tử. Các phần mềm đã giúp lãnh đạo Báo Hải Dương biết được tình hình bài, tin, hình ảnh được biên tập; số lượng, nội dung quảng cáo; tình hình thanh toán tiền nhuận bút từng tháng của Báo Hải Dương.

Ban chủ nhiệm đề tài đã tổ chức hướng dẫn kỹ thuật cho cán bộ làm công tác quản trị mạng, đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ thanh toán tiền nhuận bút và viên chức có liên quan của Báo Hải Dương về kỹ thuật vận hành mạng, các sử đụng các phần mềm của đề tài. Đến đầu tháng 02/2009 đội ngũ phóng viên, biên tập viên của Báo Hải Dương đã cơ bản nắm được nguyên lý hoạt động các phần mềm và ứng dụng vào công việc có liên quan.

Sau một thời gian vận hành thử nghiệm mạng WLAN và các phần mềm quản lý toà soạn Báo Hải Dương, ngày 10/3/2009 Sở Khoa học và Công nghệ đã tiến hành tổng kết kết quả thực hiện của đề tài năm 2008. Các đại biểu dự hội nghị đều khảng định đề tài đã hoàn thành tốt mục tiêu và nội dung đã được duyệt. Kết quả của đề tài đã có nhiều đóng góp trong việc từng bước hoàn thiện mạng WLAN Báo Hải Dương và các phần mềm quản lý toà soạn Báo Hải Dương đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Báo Hải Dương.

Nguyễn Văn Vóc


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây