Tổng hợp tình hình Thực hiện các dự án, đề tài phát triển công nghệ thông tin

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN, ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN, ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000.

Từ năm 1997 đến năm 2000 tỉnh Hải Dương đã thực hiện một số dự án công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ với tổng kinh phí thực hiện là 995 triệu đồng, bao gồm các dự án sau:
- Dự án Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 - 2000, do Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường thực hiện năm 1997 kết thúc năm 1998.
- Dự án Ứng dụng phần mềm tin học trong quản lý Nhà nước tại các cơ quan Đảng, Nhà nước tỉnh Hải Dương, do Ban chỉ đạo công nghệ thông tin thực hiện năm 1999. Kết quả có 5 đơn vị được đầu tư kinh phí, chuyển giao và hướng dẫn sử dụng phần mềm tin học trong quản lý nhà nước. Bao gồm các đơn vị: Văn phòng Tỉnh uỷ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính - Vật giá, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
- Dự án Phát triển Công nghệ thông tin hạ tầng công nghệ thông tin thực hiện năm 2000 có 4 đơn vị được đầu tư, phát triển mạng diện rộng, bao gồm: Văn phòng HĐND - UBND tỉnh, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN, ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐOẠN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2007.
1. Việc xây dựng, quản lý và thực hiện các đề tài, dự án thuộc Đề án 47 và Đề án 112 CP về công nghệ thông tin (CNTT) trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh uỷ, của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT), tỉnh Hải Dương đã tập trung xây dựng và thực hiện các đề án sau:
- Đề án "Phát triển CNTT tỉnh Hải D¬ương giai đoạn 2001-2005" là đề án lớn thuộc Chương trình "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực" của tỉnh Hải Dương, có mục tiêu xây dựng hệ thống mạng Intranet của tỉnh, xây dựng hệ thống thông tin tác nghiệp, phần mềm ứng dụng, các kho cơ sở dữ liệu (CSDL) của cấp uỷ Đảng, chính quyền, tăng cường tin học hoá các dịch vụ công, phổ cập kiến thức tin học cho cán bộ, công chức trong tỉnh.
Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo và tăng cường đầu t¬ư cho việc thực hiện Đề án. Ban Chỉ đạo CNTT tỉnh đã tích cực hoạt động triển khai các nội dung của Đề án.
- Đề án "Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng giai đoạn 2001-2005" (Đề án 47) do Văn phòng Tỉnh uỷ chủ trì triển khai có nội dung thực hiện Đề án "Phát triển CNTT tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2005" trong các cơ quan Đảng. Trong 5 năm 2001-2005, với kinh phí đầu tư 7,46 tỷ, đạt 74,6% kế hoạch, Đề án 47 đã xây dựng mạng LAN tại Văn phòng Tỉnh uỷ và nhà làm việc các Ban Xây dựng Đảng của Tỉnh uỷ, mạng LAN của 12 Văn phòng huyện, Thành uỷ, liên kết mạng diện rộng qua modem tới 7 đầu mối khác, hình thành mạng WAN trong các cơ quan Đảng với quy mô 34 máy chủ, 258 máy trạm, nhiều thiết bị ngoại vi truyền thông. Nhiều phần mềm ứng dụng và hệ thống CSDL được xây dựng, hơn 300 cán bộ khối Đảng được đào tạo tin học.
- Khối các cơ quan quản lý Nhà nước đã tập trung xây dựng và thực hiện Đề án "Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2005" (Đề án 112) do Văn phòng UBND tỉnh chủ trì triển khai. Với kinh phí đã đầu tư 15 tỷ (63% kế hoạch), Đề án 112 đã xây dựng mạng LAN cho 35 Sở, ngành, UBND huyện, thành phố, cung cấp thiết bị và nâng cấp mạng LAN tại 7 Sở, liên kết hình thành mạng WAN khối các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước với quy mô 60 máy chủ, 372 máy trạm, nhiều thiết bị ngoại vi và truyền thông; cài đặt phần mềm hệ thống, xây dựng các phần mềm ứng dụng, bước đầu xây dựng kho CSDL tổng hợp và một số CSDL chuyên ngành, xây dựng trang Web tỉnh Hải Dương nhằm giới thiệu tiềm năng thế mạnh của tỉnh Hải Dương.
- Các dự án thành phần của Đề án 112 được xây dựng và thực hiện gồm: Dự án "Xây dựng hệ thống thông tin điện tử quản lý, đăng ký hộ tịch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2005"; Dự án "Xây dựng hệ thống thông tin quản lý cán bộ, công chức tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2005"; Dự án "Xây dựng hệ thống thông tin quản lý cán bộ, giáo viên ngành giáo dục, đào tạo tỉnh Hải Dương giai đoạn 2002-2003"; Dự án "Xây dựng hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế - xã hội phục vụ quản lý điều hành trên địa bàn tỉnh Hải Dương"; Dự án "Xây dựng trang thông tin điện tử tỉnh Hải Dương trên mạng Internet".
- Các đề án xây dựng thử nghiệm phần mềm dùng chung theo sự chỉ đạo của Ban Điều hành Đề án 112 Chính phủ (đã được thẩm định và thông qua giai đoạn 1), gồm : Đề án "Xây dựng hệ thống thông tin tổng hợp Sở Y tế"; Đề án "Quản lý, cấp giấy phép xây dựng"; Đề án "Xây dựng hệ thống thông tin tổng hợp huyện Kinh Môn"; Đề án "Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cải cách hành chính một cửa tại huyện Chí Linh".
2. Các đề tài, dự án công nghệ thông tin sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học từ năm 2001 đến năm 2007.
Bên cạnh các đề án 47, 112, các đề tài, nhiệm vụ ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh được thực hiện từ nguồn kinh phí khoa học và công nghệ theo kế hoạch khoa học và công nghệ hàng năm. Các đề tài, dự án trong giai đoạn này tập trung chủ yếu vào xây dựng mạng LAN, xây dựng các phần mềm ứng dụng chuyên ngành hoặc đào tạo phát triển nguồn nhân lực như¬:
- Ứng dụng CNTT xây dựng Chương trình phần mềm quản lý dự bị động viên lực lượng vũ trang tỉnh, do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì và thực hiện. Sau khi nghiệm thu: phần mềm đã chạy tốt trên mạng LAN và có hướng chạy tốt trên mạng diện rộng. Các chức năng nhập dữ liệu thông tin, xem, sửa, xoá, sao lưu dữ liệu, lưu hồ sơ, tìm kiếm phân loại hồ sơ dân quân tự vệ, in ấn bảng biểu quản lý trên mạng theo phân cấp đều chạy tốt. Tốc độ xử lý nhanh, chính xác, bảo mật cao và tiện lợi cho người sử dụng.
- Xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ công tác l¬ưu trữ của Văn phòng UBND tỉnh, do Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, đáp ứng được các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của công tác cập nhật, l¬ưu trữ, tìm kiếm, tra cứu hồ sơ, văn bản, tổng hợp, báo cáo, v.v... một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Tin học hoá công tác tài chính ngân sách tỉnh giai đoạn 2003-2005, do Sở Tài chính chủ trì đã xây dựng quy định thống nhất cấu trúc dữ liệu tại đơn vị sử dụng kinh phí từ ngân sách khi giao dịch và báo cáo tình hình thực hiện ngân sách tại đơn vị với cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước. Xây dựng phần mềm tổng hợp, phê duyệt quyết toán của các đơn vị sử dụng kinh phí từ ngân sách, hướng dẫn việc xét duyệt, thẩm định, thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và ngân sách các cấp được thực hiện tại cơ quan tài chính và đơn vị dự toán cấp I.
- Xây dựng mạng LAN và ứng dụng CNTT xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác biên tập phát thanh, do Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chủ trì đã xây dựng mạng LAN sản xuất chương trình phát thanh của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Đây là mạng có đặc thù chuyên ngành, đảm bảo chất lượng kỹ thuật cao, ổn định, không làm gián đoạn quá trình sản xuất chương trình và phát sóng phát thanh. Xây dựng phần mềm l¬ưu trữ, quản lý băng tư liệu và cập nhật dữ liệu băng tư liệu, phát huy hiệu quả kho tư¬ liệu băng lưu trữ, thiết thực phục vụ công tác biên tập sản xuất chương trình.
- Ứng dụng CNTT xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thuê bao truyền hình cáp tại Trung tâm Truyền thanh và Truyền hình cáp thành phố Hải Dương, đã xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng LAN, áp dụng phần mềm quản lý thuê bao, quản lý thiết bị vật tư phục vụ tốt công việc hàng ngày của Trung tâm.
- Xây dựng hệ thống thông tin Quản lý cán bộ ngành giáo dục đào tạo: Do Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương thực hiện với mục tiêu: đưa tin học vào việc quản lý hồ sơ cán bộ, giáo viên ngành giáo dục tỉnh Hải Dương nhằm củng cố và đổi mới một bước công tác quản lý hồ sơ công chức; sử dụng các chức năng của chương trình quản lý nhân sự vào việc xử lý nghiệp vụ trong công tác tổ chức cán bộ; nâng cao trình độ tin học cho cán bộ, giáo viên.
- Ứng dụng công nghệ không dây xây dựng mạng LAN ở Sở Khoa học và Công nghệ. Mạng LAN liên kết các máy tính của Văn phòng Sở, Trung tâm Thông tin KHCN và Tin học, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng. Đề tài đã triển khai thực hiện mội số nội dung:
Xây dựng mạng WLAN và bổ sung thiết bị tin học cho Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng; Phủ sóng toàn bộ khu vực làm việc nhà 3 tầng của Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng với tổng diện tích 1.026 m2; Cơ cấu mạng phân cấp gồm: 1 máy chủ; 3 máy tính hiện có và 10 máy mua bổ sung năm 2005.
Xây dựng mạng WLAN và bổ sung thiết bị tin học cho Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học: Phủ sóng toàn bộ khu nhà làm việc 1 tầng của Trung tâm với tổng diện tích 200m2; Cơ cấu mạng ngang hàng gồm: 3 máy tính hiện có và bổ sung 2 máy năm 2005.
Thiết lập kết nối không dây với mạng LAN hữu tuyến hiện có tại nhà 5 tầng của Sở, gồm: Văn phòng Sở và Trung tâm thông tin khoa học công nghệ và tin học.
- Kết nối đường truyền giữa mạng WLAN của Chi cục với mạng của Sở.
Thiết lập an ninh và vận hành mạng mới. Số lượng máy tính của các phòng, đơn vị thuộc Sở là: Văn phòng Sở tổng số 12 máy, bao gồm: 10 máy hiện có; bổ sung từ kinh phí của đề tài: 1 máy tính có màn hình LCD, 1 máy in; Trung tâm Thông tin khoa học - công nghệ và Tin học tổng số 30 máy, bao gồm: 28 máy đã có, bổ sung từ kinh phí của đề tài 2 máy (1 máy có màn hình LCD, 1 máy có màn hình CRT); Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổng số 11 máy, bao gồm 3 máy hiện có, bổ sung thêm: Từ kinh phí của đề tài: 5 máy tính có màn hình CRT; 01 máy chủ; 3 máy in. Từ kinh phí tăng cường tiềm lực: 4 máy tính có màn hình LCD; Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học: Tổng số 6 máy, bao gồm 3 máy hiện có bổ sung từ kinh phí đề tài: 3 máy (1 máy tính có màn hình LCD, 2 máy có màn hình CRT).
Xây dựng phần mềm quản lý: Quản lý Công bố Tiêu chuẩn - Chất lượng; quản lý Kiểm định phương tiện đo; quản lý Thử nghiệm vật liệu xây dựng.
- Đề tài kết nối mạng WAN giữa Văn phòng Tỉnh uỷ với Văn phòng UBND tỉnh và đào tạo cán bộ quản trị mạng tin học tỉnh Hải Dương do Sở B¬ưu chính, Viễn thông thực hiện đã nghiên cứu và đề xuất 4 giải pháp khả thi để kết nối hai mạng với nhau; đào tạo cho các cán bộ quản lý mạng tin học của các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh...
+ Qua việc so sánh giữa các giải pháp kỹ thuật, đề tài đã lựa chọn được giải pháp kết nối hai mạng WAN giữa Văn phòng Tỉnh uỷ và Văn phòng UBND tỉnh bằng công nghệ cáp quang. Kết nối giữa mạng LAN của các sở với mạng LAN của Văn phòng UBND tỉnh dùng công nghệ không dây (do chi phí thấp hơp nhiều so với kết nối cáp quang). Kết nối giữa các mạng LAN của các ban xây dựng Đảng, Huyện uỷ, Thành uỷ... sử dụng công nghệ cáp quang, mạng riêng ảo.
+ Thông qua việc triển khai đề tài đã đào tạo được 49 cán bộ kỹ thuật quản trị mạng cho các sở, ban, ngành, xây dựng được bộ giáo trình chuẩn để tiếp tục đào tạo cán bộ kỹ thuật quản trị mạng khi có nhu cầu.
3. Kết quả thực hiện các dự án, đề tài về triển khai xây dựng mạng LAN và tăng cường thiết bị CNTT tại các sở, ban, ngành của tỉnh.
1.1. Việc xây dựng hệ thống mạng máy tính.
Từ năm 2001 đến nay, các đề tài, dự án về phát triển công nghệ thông tin thuộc kế hoạch khoa học và công nghệ của tỉnh, cùng với Đề án 112 "Tin học hoá quản lý nhà nước" và Đề án 47 "Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng" đã tạo bước đột phá trong phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống mạng máy tính được quan tâm chỉ đạo, đầu tư đạt kết quả rõ rệt: Toàn tỉnh đã xây dựng được 11 mạng diện rộng (mạng WAN), trên 900 mạng cục bộ (mạng LAN), trên 400 máy chủ và 10.000 máy trạm phân bố rộng khắp trong các cơ quan Đảng, quản lý Nhà nước, trong các doanh nghiệp và trong nhân dân.
Trong các cơ quan Đảng và cơ quan quản lý Nhà nước: Thông qua việc thực hiện Đề án 47 và 112 đã xây dựng hoàn chỉnh 2 mạng WAN, 57 mạng LAN, 94 máy chủ, 630 máy trạm. Tất cả các xã, phường, thị trấn đều được trang bị máy tính theo chương trình quản lý ngân sách xã qua mạng.
Các ngành Bưu điện, Điện lực, Thuế, Kho bạc, Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng chuyên doanh... xây dựng được 9 mạng WAN, 150 mạng LAN, hơn 1000 máy tính cá nhân. Các doanh nghiệp lớn như Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty xi măng Phúc Sơn, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, Công ty Lắp máy 69-3, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... đều xây dựng được mạng WAN, hệ thống mạng LAN, hầu hết cơ sở sản xuất trong tỉnh đều đầu tư mua sắm máy vi tính trang bị cho văn phòng, bộ phận kế toán phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất, kinh doanh.
Ứng dụng CNTT trong nhân dân phát triển. Trong tỉnh hiện có 82 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực Bưu chính Viễn thông, CNTT, điện tử, trong đó có 31 doanh nghiệp (24 doanh nghiệp tư nhân) chuyên kinh doanh hàng CNTT và truyền thông, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 1.450 lao động. Trên 200 mạng LAN cùng hàng ngàn máy vi tính với số vốn hàng tỷ đồng được đầu tư để thực hiện các dịch vụ đào tạo tin học, dạy nghề, khai thác Internet phục vụ đông đảo nhân dân.
Ngoài ra, có trên 550 hộ tư nhân đầu tư xây dựng hơn 550 mạng LAN phục vụ kinh doanh trong lĩnh vực Internet.
1.2. Xây dựng hạ tầng viễn thông/Internet.
Năm 2001, Bưu điện tỉnh mới lắp đặt 1 POP truy cập theo phương thức Dial-up (kết nối Internet theo phương thức quay số qua đường điện thoại). Năm 2003, triển khai hệ thống cung cấp dịch vụ truy cập Internet theo công nghệ ADSL (Công nghệ truyền dữ liệu trên đường dây thuê bao số không đối xứng - Kết nối băng thông rộng) tạo thuận lợi cho người sử dụng, nhờ đó số thuê bao kết nối Internet tăng nhanh hàng năm.
Đến hết năm 2005 toàn tỉnh có 2.600 thuê bao Internet với 900 mạng cục bộ. Trong đó, 57 mạng cục bộ với 630 máy tính cá nhân và 92 máy chủ ở các cơ quan Đảng và quản lý nhà nước.
4. Kết quả áp dụng các dự án, đề tài xây dựng và phát triển phần mềm ứng dụng và cơ sở dữ liệu.
Trong các cơ quan Đảng và cơ quan quản lý Nhà nước: Bước đầu xây dựng được một số phần mềm ứng dụng và kho cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, giới thiệu tiềm năng kinh tế, cơ hội đầu tư của tỉnh trên Internet. Cụ thể:
4.1. Trong các cơ quan Đảng: Đã đưa vào sử dụng các phần mềm: quản lý công văn đi đến, trao đổi thông tin Lotus Note, lưu trữ văn bản, quản lý tài chính kế toán, thi đua khen thưởng, quản lý cán bộ công chức, xây dựng trang Web nội bộ phục vụ lãnh đạo điều hành. Xây dựng các kho cơ sở dữ liệu: Văn kiện Đảng bộ tỉnh; Văn kiện các huyện, thành phố; CSDL mục lục hồ sơ; văn bản pháp quy; công sản; CSDL báo cáo thực hiện ngân sách; CSDL quản lý cán bộ đảng viên, cán bộ diện Tỉnh uỷ quản lý. Thường xuyên cập nhật bổ sung vào các kho CSDL đã xây dựng.
4.2. Trong các cơ quan quản lý Nhà nước: Đã đưa các hệ thống thông tin dùng chung của Ban Điều hành Đề án 112 Chính phủ và vận hành các hệ thống thông tin chuyên ngành tại một số đơn vị, gồm: Hệ thống quản lý hồ sơ công việc, hệ thống thư tín điện tử, hệ thống quản lý văn bản hồ sơ công việc, hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế - xã hội, trang thông tin điện tử phục vụ điều hành tác nghiệp, CSDL tổng hợp thông tin kinh tế - xã hội, CSDL văn bản quy phạm phát luật...
4.3. Để thực hiện tin học hoá quản lý chuyên ngành, Sở Khoa học và Công nghệ đã cùng các các sở, ban, ngành đã triển khai xây dựng và ứng dụng một số chương trình phần mềm chuyên dụng cho từng lĩnh vực cụ thể như sau:
- Phần mềm quản lý hồ sơ công chức.
- Phần mềm quản lý đất đai đô thị.
- Phần mềm quản lý đê điều và phòng chống lụt bão.
- Phần mềm quản lý thông tin sở hữu công nghiệp và năng lực xác lập quyền sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp.
- Phần mềm quản lý tiêu chuẩn, đo lường, thử nghiệm vật liệu xây dựng.
- Phần mềm quản lý khai thác và sửa chữa đường bộ tỉnh Hải Dương (phần mềm quản lý thông tin tuyến đường bộ trên bình đồ và phần mềm quản lý cầu).
- Phần mềm quản lý hồ sơ lưu trữ của văn phòng UBND tỉnh.
- Phần mềm quản lý hồ sơ thi đua khen thưởng của văn phòng UBND tỉnh.
- Phần mềm quản lý tổng hợp, phê duyệt quyết toán các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách.
- Phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ giáo viên ngành Giáo dục - Đào tạo.
- Phần mềm quản lý lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ.
- Phần mềm quản lý hồ sơ biên tập phát thanh và truyền hình.
- Phần mềm quản lý thuê bao và quản lý vật tư tại Trung tâm Truyền hình cáp.
- Phần mềm điều hành, quản lý hồ sơ công việc.
- Phần mềm quản lý hồ sơ sức khoẻ cán bộ thuộc diện Tỉnh uỷ quản lý.
4.4. Các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh như Công ty Bơm, Công ty xi măng Hoàng Thạch, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, Công ty Ford Việt Nam, Bưu điện tỉnh, Công ty Điện lực, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... đã đầu tư mua sắm nhiều phần mềm như phần mềm giao dịch trực tiếp, phần mềm tổng hợp thông tin báo cáo, chuyển tiền điện tử, thanh toán quốc tế, phát hành báo chí, phần mềm tính giá cước, quản lý nhân sự, kế toán tài chính, thiết kế mẫu, kiểm tra chất lượng sản phẩm... phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, từ năm 2001 đến năm 2007 trên địa bàn tỉnh Hải Dương công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực: sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, công tác xây dựng Đảng và quản lý Nhà nước mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
5. Các dự án, đề tài, chương trình đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT).
5.1. Hiện trạng về hệ thống giáo dục, đào tạo CNTT tỉnh Hải Dương.
5.1.1. Hiện trạng về hệ thống giáo dục, đào tạo CNTT.
Tính đến năm 2001, chương trình đào tạo CNTT chưa được thực hiện rộng rãi trong các trường THPT do hệ thống máy tính phục vụ đào tạo chưa được đồng bộ cũng như giáo viên chuyên môn về giảng dạy tin học trong các trường THPT còn thiếu. Hiện tại mới chỉ có một vài trường như Cao đẳng Sư Phạm, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật, Trường Công nhân Kỹ thuật, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh là nơi đang thực hiện đưa tin học vào giảng dạy trong chương trình của nhà trường. Mỗi cơ sở mới chỉ được trang bị vài chục dàn máy tính cấu hình thấp, chưa kết nối Internet. Các sinh viên Cao đẳng, sinh viên Trung học chuyên nghiệp được đào tạo chuyên về công nghệ thông tin (lớp toán tin) với chỉ tiêu còn rất hạn chế. Ngoài 4 cơ sở trên còn có một vài cơ sở khác như Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề của Sở Giáo dục và Đào tạo, một số tổ chức cá nhân cũng mở Trung tâm đào tạo Tin học và hướng dẫn thực hành cho học sinh phổ thông, những đối tượng sinh viên chưa có việc làm nhưng số lượng cũng rất hạn chế và chất lượng chưa cao.
5.1.2. Hiện trạng về nhân lực CNTT.
Theo thống kê của một số sở, ngành, tại thời điểm tái lập tỉnh năm 1997, Hải Dương có 282 cán bộ biết soạn thảo văn bản, 71 cán bộ biết sử dụng bảng tính điện tử, 25 cán bộ biết quản trị dữ liệu, 4 cán bộ biết lập trình và 5 cán bộ biết quản trị hệ thống. Tính đến năm 2001, số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng tin học là 125 người, trong đó có 37 người đại học văn bằng 2, 163 người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng tin học đang công tác tại các doanh nghiệp tư nhân. Gần 2000 người đã được đào tạo tin học với chứng chỉ A, B. Riêng "Dự án Tin học hoá quản lý nhà nước" và "Dự án ứng dụng CNTT trong khối Đảng" đã góp phần đào tạo gần 1000 cán bộ, công chức biết sử dụng máy vi tính.
Tuy vậy, lực lượng cán bộ CNTT này còn mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu cho việc ứng dụng cũng như phát triển CNTT của tỉnh.
Đánh giá chung về hiện trạng nguồn nhân lực CNTT như sau:
- Nguồn nhân lực CNTT có trình độ cao, nhất là trình độ trên đại học như thạc sĩ, tiến sĩ về CNTT hầu như không có.
- Hệ thống các cơ sở đào tạo CNTT còn ít và bất cập về chương trình, chất lượng đào tạo. Hạ tầng cơ sở CNTT về liên lạc và cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc giảng dạy và học tập tại các cơ sở CNTT trong tỉnh còn thiếu thốn nhiều. Tính đến năm 2004 toàn tỉnh mới có 1 phòng 22 máy tính, được trang bị hệ thống máy tính đồng bộ cấu hình cao và có các thiết bị hỗ trợ giảng dạy như máy chiếu LCD, Camera quay vật thể, có trang bị hệ thống điều hoà phục vụ cho công tác đào tạo tin học cho cán bộ, công chức các sở, ban, ngành trong tỉnh và đào tạo tin học cho cán bộ, công chức các xã, phường, thị trấn theo kế hoạch khoa học công nghệ của tỉnh.
- Cơ sở hạ tầng Internet tại các sở, ngành còn thiếu thốn, số lượng cán bộ được sử dụng và khai thác Internet còn thấp.
- Việc học nghề tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chưa được phổ biến rộng rãi trong các cơ quan.
5.2. Tình hình triển khai thực hiện các đề tài, dự án về đào tạo công nghệ thông tin.
5.2.1. Đào tạo tin học cho cán bộ, công chức các sở, ban, ngành; các xã, phường, thị trấn trong tỉnh theo Dự án "Tin học hoá quản lý nhà nước".
Bằng nguồn kinh phí khoa học, công nghệ thông tin, từ năm 2001 đến năm 2007 Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các ngành tiến hành đào tạo, tập huấn tin học cho trên 600 lượt cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, nhiều sở ngành có trên 80% cán bộ, công chức viên chức thành thạo kỹ năng máy tính và khai thác, sử dụng có hiệu quả kho dữ liệu chuyên ngành, mạng Intranet, Internet... phục vụ công tác quản lý như: Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch - Đầu tư... Song song với việc nâng cao trình độ tin học cho cán bộ, công chức, viên chức để phục vụ cho công tác, Ban chỉ đạo CNTT đã bồi dưỡng cho cán bộ chuyên ngành tin học các kỹ năng về quản trị mạng, bảo mật... do đó đã góp phần khắc phục tình trạng nguồn nhân lực vừa thiếu, vừa yếu của tỉnh trong những năm đầu thập kỷ 20.
* Công tác đào tạo tin học tại Trung tâm Thông tin khoa học - công nghệ và Tin học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương.
Hàng năm Sở Khoa học và Công nghệ đã đưa nội dung đào tạo tin học cho các sở, ban, ngành và cán bộ công chức các xã, phường, thị trấn vào trong kế hoạch khoa học và công nghệ được UBND tỉnh phê duyệt, trong đó giao cho Trung tâm Thông tin Khoa học - Công nghệ và Tin học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ đào tạo sử dụng máy tính trên mạng LAN và khai thác Internet, gửi thư điện tử cho công chức của một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và huyện, thành phố.
Mục tiêu đào tạo:
- Kết thúc khoá học, học viên đã nắm vững các kiến thức về công nghệ thông tin, ứng dụng tốt cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phổ cập tin học và tin học hoá quản lý nhà nước.
- Thành thạo trong việc tạo thư mục thông tin lưu trữ văn bản soạn thảo trên ổ cứng, sao lưu văn bản ra đĩa mềm, sao chép dữ liệu, nhập các thông tin từ các nguồn khác, tổ chức các thư mục và tệp tin và văn bản của cá nhân.
- Biết truy cập vào mạng để lấy dữ liệu, chia sẻ các tài nguyên trên mạng, nhận và gửi các tệp văn bản từ máy tính của mình cho các máy tính thành viên trong mạng.
- Thành thạo đánh máy, căn chỉnh, trình bày, sửa lỗi văn bản trên máy vi tính; sử dụng máy in để in văn bản, bao gồm máy in đơn và máy in trên mạng.
- Đào tạo cho cán bộ, công chức, viên chức của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các huyện, thành phố sử dụng thành thạo trình duyệt Web để truy cập, cập nhật tin tức và đọc báo điện tử trên mạng Internet. Tìm kiếm văn bản pháp quy, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. Sử dụng Internet để trao đổi thông tin qua thư điện tử.
Kết quả đào tạo:
Tính riêng năm 2004, Trung tâm Thông tin Khoa học - Công nghệ và Tin học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương đã đào tạo tạo 3 lớp "Sử dụng máy tính trên mạng nội bộ và tin học văn phòng" với số lượng 62 học viên là cán bộ, công chức một số sở, ngành trong tỉnh; 6 lớp "Sử dụng trình duyệt Web và thư điện tử" với số lượng 120 học viên. Như vậy năm 2004 Trung tâm Thông tin Khoa học - Công nghệ và Tin học đã đào tạo cho 162 cán bộ, công chức của các sở, ngành về kiến thức CNTT.
- Năm 2005 đào tạo 4 lớp "Sử dụng máy tính trên mạng nội bộ, sử dụng Internet và tin học văn phòng", thời gian là 12 ngày/lớp với số lượng 76 học viên cho cán bộ 36 xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng và thành phố Hải Dương .
- Năm 2006 đào tạo 4 lớp "Sử dụng máy tính trên mạng nội bộ, sử dụng Internet và tin học văn phòng", thời gian là 15 ngày/lớp, với tổng số 90 học viên là cán bộ, công chức các xã, thị trấn thuộc 2 huyện Thanh Miện và Ninh Giang. Kết thúc khoá học 100% học viên tham gia được cấp chứng chỉ tin học văn phòng.
- Năm 2007 đào tạo 4 lớp "Sử dụng máy tính trên mạng nội bộ, sử dụng Internet và tin học văn phòng", thời gian là 15 ngày/lớp, với tổng số 86 học viên cho cán bộ, công chức các xã, thị trấn thuộc huyện Gia Lộc và thành phố Hải Dương. Kết thúc khoá học có 81 học viên được cấp chứng chỉ tin học văn phòng.
* Đào tạo sử dụng phần mềm, đào tạo cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin qua các đề tài, dự án tăng cường tiềm lực công nghệ thông tin:
- Qua thực hiện đề tài: Nghiên cứu giải pháp kết nối mạng WAN giữa Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh. Đào tạo sâu đội ngũ cán bộ quản trị mạng LAN, WAN cho các cơ quan Đảng và Quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Kết quả đã đào tạo được 49 cán bộ kỹ thuật quản trị mạng cho các sở, ban, ngành, xây dựng được bộ giáo trình chuẩn để tiếp tục đào tạo cán bộ kỹ thuật quản trị mạng khi có nhu cầu.
- Trong năm 2006, UBND tỉnh đã đào tạo sử dụng phần mềm Quản lý hệ thống thông tin hộ tịch cho cán bộ phòng tư pháp 12 huyện, thành phố; cán bộ hộ tịch, tư pháp các xã, phường, thị trấn thuộc huyện Nam sách và thành phố Hải Dương với số lượng là 80 học viên. Trong những năm tới dự kiến sẽ hướng dẫn phần mềm quản lý hệ thống thông tin hộ tịch cho cán bộ hộ tịch, tư pháp của các xã còn lại.
5.2.2. Công tác đào tạo tin học cho công chức tỉnh theo chương trình Đề án 112 của Chính phủ.
Thực hiện công tác đào tạo theo chương trình đào tạo tin học cho công chức thuộc Đề án 112 của Chính phủ, năm 2005 Ban điều hành Đề án 112 tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo tốt công tác tổ chức đào tạo và được đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện nghiêm túc các quy định và kết quả đào tạo đạt chất lượng cao.
Tổng số công chức được đào tạo theo chương trình là 63 lớp với số lượng 1.299 công chức, viên chức của các sở, ban, ngành; các huyện, thành phố đã được đào tạo 8 chuyên đề trong đó có các nội dung bổ ích, thiết thực đối với công chức, viên chức như sử dụng hệ điều hành Windows, tìm kiếm khai thác thông tin trên Internet, sử dụng thư điện tử, soạn thảo văn bản Microsoft Word, sử dụng bảng tính điện tử Microsoft Excel.
Các cơ sở tham gia đào tạo theo đề án 112 tỉnh Hải Dương gồm:
- Trung tâm Thông tin khoa học - công nghệ và Tin học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương đào tạo 7 lớp với số lượng 141 học viên.
- Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật đào tạo 24 lớp với số lượng 519 học viên.
- Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh đào tạo 22 lớp với số lượng 444 học viên.
- Trường Công nhân Kỹ thuật tỉnh Hải Dương đào tạo 10 lớp với số lượng 215 học viên.
* Ngoài nội dung của 8 chuyên đề đào tạo theo chương trình Đề án 112 của Chính phủ, tỉnh Hải Dương đã đào tạo, hướng dẫn sử dụng phần mềm dùng chung, quản lý văn bản, hồ sơ công việc cho 1.200 cán bộ, công chức thông qua các nội dung triển khai sử dụng hệ thống thông tin với 3 phần mềm dùng chung là: Hệ thống thông tin quản lý văn bản và hồ sơ công việc; hệ thống thông tin kinh tế xã hội; hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp.

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập179
  • Hôm nay46,291
  • Tháng hiện tại1,071,495
  • Tổng lượt truy cập3,776,699
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây