Biên soạn tài liệu và chương trình Địa lý, lịch sử tỉnh Hải Dương

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU BIÊN SOẠN TÀI LIỆU VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ TỈNH HẢI DƯƠNG GIẢNG DẠY TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG CỦA TỈNH  

Chủ nhiệm đề tài: Cử nhân Ngô Thị Thuý Nguyên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương.

Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương.

Thời gian thực hiện: 1/1997 - 12/1998.

Kết quả nghiệm thu, xếp loại: Xuất sắc.

I. MỤC TIÊU

Biên soạn được tài liệu và chương trình Địa lý, Lịch sử tỉnh Hải Dương giảng dạy trong các trường phổ thông của tỉnh, giúp cho sự chỉ đạo thống nhất của tỉnh tới các trường phổ thông về giáo dục Địa lý, Lịch sử địa phương.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn chương trình, tài liệu Lịch sử Hải Dương giảng dạy trong các trường phổ thông.

1.1. Tài liệu Lịch sử:

Tài liệu Lịch sử tỉnh Hải Dương được nghiên cứu, sưu tầm và biên soạn gồm 5 bài, trong đó có 4 bài giảng dạy cho học sinh THCS, THPT và 01 bài dành riêng cho học sinh lớp 3:

Bài 1: Khái quát lịch sử - văn hoá tỉnh Hải Dương từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX.

Bài 2: Nhân dân Hải Dương cùng cả nước chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (trước năm 1930).

Bài 3: Phong trào đấu tranh cách mạng ở Hải Dương từ năm 1930-1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Bài 4: Công cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển những thành quả Cách mạng tháng Tám ở Hải Dương từ năm 1945-1975.

Bài dành riêng để dạy Lịch sử địa phương cho học sinh lớp 3: Giới thiệu về Hải Dương - Quê hương và con người.

1.2. Phần chương trình Lịch sử giảng dạy cho các bậc và cấp học:

a) Bậc Tiểu học, dạy ở lớp 3 gồm:

- Tiết 15: Những danh nhân và những di tích lịch sử, văn hoá tiêu biểu trên quê hương Hải Dương.

- Tiết 16: Một số ngành nghề truyền thống ở Hải Dương.

b) Cấp Trung học cơ sở:

- Lớp 6 (Tiết 16): Quê hương, con người Hải Dương và nền văn minh sông Hồng.

- Lớp 6 (Tiết 17): Hải Dương trong nền văn minh Đại Việt.

- Lớp 6 (Tiết 32 + 33): Truyền thống yêu nước đấu tranh chống ngoại xâm, chống áp bức bóc lột của nhân dân Hải Dương trong lịch sử dân tộc (trước năm 1930).

- Lớp 7 (Tiết 17 và Tiết 33): Các ngành nghề truyền thống ở Hải Dương.

- Lớp 8 (Tiết 33): Nhân dân Hải Dương cùng cả nước chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (trước năm 1930).

- Lớp 9 (Tiết 64 và 65) dạy trọn vẹn bài 3: Phong trào đấu tranh cách mạng ở Hải Dương từ năm 1930-1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

c) Cấp Trung học phổ thông: dạy ở lớp 10 và lớp 11.

- Lớp 10 (Tiết 32): Công cuộc đấu tranh bảo vệ, củng cố chính quyền cách mạng thời kỳ 1945 - 1946.

- Lớp 11 (Tiết 32): Nhân dân Hải Dương trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1946-1954; Nhân dân Hải Dương trong xây dựng chủ nghĩa xã hội 1954-1975.

2. Nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn chương trình, tài liệu Địa lý Hải Dương giảng dạy trong các trường phổ thông.

2.1. Tài liệu Địa lý:

Tài liệu Địa lý Hải Dương được nghiên cứu, sưu tầm và biên soạn giảng dạy cho học sinh gồm 3 bài:

Bài 1: Khái quát các điều kiện tự nhiên Hải Dương được trình bày trong các yếu tố: Vị trí địa lý; Địa hình - Khoáng sản; Khí hậu; Thuỷ văn; Đất trồng và sinh vật; Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên tỉnh Hải Dương.

Bài 2: Dân cư tỉnh Hải Dương.

Bài 3: Kinh tế tỉnh Hải Dương.

Phần phụ lục và bản đồ có liên quan.

2.2. Phân bố chương trình Địa lý.

Tài liệu Địa lý chỉ giảng dạy cho học sinh lớp 9 và được phân bố như sau:

- Tiết 32: Khái quát điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội của tỉnh Hải Dương.

- Tiết 33: Phần kinh tế Hải Dương.

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

- Tài liệu đáp ứng yêu cầu phần giảng dạy Địa lý, Lịch sử địa phương cho học sinh phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo.

- Tài liệu đã được in và phổ biến tới tất cả các trường phổ thông trong tỉnh. Từ năm học 2000-2001 nội dung tài liệu đã được các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh áp dụng vào giảng dạy phần Địa lý, Lịch sử tỉnh Hải Dương theo đúng chương trình quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây