Điều tra trình độ nghề của một số người lao động ở một số địa phương

ĐỀ TÀI ĐIỀU TRA TRÌNH ĐỘ NGHỀ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG, NGÀNH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Hoàng Văn Đoạt, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương.

Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương.

Thời gian thực hiện: 01/1998 - 12/1999.

Kết quả nghiệm thu, xếp loại: Khá.

I. MỤC TIÊU

Điều tra hiện trạng về trình độ nghề của người lao động một số địa phương, ngành; hiện trạng, năng lực cơ sở đào tạo nghề và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở tỉnh Hải Dương.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Điều tra, đánh giá việc đào tạo và trình độ nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.

1.1. Điều tra thực trạng tình hình đào tạo nghề của một số xã, phường.

Điều tra hiện trạng về dân số, trình độ văn hoá, đào tạo nghề của người lao động ở phường Trần Hưng Đạo, phường Quang Trung (thành phố Hải Dương), xã Hưng Đạo (huyện Tứ Kỳ) và xã Hoàng Hoa Thám (huyện Chí Linh). Kết quả như sau:

Tổng số hộ được điều tra ở 4 xã, phường là 6.186 hộ gia đình với 21.918 người. Trong đó, tỷ lệ nữ là 51,67%, nam là 48,33%. Bình quân 3,54 người/hộ.

Số trẻ dưới 6 tuổi là 2.193 trẻ, bằng 10% dân số. Trong đó, ở xã miền núi có tỷ lệ cao nhất 13,14%, ở thành phố Hải Dương thấp nhất là 8,32%. Số lao động từ 17 - 55 tuổi là 11.886 người, chiếm 54,23% dân số. Số người trên 55 tuổi là 2.890 người, chiếm 13,18% dân số. Số người mù chữ là 272 người, chiếm 1,69% dân số. Đã học Trung học phổ thông 4.293 người, chiếm 19,59% dân số, chưa qua đào tạo 8.242 người, chiếm 69,34% lao động. Được đào tào nghề truyền thống 1.577 người, chiếm 13,3% lao động; được đào tạo trung học chuyên nghiệp (THCN), dạy nghề 1.577 người, chiếm 13,3% lao động; trình độ cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH) 555 người, chiếm 4,7% lao động.

1.2. Điều tra về thực trạng đội ngũ lao động ở các ngành kinh tế.

Đã tiến hành điều tra thực trạng đội ngũ lao động trong 7 ngành: Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Công nghiệp, Xây dựng, Giao thông - Vận tải, Văn hóa - Thông tin và Y tế.

Tổng số lao dộng làm việc ở các ngành là 21.845 người. Trong đó, làm việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp là 3.989 người, lao động trực tiếp sản xuất 17.845 người.

Về độ tuổi: dưới 30 tuổi là 7.136 người, từ 30 - 40 tuổi: 8.104 người, từ 41 - 50 người 5.558 người, trên 50 tuổi: 1.334 người.

Về trình độ của người lao động đã được đào tạo: Công nhân kỹ thuật (CNKT) 13.603 người; THCN 4.220 người; CĐ, ĐH 2.015 người; trên ĐH 154 người và trình độ đào tạo khác 2.179 người.

Tỷ lệ trình độ đào tạo của 7 ngành như sau: Trên ĐH, ĐH, CĐ (1) - THCN (1,95) - CNKT (6,27); tỷ trọng chung của tỉnh là 1-1,6 -3.

1.3. Kết quả điều tra các cơ sở đào tạo.

Tiến hành điều tra ở 14 trường CĐ, Trung học, Dạy nghề trên địa bàn tỉnh: trường Cao đẳng sư phạm, trường Trung học kinh tế, trường Cán bộ y tế tỉnh, trường Văn hoá - Nghệ thuật, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, trường Thể dục thể thao, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, trường Trung học Y tế Trung ương 1, trường Trung học Dược, trường Trung học Ăn uống - Khách sạn, trường Đào tạo nghề cơ điện, trường Cơ giới Xây dựng, trường Lái xe, trường Kỹ thuật Nghiệp vụ Hàng Giang 1 và trường Đào tạo nghề Thương mại.

1.3.1. Kết quả điều tra các trường đào tạo nghề do tỉnh quản lý.

Các trường từng bước được tăng cường đầu tư cả về đội ngũ cán bộ, giáo viên và cơ sở vật chất, kỹ thuật. Đội ngũ giáo viên được bổ sung hàng năm đã chiếm tỷ lệ 65,14% tổng biên chế (theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là 70%).

Trình độ đội ngũ giáo viên: 36 người có trình độ trên ĐH, chiếm 12,2% tổng biên chế, 161 người có trình độ ĐH, chiếm 54,8% so với tổng biên chế, số còn lại có trình độ CĐ trở xuống.

Về cơ sở vật chất: Có 79.595 m2 mặt bằng, 3.217 m2 phòng học, 2.727 m2 ký túc xá. Trang thiết bị đủ khả năng phục vụ đào tạo hàng năm 4.000 - 5.000 học sinh, sinh viên các ngành: sư phạm, sân khấu chèo, hội họa, các bộ môn văn hoá cơ sở; cán bộ y - dược cho xã, phường, thị trấn; vận động viên thể thao, cán bộ quản lý thể dục - thể thao cơ sở; công nhân kỹ thuật vô tuyến điện; kế toán tài chính v.v... Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh khoảng 10 tỷ đồng/năm.

1.3.2. Kết quả điều tra 8 trường chuyên nghiệp và dạy nghề của Trung ương trên địa bàn.

Biên chế của khối trường Trung ương tương đối ổn định. Số giáo viên chiếm tỷ lệ thấp so với tổng biên chế. Trường có tỷ lệ giáo viên cao nhất là 62,5% (trường Trung học Kỹ thuật Y tế trung ương 1), trường có tỷ lệ thấp nhất là 36,3% (trường Kỹ thuật nghiệp vụ Hàng Giang 1). Tính bình quân chung cho cả 8 trường thì số giáo viên đạt tỷ lệ 47,6% tổng biên chế.

Tổng số giáo viên của các trường điều tra là 664 người. Tỷ lệ giáo viên có trình độ THCN 110 người (16,6%), CĐ 88 người (13,3%), ĐH 203 người (30,5%), trên ĐH 26 người (3,9%) và trình độ khác là 237 người (35,7%). Bình quân tuổi đời của giáo viên khối trường Trung ương là 43,3 tuổi.

Số người Hải Dương được đào tạo tại các trường Trung ương trên địa bàn tỉnh tăng hàng năm: Năm 1990 có 1.551 người, năm 1995 có 2.914 người và năm 1999 có 2.139 người.

Về cơ sở vật chất của các trường THCN, dạy nghề Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh liên tục được đầu tư tăng cường cơ sở vật chất phục vụ việc đào tạo nhân lực của tỉnh Hải Dương và của một số tỉnh khu vực.

1.4. Kết quả điều tra học sinh Hải Dương vào các trường ĐH, CĐ, THCN các năm 1990-1999.

Bậc đào tạo

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

Đại học

348

361

435

477

763

1.309

1.825

2.537

2.264

2.150

Cao đẳng

75

40

70

53

66

103

242

397

425

538

CĐSP HD

136

71

209

138

239

317

372

629

309

410

THCN

1.122

709

794

767

857

724

800

-

-

-

2. Đề xuất giải pháp đào tạo nhân lực của tỉnh Hải Dương.

2.1. Qui hoạch, sắp xếp hợp lý các cơ sở đào tạo của tỉnh.

Hệ thống các cơ sở đào tạo của tỉnh trong những năm tới cần được qui hoạch phát triển theo hướng hoàn chỉnh đủ các bậc đào tạo: đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật. Hình thành các cơ sở mới để đào tạo những ngành nghề cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đẩy mạnh đa dạng hoá, phát triển mạnh cơ sở đào tạo nghề.

Dự kiến hệ thống các trường đào tạo thuộc tỉnh Hải Dương như sau:

Trình độ

đào tạo

Hiện tại

Sau năm 2000

Phương án 1

Phương án 2

Đại học

1-Trung tâm GDTX tỉnh

1- ĐH Hải Dương

1-TTGDTX tỉnh

Cao đẳng

1- Trường CĐSP

1-Trường CĐSP.

2-Trường CĐKT

3-Trường CĐ nghề

THCN

1-Trường TH Kinh tế

1-Trường THVH-TT

2-Trường TH Nông nghiệp

3-Trường TH Y tế

1-Trường học VH-TT

2-Trường TH Nông nghiệp

Nghiệp vụ

1-Trường nghiệp vụ VHNT-PTTH

2-Trường nghiệp vụ TDTT

Đào tạo nghề

1-Trường CNKT đa ngành

2-Trường đào tạo vận động viên TDTT

3-Các cơ sở đào tạo nghề tư nhân

4-Các cơ sở đào tạo nghề trong các DN

2.2. Mở rộng liên kết đào tạo với các trường Trung ương trong và ngoài tỉnh.

Trên cơ sở khai thác triệt để thế mạnh của các trường Trung ương trên địa bàn tỉnh có khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực về một số nghề cơ bản như: Cơ khí, cơ điện, xây dựng, y tế...

Tỉnh cần thiết phải có một trường đào tạo CNKT những ngành nghề mà các trường Trung ương không có như may mặc, nông nghiệp, điện tử, điện lạnh... và liên kết đào tạo với các trường THCN - dạy nghề của các tỉnh khác.

Tiếp tục tạo điều kiện để trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh và trường cao đẳng sư phạm liên kết với các trường ĐH ở Trung ương đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh có trình độ Đại học.

2.3. Xây dựng hệ thống chính sách về đào tạo và thu hút nhân lực.

- Xây dựng và thực hiện định hướng, kế hoạch đào tạo nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

- Tỉnh cần tạo một cơ chế tăng quyền chủ động hơn đối với các cơ sở đào tạo, tạo mối liên thông, quan hệ trực tiếp giữa cơ sở đào tạo với các cơ sở sử dụng lao động để tìm hiểu nhu cầu và đáp ứng cho nhu cầu đó.

- Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cần nghiên cứu bổ sung một số chính sách cho người đi học nhằm thúc đẩy nhanh đào tạo nghề, đào tạo CĐ, ĐH đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.

- Tỉnh cần có chính sách đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, tài chính và chính sách thu hút đội ngũ giáo viên có trình độ, có phẩm chất đạo đức cho các trường, các cơ sở đào tạo nghề phục vụ nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho tỉnh.

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Áp dụng xây dựng đề án nâng cấp Trường Trung học Kinh tế thành trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật; Trường Nghiệp vụ Văn hoá thông tin - Phát thanh truyền hình thành Trường Trung học Văn hoá - Nghệ thuật. Thành lập trường Trung học kỹ thuật Nông nghiệp; trường Trung học kỹ thuật công nghệ dân lập Hải Dương. Xây dựng và thực hiện lộ trình thành lập trường Công nhân kỹ thuật tỉnh và nâng cấp thành trường Cao đẳng kỹ thuật. Các trường chuyên nghiệp của Trung ương cũng được nâng cấp. Trường Trung học Kỹ thuật Y tế Trung ương nâng cấp thành trường CĐ, năm 2006 nâng cấp thành Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây