Chủ nhiệm đề tài: Cử nhân Ngô Thị Thuý Nguyên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương.
Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương.
Thời gian thực hiện: 11/1998 - 01/2000.
Kết quả nghiệm thu, xếp loại: Khá.
I. MỤC TIÊU
Nghiên cứu, tập hợp cơ sở lý luận, khảo sát, tổng kết thực tiễn và đề xuất chủ trương, biện pháp về đa dạng hoá các loại hình trường, lớp công lập, ngoài công lập phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương.
II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Thực trạng một số vấn đề cơ bản về giáo dục - đào tạo của tỉnh Hải Dương.
1.1. Quy mô trường, lớp, học sinh.
Kết quả hiện trạng qui mô trường, lớp, học sinh phổ thông trong 3 năm học từ năm 1997 đến năm 2000:
Năm học |
Tiểu học |
TH cơ sở |
Trung học phổ thông |
||||||||
Công lập |
Công lập |
Công lập |
Bán công |
Dân lập |
|||||||
|
Trg |
HS |
Trg |
HS |
Trg |
HS |
Trg |
Lớp |
HS |
Trg |
HS |
1997-1998 |
272 |
205.336 |
271 |
158.097 |
27 |
28.855 |
1 |
168 |
9.683 |
1 |
220 |
1998-1999 |
275 |
194.230 |
272 |
160.073 |
27 |
32.219 |
1 |
248 |
14.315 |
1 |
842 |
1999-2000 |
276 |
187.561 |
271 |
155.133 |
28 |
36.389 |
4 |
317 |
17.819 |
1 |
1.216 |
- Qui mô cấp tiểu học, trung học cơ sở (THCS) giảm dần do thực hiện kế hoạch hoá gia đình và chưa có loại hình trường lớp ngoài công lập.
- Qui mô cấp học trung học phổ thông (THPT) tăng nhanh do nhu cầu nâng cao dân trí của nhân dân và mô hình ngoài công lập phát triển mạnh với 3 hình thức: Lớp bán công trong trường công, trường bán công, trường dân lập.
- Sự ra đời của trường bán công, dân lập cấp THPT đã chứng minh một thực tế về sự quá tải của các trường công lập và tính thích ứng của người học, của nhân dân trước hiệu quả đào tạo, sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương của mô hình trường lớp ngoài công lập.
1.2. Hiệu quả đào tạo.
Kết quả điều tra năm học 1999 - 2000 cho thấy:
- Số học sinh theo học từ đầu cấp đến cuối cấp học tiểu học là 99,8%; THCS là 99,6%; THPT: công lập 99,2%, bán công 97,1%, dân lập 82,3%. Như vậy, học sinh theo học ở các trường công lập ổn định hơn các trường ngoài công lập.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các cấp học: Tiểu học đạt 99,9%, THCS 99,3%, THPT công lập 94%, THPT bán công 91,5%, THPT dân lập 91,2%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Tiểu học, THCS cao hơn cấp THPT.
- Về kết quả đỗ tốt nghiệp của học sinh các bậc học, cấp học và các loại hình trường lớp khác nhau: Tiểu học 84,9% loại khá và giỏi, trung bình 15,1%; học sinh THCS khá giỏi 35%, trung bình 64,9%; THPT công lập loại khá, giỏi 10,1%, trung bình 89,9%; THPT bán công khá, giỏi 3,7%, trung bình 96,3%; THPT dân lập khá, giỏi 1,2%, trung bình 98,8%.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và xếp loại tốt nghiệp cấp THPT có sự chênh lệch giữ hệ công lập và hệ bán công, dân lập.
1.3. Số lượng, chất lượng giáo viên năm học 1999-2000.
Tiêu chí |
Tiểu học |
THCS |
THPT (Bao gồm công lập, BC, DL) |
Số lớp |
5.632 |
3.566 |
622 |
Giáo viên hiện có |
6.490 |
3.382 |
1.256 |
Giáo viên đạt chuẩn |
5.636 (86,4%) |
4.610 (85,7%) |
1.221 (97,2%) |
Giáo viên còn thiếu |
13 |
1215 |
50 |
Định mức giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo là: Tiểu học 1,15 giáo viên/lớp, ở tỉnh đạt tỷ lệ 1,24/lớp; THCS quy định 1,85 giáo viên/lớp, ở tỉnh đạt 1,5 giáo viên/lớp; THPT quy định 2,1 giáo viên/lớp, ở tỉnh đạt 2,06 giáo viên/lớp; THPT hệ bán công và dân lập hợp đồng giáo viên thỉnh giảng đạt định mức.
1.4. Một số điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục - đào tạo.
- Kết quả điều tra năm học 1999-2000 về cơ sở vật chất:
+ Tiểu học: có 3.432 phòng học cấp 4 trở lên.
+ THCS có 2.220 phòng học cấp 4 trở lên.
+ THPT có 635 phòng học cấp 4 trở lên.
Cả bậc Tiểu học, cấp THCS và THPT đều bình quân có 1,6 lớp/phòng học.
Đối với chỗ ngồi bình quân ở bậc Tiểu học và cấp THCS là 1,5 học sinh/chỗ, ở cấp THPT là 1,6 học sinh/chỗ.
- Về điều kiện kinh phí: Hàng năm các trường Tiểu học, THCS, THPT công lập được ngân sách Nhà nước cân đối đủ chi các chế độ cho lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương của cán bộ, giáo viên được tính theo biên chế/lớp và có từ 10 - 15% kinh phí chi công việc, mua sắm sách, thiết bị... Việc đầu tư xây dựng cơ bản, tu sửa trường, lớp được huy động từ nhiều nguồn kinh phí mang tính xã hội hoá.
2. Giải pháp về đa dạng hoá loại hình giáo dục - đào tạo ở tỉnh.
- Về loại hình đào tạo: ổn định các trường công lập và các cấp học nên lựa chọn đa dạng hoá loại hình bán công và dân lập. Quy mô lớp cần xác định hợp lý trên cơ sở phù hợp với quy hoạch chung và đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của người học, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của nhà trường và tính ổn định lâu dài.
- Quy mô trường, lớp: cần tính toán, xác định hợp lý trên cơ sở phù hợp quy hoạch chung và đảm bảo đáp ứng nhu cầu người học, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của nhà trường và tính ổn định lâu dài.
Đối với số trường: Ngoài các trường công lập hiện có, mỗi huyện cần thêm một trường ngoài công lập ở mỗi cấp học. Riêng thành phố Hải Dương cần có từ 1 đến 2 trường công lập/mỗi cấp học. Số lớp trên mỗi trường ngoài công lập cần xem xét các điều kiện đảm bảo của từng khu vực như: nông thôn, thị trấn, thành phố và tuỳ thuộc vào các cấp học để xác định cho phù hợp.
Số lượng học sinh ở bậc tiểu học và cấp THCS tuỳ thuộc khả năng thu hút học sinh có nhu cầu. Đối với cấp THPT số học sinh ngoài công lập thu hút khoảng 40 - 50% tổng số học sinh của cả cấp học.
- Điều kiện để thành lập trường: Để đảm bảo tính khả thi để thành lập các trường ngoài công lập địa phương cần tính toán đảm bảo các điều kiện sau:
+ Được cấp uỷ Đảng, chính quyền chấp thuận mở trường ngoài công lập.
+ Người học có nhu cầu và có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo qui định.
+ Có đủ khả năng về cơ sở vật chất tối thiểu theo qui định của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
+ Trường đặt ở vị trí hợp lý, thuận tiện cho người dạy, người học và có khả năng phát triển lâu dài, phù hợp với mạng lưới trường của địa phương.
+ Đủ hồ sơ hợp lệ theo đúng qui định.
+ Quá trình chuẩn bị thành lập trường ngoài công lập tuân thủ theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và của tỉnh.
- Về đội ngũ giáo viên: Năm đầu thành lập địa phương chủ động và chịu trách nhiệm huy động các nguồn vốn để xây dựng trường, đảm bảo điều kiện cho trường hoạt động. Đội ngũ giáo viên phải đạt chuẩn theo quy định. Giáo viên cơ hữu được tuyển chọn cẩn thận, đã qua đào tạo sư phạm và đã từng giảng dạy ở những khối lớp tương ứng.
- Về chế độ chính sách: đề nghị tỉnh cần có chính sách hỗ trợ ban đầu về cơ sở vật chất, về tuyển chọn đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cơ hữu cho các trường ngoài công lập khi mới thành lập.
III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN
- Toàn bộ các trường mầm non trong tỉnh được chuyển sang loại hình ngoài công lập. Tỷ lệ huy động các cháu đến nhà trẻ hằng năm đạt hơn 40%, mẫu giáo đạt gần 90%; tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến lớp đạt 99,99%; tỷ lệ trẻ vào lớp 1 đúng độ tuổi đạt 100%.
- Hầu hết học sinh lớp 1 đến lớp 3 và hơn 80% số học sinh lớp 4 đã được học 2 buổi/ngày; 99,9% số học sinh học xong tiểu học vào học tiếp lớp 6. Tỷ lệ thí sinh thi đỗ vào lớp 10 tăng cao, chiếm 66% so với số tốt nghiệp THCS.
- Đã thành lập mới 1 trường THPT bán công, 12 trường THPT dân lập, tách các lớp bán công trong trường THPT ra khỏi các trường công.