Hải Dương hiện có 21 bệnh viện do nhà nước quản lý, bao gồm hệ thống bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, cấp huyện và một số bệnh viện chuyên khoa. Với quy mô 3.235 giường bệnh và đội ngũ 4.497 cán bộ nhân viên y tế, hệ thống bệnh viện của tỉnh đã làm tốt vai trò chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Những năm qua, các bệnh viện chú trọng đầu tư và thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ môi trường như: thu gom và phân loại rác thải y tế; xây dựng và đưa vào hoạt động các lò đốt rác để xử lý chất thải rắn nguy hại; phủ xanh khuôn viên bệnh viện; xây dựng phòng chụp X quang đảm bảo an toàn bức xạ... Trong đó hoạt động quan trọng là xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Tăng cường đầu tư công nghệ góp phần bảo vệ môi trường bệnh viện
Thành phần của nước thải bệnh viện có chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (TSS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), chất dinh dưỡng (Nito, Photpho) và vi sinh vật gây bệnh. Các chất hữu cơ trong nước thải và sự dư thừa các chất dinh dưỡng Nito, Photpho làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của động, thực vật thuỷ sinh. Sự phân huỷ các chất hữu cơ cộng với điều kiện hiếm khí sẽ giải phóng ra khí H2S gây mùi khó chịu và độc hại cho con người. Ngoài ra, quá trình phân huỷ sinh học các chất hữu cơ là một nguyên nhân làm tăng hàm lượng NH4+, phát sinh các khí độc hại, có mùi khó chịu, cảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh.
Để xử lý nguồn nước thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, hầu hết các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoạt động trên nguyên lý xử lý yếm khí. Nước thải của bệnh viện được gom vào bể điều hoà, sau đó chảy qua lần lượt 3 ngăn lọc sinh học. Dưới tác dụng của vi sinh yếm khí, về cơ bản các hợp chất hữu cơ trong nước thải bị loại bỏ, sau dó nước thải chảy vào ngăn khử trùng. Ở đây các vi khuẩn, vi sinh có hại sẽ bị diệt trước khi nước thải chảy vào hệ thống thoát nước chung.
Áp dụng công nghệ xử lý theo nguyên lý yếm khí hoàn toàn phù hợp với nguồn nước thải đầu vào có hàm lượng các chất hữu cơ cao như : BOD, COD, Nito, Photpho, vi sinh vật gây bệnh. Kết quả phân tích nước thải Bệnh viện Đa khoa Thị xã Chí Linh của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Hải Dương (3/2010) cho thấy: nước thải sau khi xử lý có 17/21 chỉ tiêu phân tích đạt chuẩn TCVN 7382-2004 (tiêu chuẩn nước thải bệnh viện đổ vào nơi chỉ định, hệ thống thoát nước thành phố, thị trấn) mức II và QCVN 24:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp) mức B. Đặc biệt là hiệu quả xử lý BOD, COD, TSS và coliform cao. Tuy nhiên, các chỉ tiêu Ntổng, NH3- ,Cl-, PO4 hiệu quả xử lý còn hạn chế.
Để giải quyết triệt để nguồn ô nhiễm trong nước thải bệnh viện, một giải pháp công nghệ được đặt ra là nâng cấp hệ thống xử lý nước thải . Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý yếm khí sẽ tiếp tục được xử lý bằng công nghệ hợp khối CN-2000. Với công nghệ này, nước thải được làm sạch từng bước, theo thứ tự từ các cặn lớn đến các cặn nhỏ, các chất không tan đến các chất dạng keo và tan. Khử trùng là khâu cuối cùng của công nghệ làm sạch. Đi kèm với giải pháp công nghệ hợp khối này có các hóa chất phụ trợ gồm: chất keo tụ PACN-95 (khi hòa tan vào trong nước sẽ tạo màng hạt keo, liên kết các căn bẩn và tự lắng với tốc độ nhanh) và chế phẩm vi sinh DW-97-H giúp nâng cao tốc độ phân hủy các chất hữu cơ từ 7 - 9 lần và thủy phân nhanh các cao phân tử khó tan, khó tiêu thành các phân tử dễ tan, dễ tiêu.
quy trình xử lý như sau:
-Nước thải từ các công đoạn được thu gom qua các hệ thống đường rãnh, qua các song chắn rác để loại bỏ các chất lơ lửng sau đó được đưa vào bể điều hoà lưu lượng và nồng độ. Từ bể điều hoà, nước thải được đưa vào xử lý yếm khí, hiếu khí, lắng và khử trùng.
-Tại bể yếm khí có từ 4 đến 8 bể chứa 3 tầng. Hệ thống bể với các vách ngăn, dòng nước thải sẽ có điều kiện tiếp xúc tối ưu với vi sinh vật tại các tấm giá thể vi sinh. Cũng do cấu trúc đặc biệt giữa các vách ngăn, dòng nước thải sẽ di chuyển từ dưới lên trên, rồi từ trên xuống dưới, liên tục qua từng vách ngăn. Do đó, phản ứng vi sinh được xảy ra trong điều kiện động. Trong quá trình hoạt động vi sinh, một lượng đáng kể khí mêtan, khí H2S và các hơi acid hữu cơ khác sẽ phát sinh, tạo ra mùi "hôi thối" làm ô nhiễm không khí tại các bệnh viện. Để xử lý, công nghệ CN2000 ứng dụng buồng xúc tác và thiết bị tạo áp suất âm để thu gom triệt để khí thải. Trong thiết bị hiếu khí: khuẩn hiếu khí sẽ phát triển và tăng cường xử lý tạp chất hữu cơ. Nước thải từ quá trình hiếu khí sẽ được chuyển sang hệ thống lắng lamen. Đây là công nghệ lắng sử dụng các bản mỏng cho phép tăng bề mặt lắng và rút ngắn thời gian lưu. Từ thiết bị lắng, nước thải sẽ được đưa sang hệ thống khử trùng hoàn tàon tự động bằng thiết bị tự điều chế ozone và không cần nhân công pha trộn dung dịch khử trùng, giảm đến 70% chi phí vận hành.
Sự phối hợp giữa công nghệ yếm khí và công nghệ hợp khối có nhiều ưu điểm như: lưu trình kín, không có bụi nước thải, không có mùi hôi, không gây ô nhiễm thứ cấp; linh hoạt khi thay đổi công suất, rât thuận lợi, ghép thêm module khi cần nâng cấp và dễ dàng cẩu lắp khi di dời; hiệu quả xử lý chất hữu cơ ,chất dinh dưỡng , Ntổng, NH3-, Cl-, PO4 cao.
Hiện nay, nhiều bệnh viện trong tỉnh đã được đầu tư công nghệ này để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Để xử lý nguồn nước thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, hầu hết các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoạt động trên nguyên lý xử lý yếm khí. Nước thải của bệnh viện được gom vào bể điều hoà, sau đó chảy qua lần lượt 3 ngăn lọc sinh học. Dưới tác dụng của vi sinh yếm khí, về cơ bản các hợp chất hữu cơ trong nước thải bị loại bỏ, sau dó nước thải chảy vào ngăn khử trùng. Ở đây các vi khuẩn, vi sinh có hại sẽ bị diệt trước khi nước thải chảy vào hệ thống thoát nước chung.
Áp dụng công nghệ xử lý theo nguyên lý yếm khí hoàn toàn phù hợp với nguồn nước thải đầu vào có hàm lượng các chất hữu cơ cao như : BOD, COD, Nito, Photpho, vi sinh vật gây bệnh. Kết quả phân tích nước thải Bệnh viện Đa khoa Thị xã Chí Linh của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Hải Dương (3/2010) cho thấy: nước thải sau khi xử lý có 17/21 chỉ tiêu phân tích đạt chuẩn TCVN 7382-2004 (tiêu chuẩn nước thải bệnh viện đổ vào nơi chỉ định, hệ thống thoát nước thành phố, thị trấn) mức II và QCVN 24:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp) mức B. Đặc biệt là hiệu quả xử lý BOD, COD, TSS và coliform cao. Tuy nhiên, các chỉ tiêu Ntổng, NH3- ,Cl-, PO4 hiệu quả xử lý còn hạn chế.
Để giải quyết triệt để nguồn ô nhiễm trong nước thải bệnh viện, một giải pháp công nghệ được đặt ra là nâng cấp hệ thống xử lý nước thải . Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý yếm khí sẽ tiếp tục được xử lý bằng công nghệ hợp khối CN-2000. Với công nghệ này, nước thải được làm sạch từng bước, theo thứ tự từ các cặn lớn đến các cặn nhỏ, các chất không tan đến các chất dạng keo và tan. Khử trùng là khâu cuối cùng của công nghệ làm sạch. Đi kèm với giải pháp công nghệ hợp khối này có các hóa chất phụ trợ gồm: chất keo tụ PACN-95 (khi hòa tan vào trong nước sẽ tạo màng hạt keo, liên kết các căn bẩn và tự lắng với tốc độ nhanh) và chế phẩm vi sinh DW-97-H giúp nâng cao tốc độ phân hủy các chất hữu cơ từ 7 - 9 lần và thủy phân nhanh các cao phân tử khó tan, khó tiêu thành các phân tử dễ tan, dễ tiêu.
quy trình xử lý như sau:
-Nước thải từ các công đoạn được thu gom qua các hệ thống đường rãnh, qua các song chắn rác để loại bỏ các chất lơ lửng sau đó được đưa vào bể điều hoà lưu lượng và nồng độ. Từ bể điều hoà, nước thải được đưa vào xử lý yếm khí, hiếu khí, lắng và khử trùng.
-Tại bể yếm khí có từ 4 đến 8 bể chứa 3 tầng. Hệ thống bể với các vách ngăn, dòng nước thải sẽ có điều kiện tiếp xúc tối ưu với vi sinh vật tại các tấm giá thể vi sinh. Cũng do cấu trúc đặc biệt giữa các vách ngăn, dòng nước thải sẽ di chuyển từ dưới lên trên, rồi từ trên xuống dưới, liên tục qua từng vách ngăn. Do đó, phản ứng vi sinh được xảy ra trong điều kiện động. Trong quá trình hoạt động vi sinh, một lượng đáng kể khí mêtan, khí H2S và các hơi acid hữu cơ khác sẽ phát sinh, tạo ra mùi "hôi thối" làm ô nhiễm không khí tại các bệnh viện. Để xử lý, công nghệ CN2000 ứng dụng buồng xúc tác và thiết bị tạo áp suất âm để thu gom triệt để khí thải. Trong thiết bị hiếu khí: khuẩn hiếu khí sẽ phát triển và tăng cường xử lý tạp chất hữu cơ. Nước thải từ quá trình hiếu khí sẽ được chuyển sang hệ thống lắng lamen. Đây là công nghệ lắng sử dụng các bản mỏng cho phép tăng bề mặt lắng và rút ngắn thời gian lưu. Từ thiết bị lắng, nước thải sẽ được đưa sang hệ thống khử trùng hoàn tàon tự động bằng thiết bị tự điều chế ozone và không cần nhân công pha trộn dung dịch khử trùng, giảm đến 70% chi phí vận hành.
Sự phối hợp giữa công nghệ yếm khí và công nghệ hợp khối có nhiều ưu điểm như: lưu trình kín, không có bụi nước thải, không có mùi hôi, không gây ô nhiễm thứ cấp; linh hoạt khi thay đổi công suất, rât thuận lợi, ghép thêm module khi cần nâng cấp và dễ dàng cẩu lắp khi di dời; hiệu quả xử lý chất hữu cơ ,chất dinh dưỡng , Ntổng, NH3-, Cl-, PO4 cao.
Hiện nay, nhiều bệnh viện trong tỉnh đã được đầu tư công nghệ này để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Anh Nguyên