Hiệu quả kinh tế cây thanh long ruột đỏ tại thị xã Chí Linh

Từ năm 2013 đến nay, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ) thực hiện mô hình trồng thanh long ruột đỏ ở Tân Dân, Bắc An, Hoàng Tiến, Bến Tắm, Hoàng Tân (Chí Linh) với tổng diện tích 8 ha. Thanh long ruột đỏ đang được bán với giá 30.000-35.000 đồng/kg, cao hơn thanh long ruột trắng từ 10.000-15.000 đồng/kg, thương lái đến tận vườn thu mua
Hiệu quả kinh tế cây thanh long ruột đỏ tại thị xã Chí Linh

Xã Bắc An và xã Hoàng Tiến là hai địa phương đầu tiên được Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học lựa chọn xây dựng mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ thuộc Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh một số giống cây ăn quả năng suất, chất lượng trên địa bàn tỉnh Hải Dương”., với quy mô 3 ha, 3.000 trụ với 12.000 hom giống. Năm 2015 là năm tuổi thứ 3 của cây thanh long ruột đỏ. Kết quả theo dõi cây thanh long cho thấy tỷ lệ sống của mô hình đạt 97,2%, do các hộ đã thực hiện đảm bảo quy trình kỹ thuật chăm sóc theo đúng hướng dẫn. Tổng số cây thanh long ruột đỏ đến thời điểm hiện tại là trên 11,6 nghìn cây, đang sinh trưởng và phát triển tốt, cây đang ở thời kỳ phát triển sinh thực, 100% số trụ đã có số cành tán trung bình leo vượt đầu trụ là 65-70 cành và đang cho thu hoạch. Giống thanh long ruột đỏ có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện tự nhiên ở thị xã Chí Linh, tương tự như giống thanh long ruột trắng. Trong một năm có 4 đợt cành. Số cành/trụ/năm giống Thanh long ruột đỏ năm sau tăng so với năm trước  từ 1,5- 2 lần số cành/trụ, nhưng chiều dài cành và đường kính cành phụ thuộc vào khả năng chăm bón và kỹ thuật thâm canh của các hộ.

Theo dõi tỷ lệ ra hoa đậu quả của thanh long ruột đỏ ở năm thứ 3 cho thấy: Thời gian từ giữa các đợt xuất hiện nụ từ 15-16 ngày, thời gian từ khi xuất hiện nụ đến nở hoa từ 20-21 ngày, thời gian từ khi hoa nở đến thu hoạch quả khoảng 30-32 ngày tương đương với giống đối chứng thanh long ruột trắng. Số lượng hoa trên một trụ khác nhau giữa các đợt ra hoa. Đợt 1 từ cuối tháng 4 đến đầu tháng năm có số hoa trung bình trên trụ thấp nhất (đạt 1,2 hoa), đợt 2 vào cuối tháng 6 số hoa trung bình trên 1 trụ đạt cao nhất (2,6 hoa). Tỷ lệ đậu quả của giống Thanh long ruột đỏ phụ thuộc vào thời tiết rất nhiều, đợt 1 thời tiết năng nóng khô hạn tỷ lệ đậu quả chỉ đạt từ 20,6 %. các đợt hoa tiếp theo có tỷ lệ đậu quả thấp, dotháng 5, tháng 6 có nhiệt độ cao, nắng mưa thất thường tỷ lệ đậu quả của cây thanh long ruột đỏ đạt thấp. từ 20,6- 30,9%, tỷ lệ đậu quả năm nay cao nhất đạt 60%.

Năng suất thực thu của giống Thanh long ruột đỏ năm thứ 3 đạt 10,43 kg/trụ/năm, tương đương 10,430 tấn/ha/năm. Đợt thu hoạch từ 1 - 3 (từ tháng 5 đến tháng 7) có năng suất thực thu mỗi đợt thấp chỉ đạt 0,34- 0,75 kg/trụ, tương đương 340-750 kg/ha. Nguyên nhân do điều kiện thời tiết bất thuận (nắng nóng nhiệt độ cao, mưa thất thường) làm tỷ lệ đậu quả thấp dẫn đến năng suất thấp mặc dù đối với một số đợt sau có số hoa nở tương đối nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả vẩn thấp, đa số chỉ đạt từ 20-30%, đợt đậu quả cao nhất đạt 60%vào tháng 8, 9.

Về hiệu quả kinh tế, mô hình được trồng từ năm 2013, đến năm 2015 mới là năm thứ 3. Với giá bán trung bình từ 25-30 ngàn đồng/kg. Năng suất/ha/năm của giống Thanh long ruột đỏ năm thứ 3 là 10-11 tấn/ha. Sau khi từ chi phí, Thanh long ruột đỏ sau năm thứ 3 đầu tư đạt 50.000 triệu đồng/ha/năm. Điển hình nhà ông Bùi Quốc Chính ở phường Bến Tắm và hộ ông Nguyễn Văn Thông xã Bắc An, có thu nhập trên 50 triệu đồng /ha năm thứ 3.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu trồng thử nghiệm cây thanh long ruột đỏ tại thị xã Chí Linh, năm 2015, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học tỉnh tiếp tục nhân rộng mô hình với diện tích 2 ha tại xã Bến Tắm và Bắc An, quy mô 2.000 trụ, 8.000 hom giống.

Từ hiệu quả của Dự án xây dựng mô hình trồng thanh long ruột đỏ, đến nay toàn thị xã Chí Linh đã phát triển và nhân rộng lên trên 30 ha, tạo nên cơ cấu cây trồng đa dạng để nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, để cây thanh long ruột đỏ phát triển bền vững, cần có định hướng cụ thể trong phát triển loại cây này  một cách phù hợp và tìm đầu ra ổn định cho nông dân. Đặc biệt là việc định hướng và thực hiện sản xuất thanh long theo hướng VietGAP, GlobalGAP,... và xây dựng thương hiệu sản phẩm thanh long ruột đỏ Chí Linh, hướng tới thị trường tiêu thụ trong siêu thị và xuất khẩu. Các địa phương vùng đồng bằng không nên ồ ạt mở rộng diện tích trồng thanh long ruột đỏ do chưa có đánh giá về sự phù hợp của cây trồng này.

Nguyễn Thị Ánh


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập198
  • Hôm nay60,076
  • Tháng hiện tại1,210,385
  • Tổng lượt truy cập3,915,589
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây