Gà Mía lai do Trung tâm Nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi tạo ra từ tổ hợp lai giữa gà trống Mía và gà mái Lương Phượng, có sức đề kháng tốt, dễ nuôi và có chất lượng cao hơn so với các giống gà khác. Năm 2011, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ khoa học Hải Dương xây dựng mô hình chăn nuôi gà Mía lai tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Mô hình được triển khai từ ngày 13/4/2011 trên quy mô 2.500 con theo phương thức bán chăn thả tại phường Cộng Hoà, Thái Học thị xã Chí Linh và quy mô 500 con theo phương thức nuôi nhốt tại xã Văn Tố, huyện Tứ Kỳ. Mỗi hộ chăn nuôi tham gia mô hình được hỗ trợ 500 con giống và một phần vật tư chăn nuôi gà Mía lai.
Sau 10 tuần nuôi tỷ lệ sống của gà Mía lai đạt 96%, cao hơn các giống gà tổ hợp Mía khác. Khối lượng gà xuất chuồng trung bình 1,3-1,5 kg/con, thấp hơn gà Mía địa phương (1,5 -1,6 kg). Trong đó, gà Mía lai nuôi theo phương thức bán chăn thả có khối lượng cao hơn nuôi theo phương thức nhốt, do các hộ dân nuôi gà theo phương thức nhốt sử dụng cám công nghiệp có hàm lượng đạm thấp hơn. Sau 3 tuần tuổi, tỉ lệ tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của gà Mía lai là 2,9-3,2 kg, thấp hơn gà Mía nuôi tại địa phương (3,2-3,3 kg).
Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế cho thấy: với cùng giá bán 70.000 đồng/kg, thu nhập trung bình nuôi 100 con gà Mía lai đạt 2,1-2,3 triệu đồng, gà Mía địa phương đạt 1,7-2,1 triệu đồng. Nuôi gà Mía lai cho thu nhập cao hơn do tỷ lệ nuôi sống cao hơn và tỉ lệ tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp hơn sao với gà Mía nuôi tại địa phương.
Kết quả mô hình khẳng định chăn nuôi gà Mía lai có nhiều ưu điểm: Gà Mía lai có đặc điểm ngoại hình tương tự gà Ri địa phương nên phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; hạch toán kinh tế cho thấy nuôi gà Mía lai cho hiệu quả cao hơn giống gà Mía tại địa phương. Theo anh Trần Văn Lưu, thôn Cầu Dòng, phường Cộng Hoà, thị xã Chí Linh, để mô hình chăn nuôi Mía lai đạt hiệu quả cao cần lựa chọn giống gà phù hợp với phương thức chăn nuôi và thị hiếu người tiêu dùng; thời điểm nhập giống thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Sau khi triển khai mô hình tại phường Cộng Hoà, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học Hải Dương khuyến cáo các hộ chăn nuôi gà Mía lai các đợt tiếp theo nên tuân theo quy trình hướng dẫn kỹ thuật, phòng bệnh cho gà đủ và đúng lịch tiêm phòng.
Sau 10 tuần nuôi tỷ lệ sống của gà Mía lai đạt 96%, cao hơn các giống gà tổ hợp Mía khác. Khối lượng gà xuất chuồng trung bình 1,3-1,5 kg/con, thấp hơn gà Mía địa phương (1,5 -1,6 kg). Trong đó, gà Mía lai nuôi theo phương thức bán chăn thả có khối lượng cao hơn nuôi theo phương thức nhốt, do các hộ dân nuôi gà theo phương thức nhốt sử dụng cám công nghiệp có hàm lượng đạm thấp hơn. Sau 3 tuần tuổi, tỉ lệ tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của gà Mía lai là 2,9-3,2 kg, thấp hơn gà Mía nuôi tại địa phương (3,2-3,3 kg).
Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế cho thấy: với cùng giá bán 70.000 đồng/kg, thu nhập trung bình nuôi 100 con gà Mía lai đạt 2,1-2,3 triệu đồng, gà Mía địa phương đạt 1,7-2,1 triệu đồng. Nuôi gà Mía lai cho thu nhập cao hơn do tỷ lệ nuôi sống cao hơn và tỉ lệ tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp hơn sao với gà Mía nuôi tại địa phương.
Kết quả mô hình khẳng định chăn nuôi gà Mía lai có nhiều ưu điểm: Gà Mía lai có đặc điểm ngoại hình tương tự gà Ri địa phương nên phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; hạch toán kinh tế cho thấy nuôi gà Mía lai cho hiệu quả cao hơn giống gà Mía tại địa phương. Theo anh Trần Văn Lưu, thôn Cầu Dòng, phường Cộng Hoà, thị xã Chí Linh, để mô hình chăn nuôi Mía lai đạt hiệu quả cao cần lựa chọn giống gà phù hợp với phương thức chăn nuôi và thị hiếu người tiêu dùng; thời điểm nhập giống thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Sau khi triển khai mô hình tại phường Cộng Hoà, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học Hải Dương khuyến cáo các hộ chăn nuôi gà Mía lai các đợt tiếp theo nên tuân theo quy trình hướng dẫn kỹ thuật, phòng bệnh cho gà đủ và đúng lịch tiêm phòng.
Anh Nguyên
Trung tâm Thông tin KHCN-Tin học Hải Dương
Trung tâm Thông tin KHCN-Tin học Hải Dương