Vừa qua, tại xã Thanh Sơn (Thanh Hà), Viện Bảo vệ thực vật (BVTV) đã tổ chức hội thảo đánh giá mô hình trình diễn kỹ thuật canh tác và quản lý sâu bệnh hại vải thiều tại Thanh Hà.
Ở Việt Nam vải là cây ăn quả đặc sản, quả có giá trị dinh dưỡng cao; nghề trồng vải mang lại kinh tế cao cho người nông dân. Tuy nhiên, nghề trồng vải hiện nay đang gặp những khó khăn do sâu bệnh hại gia tăng làm giảm chất lượng cũng như sản lượng. Qua khảo sát thực tế, cây vải ở Thanh Hà có 8 loài dịch hại thường xuyên xuất hiện. Trong đó có 5 loại sâu hại là nhện lông nhung, sâu đục thân, sâu đo hại vải, bọ xít, sâu đục cuống vải và 3 bệnh hại là bệnh thán thư, bênh sương mai, bệnh sùi cành.
Vụ vải thiều năm 2011, Viện đã tiến hành biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây vải: phun thuốc Bassa 50EC, Regent 80WP phun trừ sâu đo hại vải lứa sâu có đỉnh cao nhất trùng với thời gian vải đậu quả và quả non có hiệu quả trong phòng trừ sâu đo, phun phòng bệnh sương mai quả non bằng thuốc Boocdo 1% hay Rhidomil 72MZ khi tỷ lệ bệnh 5%, phun thuốc Actaza 25WG, Regent 800 EC trừ sâu đục cuống vải hiệu quả nhất lúc bướm rộ trùng vào giai đoạn quả vải chắc nhân, tía cuống quả. Đây là giai đoạn có hiệu quả nhất trong phòng trừ sâu đục cuống quả vải, phun phòng bệnh thán thư, bệnh sương mai bằng thuốc Tilt Super 300EC nếu tỷ lệ bệnh 5%. Kết quả cho thấy, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, quản lý sâu bệnh giúp tăng năng suất, phẩm chất quả vải 15,53%, giảm 52% chi phí thuốc bảo vệ thực vật.
Ngoài ra, Viện BVTV đã hướng dẫn người trồng vải thực hiện song song với các biện pháp kỹ thuật trong canh tác: đốn tỉa cành, tạo tán hợp lý; khoanh vỏ hạn chế cây sinh trưởng dinh dưỡng; khử lộc đông; bón phân đầy đủ theo quy trình; tưới nước giữ ẩm trong mùa khô. Biện pháp kỹ thuật tổng hợp canh tác kết hợp phòng trừ sâu bệnh phù hợp đã làm tăng năng suất và chất lượng vải quả cho giá thành cao.
Vụ vải thiều năm 2011, Viện đã tiến hành biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây vải: phun thuốc Bassa 50EC, Regent 80WP phun trừ sâu đo hại vải lứa sâu có đỉnh cao nhất trùng với thời gian vải đậu quả và quả non có hiệu quả trong phòng trừ sâu đo, phun phòng bệnh sương mai quả non bằng thuốc Boocdo 1% hay Rhidomil 72MZ khi tỷ lệ bệnh 5%, phun thuốc Actaza 25WG, Regent 800 EC trừ sâu đục cuống vải hiệu quả nhất lúc bướm rộ trùng vào giai đoạn quả vải chắc nhân, tía cuống quả. Đây là giai đoạn có hiệu quả nhất trong phòng trừ sâu đục cuống quả vải, phun phòng bệnh thán thư, bệnh sương mai bằng thuốc Tilt Super 300EC nếu tỷ lệ bệnh 5%. Kết quả cho thấy, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, quản lý sâu bệnh giúp tăng năng suất, phẩm chất quả vải 15,53%, giảm 52% chi phí thuốc bảo vệ thực vật.
Ngoài ra, Viện BVTV đã hướng dẫn người trồng vải thực hiện song song với các biện pháp kỹ thuật trong canh tác: đốn tỉa cành, tạo tán hợp lý; khoanh vỏ hạn chế cây sinh trưởng dinh dưỡng; khử lộc đông; bón phân đầy đủ theo quy trình; tưới nước giữ ẩm trong mùa khô. Biện pháp kỹ thuật tổng hợp canh tác kết hợp phòng trừ sâu bệnh phù hợp đã làm tăng năng suất và chất lượng vải quả cho giá thành cao.
Hải Ninh