Tiếp thu công nghệ sản xuất giống lúa kháng bạc lá Bắc ưu 253 và Bắc thơm số 7

Khu ruộng sản xuất lúa giống Bắc thơm số 7 KBL của Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương. Ảnh Hải Ninh        Trong cơ cấu giống lúa hiện nay của các tỉnh đồng bằng sông Hồng nói chung, của tỉnh Hải Dương nói riêng, các giống lúa được lai tạo trong nước chiếm khoảng 20%,còn lại khoảng 80% là các giống lúa nhập nội từ Thái Lan, Ấn Độ và chủ yếu là của Trung Quốc. Các giống lúa lai, lúa thuần của Trung Quốc được gieo cấy ở Việt Nam có nhiều giống có chất lượng gạo ngon, nhưng đều kháng bệnh bạc lá kém.
Tiếp thu công nghệ sản xuất  giống lúa kháng bạc lá Bắc ưu 253 và Bắc thơm số 7

Bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas Oryzae gây ra, là một trong những bệnh nhiệt đới nguy hiểm nhất đối với cây lúa ở miền Bắc Việt Nam. Bệnh gây hại trong cả hai vụ, nhất là ở vụ mùa và gây hại trên nhiều giống lúa khác nhau, đặc biệt là các giống lúa thuần, lúa lai Trung Quốc.
Giống lúa Bắc thơm số 7 đã được Viện lúa trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội chuyển gen kháng bạc lá theo phương pháp lai lại nhiều lần (Backross) đến đời con lai FC4, FC5 nên sau khi duy trì hạt và nhân ra phục vụ gieo trồng trong sản xuất đại trà thì đặc tính kháng bạc lá của giống Bắc thơm số 7 vẫn được duy trì ổn định nếu cấp giống được đảm bảo tốt.
Giống lúa thường Bắc thơm số 7 KBL được công tyTNHHMTVgiống cây trồng Hải Dương triển khai sản xuất và nhân hạt giống tại 3 Xí nghiệp GCT gồm Xí nghiệp GCT thuỷ sản Tứ Kỳ, Xí nghiệp GCT Kim Thành, Xí nghiệp GCT chế biến nông lâm sản Chí Linh trong 3 năm 6 vụ ở cả vụ xuân và vụ mùa cho thấy giống Bắc thơm số 7 KBL có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Bắc thơm số 7 kháng bạc lá ngắn ngày cảm ôn, thích ứng rộng gieo cấy 2 vụ /năm; có tiềm năng năng suất cao. Giống có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt như sâu cuốn lá, đục thân, rầy nâu; bệnh đạo ôn, bạc lá.v.v
Để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống Bắc thơm số 7, Bắc ưu 253 kháng bạc lá; Công ty TNHH MTV giống cây trồng Hải Dương đã gửi 2 giống này tham gia hệ thống khảo nghiệm VCU tại Trung tâm khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia trong 4 vụ đó là mùa 2010, 2011 và vụ xuân 2011, 2012 đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau gồm Vùng trung du và miền núi phía Bắc gồm: Tuyên Quang, Phú Thọ, Hoà Bình; Vùng đồng bằng sông Hồng gồm: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình; Vùng bắc trung bộ gồm: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Kết quả giống Bắc thơm số 7 và Bắc ưu 253 kháng bạc lá được đánh giá có nhiều đặc điểm nông sinh học tốt, năng suất tương đương và cao hơn so với giống đối chứng Bắc thơm số 7 và Bắc ưu 903 KBL; khả năng chống chịu sâu bệnh hại, đặc biệt là tính kháng bạc lá. Giống Bắc thơm số 7KBL gieo cấy 2 vụ/năm, giống Bắc ưu 253 KBL gieo cấy vụ mùa trung, thích ứng rộng. Kết quả khảo nghiệm DUS cho thấy giống Bắc thơm số 7 KBL và giống Bắc ưu  253 KBL trong 65 tính trạng thể hiện không sai khác rõ rệt, vì vậy 2 giống này có đặc tính nông sinh học tương tự với giống Bắc thơm số 7 và Bắc ưu 253 đại trà chỉ sai khác duy nhất có chứa gen kháng thể hiện trên đồng ruộng và qua lây nhiễm nhân tạo, chạy gen PCR.
Từ vụ xuân 2010 đến nay diện tích gieo cấy giống lúa Bắc thơm số 7 KBL và giống lúa lai 3 dòng Bắc ưu 253 KBL không ngừng tăng lên do hiệu quả kinh tế mang lại. So với gieo trồng giống lúa Bắc thơm số 7 và Bắc ưu 253 với mức đầu tư như nhau nhưng 2 giống Bắc thơm số 7, Bắc ưu 253 kháng bạc lá ít nhiễm sâu bệnh hơn nên số lần phun thuốc BVTV ít hơn từ 2-3 lần /vụ, năng suất thực thu cao hơn nên hiệu quả kinh tế khi sử dụng gieo trồng 2 giống Bắc thơm số 7 và Bắc ưu 253 kháng bạc lá cao hơn hẳn so với cấy Bắc thơm số 7, Bắc ưu 253 đối chứng, năng suất tăng hơn đối chứng từ 10-15%.
Ninh Hải

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây