Nuôi Tôm Sú, Tôm Rảo kết hợp với cây ăn quả

DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ, TÔM RẢO KẾT HỢP TRỒNG CÂY ĂN QUẢ TRÊN VÙNG ĐẤT NHIỄM MẶN VEN TRIỀN SÔNG THÁI BÌNH VÀ SÔNG KINH THẦY TẠI 2 HUYỆN KINH MÔN VÀ TỨ KỲ TỈNH HẢI DƯƠNG  

Chủ nhiệm Dự án:

- KS. Vũ Bảo Dương, Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Hải Dương, từ tháng 10/2000 đến tháng 6/2001.

- KS. Nguyễn Duy Sách, Phó Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Hải Dương, từ tháng 7/2001 đến tháng 9/2003.

Cơ quan quản lý: Bộ Khoa học và Công nghệ.

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Hải Dương.

Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương.

Cơ quan thực hiện: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương.

Cơ quan chuyển giao công nghệ:

- Trạm Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản nước lợ Quý Kim, Viện Nghiên cứu Thuỷ sản I - Bộ Thủy sản.

- Trại Thí nghiệm thực tập - Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2000 đến tháng 9/2003.

Kết quả nghiệm thu, xếp loại: Đạt.

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu trực tiếp.

Xây dựng mô hình nuôi tôm sú, tôm rảo kết hợp trồng cây ăn quả đặc sản (vải, nhãn, xoài...), nhằm khai thác hợp lý, có hiệu quả vùng đất nhiễm mặn ven sông thuộc 2 xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ) và Phú Thứ (huyện Kinh Môn).

+ Phấn đấu năng suất: tôm sú đạt 300 - 700 kg/ha/vụ; tôm rảo đạt 250 - 300 kg/ha/vụ.

+ Cây ăn quả sau 3 năm sẽ cho thu hoạch.

2. Mục tiêu nhân rộng các kết quả mô hình.

Sau năm 2002, từ kết quả mô hình nuôi tôm kết hợp trồng cây ăn quả đặc sản sẽ được mở rộng ra quy mô 1000 - 2000 ha với 3000 - 5000 hộ nông dân thực hiện trên phạm vi 4 huyện của tỉnh Hải Dương là: Kinh Môn, Tứ Kỳ, Thanh Hà, Ninh Giang.

3. Mục tiêu đào tạo hộ nông dân, cán bộ cơ sở, kỹ thuật viên trên địa bàn triển khai Dự án.

- Tập huấn, cấp quy trình hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm và trồng ăn quả đặc sản cho 1.600 lượt người.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật cơ sở, hộ nông dân tiên tiến cho 2 cơ sở nắm chắc kỹ thuật nuôi tôm và trồng cây ăn quả đặc sản đạt hiệu quả kinh tế gồm 5 cán bộ cơ sở, 10 kỹ thuật viên và 30 hộ nông dân tiên tiến đủ khả năng đưa TBKT vào sản xuất khi Dự án kết thúc.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Kết quả về tập huấn, đào tạo kỹ thuật.

- Dự án đã mở 7 lớp đào tạo kỹ thuật tại 2 xã theo từng chuyên đề, mỗi lớp từ 3 - 5 ngày; 1 lớp đào tạo kỹ thuật tổng hợp thời gian 8 ngày.

- Dự án thực hiện được các mục tiêu về tập huấn và đào tạo kỹ thuật gồm tập huấn, cấp qui trình kỹ thuật cho 1.600 lượt người với 3.000 bản tài liệu và 150 tập tài liệu kỹ thuật tổng hợp; đào tạo được 5 cán bộ và 10 kỹ thuật viên, 30 hộ nông dân tiên tiến đủ khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về nuôi thuỷ sản và trồng cây ăn quả đặc sản vào thực tiễn sản xuất ở địa phương khi dự án kết thúc.

2. Kết quả thực hiện mô hình nuôi tôm.

2.1. Kết quả phân tích về điều kiện môi trường ao nuôi tôm.

Năm 2001 và 2002, Trung tâm ng dụng TBKH Hải Dương cùng Trạm Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản đã tiến hành lấy mẫu và phân tích 1 số yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá... ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của tôm nuôi ở các ao thuộc 2 xã Phú Thứ và An Thanh. Kết quả phân tích:

Chỉ

tiêu

Tháng

TO nước

(Oc)

Độ muối

S%0

Độ trong

cm

pH

DO

mg/L

NH4.N

mg/L

NO2 mg/L

PO4 mg/L

H2S mg/L

5/2001

28,8

0,25

34

7,9

4,5

0,062

0,023

0,031

0,025

6/2001

30,5

0

23

7,3

4,1

0,051

0,060

0,038

0,068

7/2001

29,0

0

27

7,7

4,2

0,061

0,064

0,044

0,074

9/2001

27,0

2,0

44

7,6

5,7

0,027

0,013

0,041

0,029

10/2001

24,8

0,5

33

7,7

5,5

0,051

0,032

0,036

0,062

Đánh giá chung về môi trường ao nuôi tôm trong thời gian thực hiện Dự án:

- Các yếu tố thuỷ lý: t0, pH, độ trong đều ở mức cho phép.

- Các yếu tố thuỷ hoá: DO, NO2 , H2S, NH4 biến động trong phạm vi chịu đựng của tôm.

- Độ mặn ở các ao nuôi là quá thấp, cao nhất chỉ đạt 2%0, hầu hết thời gian nuôi độ mặn là 0%0. Ở ngưỡng độ mặn này tôm sinh trưởng chậm và chết nhiều.

2.2. Kết quả mô hình nuôi tôm rảo.

2.2.1. Tại xã Phú Thứ.

a. Vụ thu năm 2001.

Diện tích đưa vào nuôi là 52.400 m2, gồm 30.400 m2 ao và 22.000 m2 ruộng trũng cấy lúa và ao. Tổng số tôm giống thả là 85 vạn, cỡ P30-45, được thuần hoá xuống độ mặn 2%0. Tôm được thả từ ngày 17/9 với mật độ bình quân 16 con/m2. Ao nuôi được quản lý chăm sóc đúng quy trình, thức ăn nuôi tôm là thức ăn công nghiệp KP90. Sau 65 ngày nuôi, tôm bắt đầu cho thu hoạch.

Với diện tích 52.400 m2 thu được 1.440 kg tôm, năng suất đạt 275 kg/1 ha. Trọng lượng bình quân của tôm là 6,4 gam/con (156 con/1 kg), tỉ lệ sống là 26,4%. So với mục tiêu thì năng suất và tỉ lệ sống đều đạt. Tuy nhiên cỡ tôm tương đối nhỏ, giá bán chỉ được 35.000 đồng/kg.

b. Vụ thu năm 2002.

Diện tích nuôi 25.000 m2, gồm 5.000 m2 ao và 20.000 m2 ruộng trũng cấy lúa và ao, 8 hộ thực hiện. Tổng số tôm giống là 27,5 vạn con, cỡ P35, được thuần hoá xuống độ mặn 2%0. Ngày thả giống: 27/9/2002, mật độ bình quân 11,5 con/m2 (nuôi ở ao mật độ 15 con, nuôi ở ruộng mật độ 10 con). Sau khi nuôi được 1 tháng thì 3 ao của các ông: Hồng, Giang và Cổn bị vỡ cống, nước rút cạn theo thuỷ triều, tôm giống bị thất thoát hết, các ao còn lại được tiếp tục chăm sóc theo quy trình. Sau 3 tháng nuôi, đến ngày 23/12/2002 bắt đầu cho thu hoạch. Do gặp rét đậm, thời gian thu hoạch phải kéo dài tới ngày 12/01/2003. Với diên tích nuôi 13.400 m2 (5 ao) thu được 322 kg tôm, bình quân 240 kg/ha (xấp xỉ đạt mục tiêu đề ra), trọng lượng tôm bình quân 7,2 gam/con (140 con/1 kg), tỉ lệ sống bình quân 29,8%.

2.2.2. Tại xã An Thanh.

a. Vụ thu năm 2001.

Diện tích nuôi là 70.000 m2 ở 22 hộ. Tổng số tôm giống là 70 vạn con. Cỡ tôm P35-45, đã được thuần hoá. Tôm được thả 2 đợt, đợt 1 thả từ ngày 17 - 24/9, số lượng 47 vạn con, diện tích 47.000 m2 mật độ bình quân 10 con/m2, số hộ tham gia 16 hộ. Đợt 2 thả ngày 5/11, số lượng 23 vạn con, diện tích 23.000 m2, mật độ 10 con/m2, có 6 hộ tham gia. Tôm thả được 3 ngày thì đến ngày 8 - 9/11 bị lũ tràn, làm các ao bị ngập và toàn bộ tôm giống mới thả chết hết. Tôm nuôi đợt 1 được 50 ngày tuổi cũng bị ảnh hưởng của lũ, môi trường ao nuôi xấu đi, tôm có hiện tượng đi hàng đàn, một số ao nuôi tôm bị chết. Một số ao khác phải thu hoạch gấp nhưng kết quả rất thấp. Thời gian thu hoạch kéo dài từ đầu tháng 11 đến đầu tháng 12/2001.

Trên diện tích 47.000 m2 ao thu được 345 kg tôm. Năng suất bình quân 73,4 kg/1 ha (bằng 29,4% mục tiêu), cỡ tôm bình quân 6,9 gam/con (145 con/1kg) tỉ lệ sống chỉ đạt 10,7% (bằng 43% mục tiêu). Tất cả 17 hộ nuôi đều không đạt được mục tiêu của dự án.

b. Vụ thu năm 2002.

Diện tích nuôi 10.000 m2 (có 3000 m2 ruộng trũng cấy lúa và ao). Số hộ nuôi là 5 hộ. Số lượng tôm giống 16 vạn con cỡ P30-35, đã được thuần hoá, mật độ thả bình quân 16 con/m2. Tôm thả ngày 9/10/2002. Trong quá trình nuôi, tôm phát triển bình thường, nhưng đến cuối tháng 12 gặp rét đậm tôm có hiện tượng bị chết rét. Thời gian thu hoạch kéo dài từ ngày 23/12/2002 đến ngày 14/1/2003.

Kết quả, với diện tích 10.000 m2 đã thu được 245 kg tôm, cỡ tôm nhỏ, chỉ đạt 5,8 gam/con (176 con/1 kg), tỉ lệ sống đạt 27%. Xét về năng suất và tỷ lệ sống thì đạt mục tiêu của dự án.

2.2.3. Nhận xét chung về mô hình nuôi tôm rảo.

- Tổng diện tích đưa vào nuôi trong 2 năm là 15,7 ha tại 47 hộ. Diện tích cho thu hoạch là 12,28 ha và sản lượng tôm thu được là 2.352 kg.

- Trong 4 vụ nuôi (mỗi xã 2 vụ) thì có 3 vụ nuôi đạt mục tiêu của Dự án (năng suất đạt từ 240 - 270 kg/ha; tỉ lệ sống đạt 26 - 29%).

- Tôm nuôi ở ao đạt kết quả cao hơn nuôi ở ruộng trũng.

- Tuy vậy tôm nuôi ở cả 2 địa điểm đều phát triển chậm, trọng lượng cá thể khi thu hoạch thấp (6 gam/con), ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình.

3. Kết quả mô hình nuôi tôm sú.

3.1. Năm 2001.

Theo nội dung và quy mô của dự án, thì năm 2001 sẽ triển khai nuôi tôm sú ở xã Phú Thứ với diện tích 7 ha với 15 hộ. Năm 2001, tôm sú được triển khai nuôi ở thôn Lỗ Sơn, xã Phú Thứ với diện tích 9.800 m2 ở 7 hộ gia đình. Tôm giống được thả ngày 2 - 5/2001 với số lượng 11 vạn con, cỡ tôm P15 đã được thuần hoá. Trước khi đưa ra nuôi đại trà ở các ao, tôm được ương nuôi và thuần hoá ở 3 chuồng quây lưới nilon, mỗi chuồng rộng 10 m2, có máy sục khí để tôm thích nghi dần với điều kiện môi trường ao nuôi. Sau thời gian thuần hoá ở chuồng nilon 7 ngày (từ ngày 2 - 9/5), số lượng tôm giống còn lại 7,7 vạn (tỉ lệ sống 70%) được đưa nuôi ở 7 ao với mật độ 8 con/m2, sau khi xuống giống một thời gian ngắn tôm bị bệnh đốm trắng và chết hàng loạt.

3.2. Năm 2002.

Được sự đồng ý của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, mô hình nuôi tôm sú được chuyển đến thực hiện tại xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ. Ngày 15/5/2002 tôm giống được thả với số lượng 26.800 con, cỡ tôm P50-60. Tôm đã được thuần hoá xuống độ mặn 2, trong 5 ngày tại bể ương của Trạm nghiên cứu. Tôm giống to, khoẻ mạnh và không bị mắc bệnh. Diện tích nuôi là 4.800 m2, mật độ 5,6 con/m2. Tôm được thả lúc 11h, tỉ lệ sống khi thả đạt 100%. Nhưng sau khi thả được 4 tiếng, đến 15h cùng ngày tôm có hiện tượng nhao vào bờ và bị chết (khoảng 10%). Sau đó tôm vẫn tiếp tục chết và sau 1 tuần kiểm tra thì tôm chết hoàn toàn. Nguyên nhân tôm chết là do nước ao nuôi quá nhạt (độ mặn 0), làm cho tôm bị sốc đột ngột.

Như vậy, với 2 đợt nuôi tôm sú trong 2 năm, ở cả 2 địa điểm đều không có kết quả. Có thể khẳng định rằng với môi trường ao nuôi có độ mặn thấp không thể nuôi tôm sú.

4. Kết quả mô hình nuôi thử nghiệm tôm he chân trắng.

Năm 2002 và 2003, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho phép bổ sung nội dung dự án là xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm tôm he chân trắng tại xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ. Ban chủ nhiệm Dự án cùng với cơ quan chuyển giao công nghệ đã tổ chức nuôi thử nghiệm tôm he chân trắng vụ hè thu năm 2002 và vụ hè thu năm 2003 tại thôn An Định, xã An Thanh. Kết quả như sau:

4.1. Vụ hè năm 2002.

Tôm he chân trắng được nuôi làm 2 đợt: đợt 1 vào ngày 18/5/2002, diện tích nuôi 2000 m2, số lượng tôm giống là 30.000 con, cỡ tôm P30-35, mậtđộ nuôi 15 con/m2 và nuôi ở 2 ao; đợt 2 vào ngày 17/6/2002, diện tích nuôi là 5.000 m2, số lượng tôm giống thả là 45.000 con cỡ P30-45, mật độ nuôi 10 con/m2, nuôi ở 3 ao. Tôm giống đã được Trạm Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản thuần hoá xuống độ mặn dưới 2%0 trong 5 ngày. Tôm được nuôi ở các ao nước nhạt, độ mặn quá thấp 0. Tôm được chăm sóc theo qui trình, tôm sống và phát triển bình thường. Nhưng sau thời gian nuôi được 15 ngày, khi tôm đạt bình quân 1 gam/con, độ dài 3 cm thì bắt đầu có hiện tượng chết hàng loạt, số còn lại không đáng kể. Nguyên nhân làm cho tôm bị chết, theo ý kiến của cơ quan chuyển giao công nghệ là do độ mặn của nước ao nuôi tôm quá thấp, tôm bị mềm vỏ, không lột xác được.

4.2. Vụ thu năm 2002.

Tôm he chân trắng thả ngày 9/10/2002, diện tích nuôi là 2.800 m2 trong 2 ao (1 ao có diện tích 1.800 m2 và 1 ao có diện tích 1.000 m2), số lượng tôm giống thả là 65.000 con, mật độ nuôi bình quân 23 con/m2. Rút kinh nghiệm của các đợt nuôi trước, đợt nuôi vụ thu này ngoài việc thuần hoá tôm giống xuống độ mặn dưới 2%­0, dự án đã tiến hành nâng độ mặn nước ao nuôi, bằng cách hoà 1,5 kg muối ăn/m2 ao (ao 1.800 m2 hoà 3000 kg muối, ao 1000 m2 hoà 1.500 kg), lúc này độ mặn nước ao nuôi đã đạt 1,0 -1,5%0. Ngoài ra còn làm chuồng quây nilon để tiếp tục thuần hoá tôm giống. Cứ 1 vạn tôm giống quây 15 m2 chuồng, mỗi chuồng hoà thêm 2 kg muối để độ mặn trong chuồng đạt 2,5 - 3%0. Sau đó thả tôm giống vào chuồng nuôi và sau 10 ngày thì mở cửa chuồng để tôm tự bơi ra ngoài. Tôm được chăm sóc, cho ăn theo quy trình. Đặc biệt mực nước trong ao nuôi luôn giữ ở mức 1 m, đảm bảo độ mặn trong ao ổn định ở giai đoạn đầu. Với cách xử lý ao như vậy, tôm he chân trắng phát triển tốt, tỉ lệ sống cao, tốc độ sinh trưởng nhanh.

Sau 1 tháng nuôi, tỉ lệ sống đạt trên 80%, trọng lượng đạt bình quân 3 gam g/con. Sau 2 tháng nuôi, tỉ lệ sống đạt 70%, trọng lượng bình quân đạt 6,6 gam/con. Sau 3 tháng, đến ngày 13/01/2002, tỉ lệ sống 60%, trọng lượng bình quân 7,6 gam/con (130 con/1kg) và cho thu hoạch. Năng suất đạt trên 1.000 kg/ha. Nếu như không gặp đợt rét đậm vào cuối tháng 12/2002 thì năng suất có thể cao hơn.

4.3. Vụ hè thu năm 2003.

Chủ nhiệm dự án và Trung tâm ứng dụng TBKH mở rộng mô hình của dự án, tiếp tục nuôi thử nghiệm tôm he chân trắng tại xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ vụ hè thu năm 2003. Thời gian nuôi từ tháng 5/2003 với quy mô diện tích 2.000 m2. Việc xử lý ao nuôi và chăm sóc tôm được thực hiện như vụ thu năm 2002. Ngày 5/5/2003 tiến hành thả tôm giống với số lượng 45.000 con (mật độ nuôi 22 con/m2). Tôm giống được Trạm Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản nước lợ ương và thuần hoá xuống độ mặn 2, tôm khoẻ không mang mầm bệnh, cỡ đồng đều (P35). Sau khi thả, tôm phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 100%, tốc độ lớn khá nhanh, sau 8 ngày nuôi (đến ngày 12/5/2003) đạt độ dài bình quân 3 cm, nhưng đến sáng sớm ngày 14/5/2003, khi thăm ao chuẩn bị cho tôm ăn thì chủ hộ nuôi tôm phát hiện thấy tôm chết hàng loạt. Ngoài tôm ra, các sinh vật sống trong ao như cua, cáy, giun đất đều bị chết hết. Về nguyên nhân tôm giống và các sinh vật khác bị chết đột ngột, chết đồng loạt có thể do nguồn nước ao nuôi bị ngộ độc. Việc triển khai nuôi tôm he chân trắng vụ hè thu năm 2003 bị dừng lại.

Qua 3 đợt nuôi thử nghiệm có thể nhận thấy rằng, nếu môi trường ao nuôi được xử lý chu đáo bằng cách tạo độ mặn của nước ao nuôi lên 2-3%0, thì có thể nuôi được tôm he chân trắng, tôm phát triển tốt và cho năng suất khá.

Đánh giá kết quả 3 mô hình nuôi tôm:

Với 3 mô hình nuôi tôm tại 2 xã Phú Thứ và An Thanh có thể khẳng định rằng mô hình nuôi tôm rảo và tôm he chân trắng thực hiện đạt kết quả thấp so với mục tiêu của dự án; mô hình nuôi tôm sú không đạt kết quả do môi trường nuôi không phù hợp.

5. Kết quả trồng cây ăn quả đặc sản.

Thực hiện mục tiêu và nội dung của Dự án, Trung tâm Ứng dụng TBKH Hải Dương cùng với Trại Thí nghiệm thực tập (Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội) triển khai thực hiện mô hình trồng cây ăn quả đặc sản trên vùng đất nhiễm mặn của 2 xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ) và Phú Thứ (huyện Kinh Môn).

5.1. Tại xã Phú Thứ.

Qui mô Dự án là 4,6 ha, nhưng do đặc thù địa hình không thể mở rộng quy mô nên chỉ thực hiện ở diện tích 3,5 ha với 23 hộ. Tổng số cây ăn quả đặc sản đã trồng là 840 cây, gồm: 140 cây vải thiều (chiếm 16,5%), 300 cây nhãn lồng (chiếm 35,5%), 200 cây xoài (chiếm 24%), 200 cây hồng nhân hậu (chiếm 24%).

5.2. Tại xã An Thanh.

Diện tích trồng là 3,5 ha ở 12 hộ. Tổng số cây ăn quả đặc sản đã trồng là 823 cây, gồm: 50 cây vải thiều (chiếm 6%), 200 cây nhãn (chiếm 24,5%), 273 cây xoài (chiếm 33%), 300 cây hồng nhân hậu (chiếm 36,5%).

Sau 1 năm, loại cây ăn quả trồng ở vùng đất nhiễm mặn của 2 xã đều phát triển được. Trong đó, cây vải, nhãn và xoài phát triển tốt, cây hồng nhân hậu phát triển kém hơn. Tỉ lệ sống bình quân của cây đạt 80,6%.

Như vậy, với 4 loại cây ăn quả đặc sản được Dự án lựa chọn về cơ bản phù hợp với điều kiện vùng đất nhiễm mặn của 2 xã. Tuy nhiên, việc đưa cây hồng nhân hậu vào vùng dự án không thích hợp.

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Mô hình nuôi tôm sú, tôm rảo, tôm he chân trắng không được nhân rộng vì độ mặn vùng nước lợ quá thấp. Cây ăn quả phát triển tốt, nhưng xu hướng hiện nay các hộ không muốn trồng cây ăn quả ở vùng nuôi thủy sản.


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây