Công nghệ và Đổi mới sáng tạo 2011-10-17 10:41:20

Ảnh minh hoạ Các nhà nghiên cứu khoa học Ai Cập cho biết, họ đã phát triển thành công công nghệ biến rơm rạ thành giấy, thuốc trừ sâu đồng thời giúp cắt giảm hàng tấn cacbon dioxit thải vào môi trường từ việc đốt rơm rạ của nông dân.

Công nghệ mới có khả năng chiết xuất 65% cellulose từ  rơm rạ thành nguyên liệu để sản xuất giấy, bìa cattông và hợp chất phenolic tự nhiên trong khi với công nghệ hiện tại chỉ tận dụng được 30%, Maha Al Khatib, một trong những nhà nghiên cứu cho biết.
Phenolic được tinh chế để sản xuất thuốc trừ sâu không độc hại với sức khoẻ con người mà đặc biệt hiệu quả đối với ruồi và muỗi Culex pipiens, một loại muỗi truyền bệnh giun chỉ bạch huyết, bệnh nhiễm trùng giun gây chết người có mặt khắp Ai Cập và nhiều quốc gia Châu Phi.
Theo ước tính, công nghệ có thể mang lại 85 triệu USD lợi nhuận từ 1.000.000 tấn rơm rạ tái chế mỗi năm và tạo việc làm cho khoảng 100.000 người. Không những thế, còn tránh phát thải 85.000 tấn khí carbon dioxide từ việc đốt rơm vào không khí.
Nghiên cứu đã được cấp bằng sáng chế năm 2010. Kết quả của công trình đã khuyến khích Chương trình Phát triển Nghiên cứu và Đổi mới, một chương trình được tài trợ bởi Liên minh châu Âu nhằm tăng cường đổi mới và chuyển giao công nghệ ở Ai Cập.
Theo Galal A. Nawwar, người đứng đầu đơn vị nghiên cứu, rơm rạ là một ví dụ nổi bật nhất của chất thải nông nghiệp tại Ai Cập.
“Hàng năm có tới 4 triệu tấn rơm rạ bị đốt cháy. Điều này không những gây lãng phí về kinh tế mà còn gây ô nhiễm không khí”, Galal A. Nawwar nói.
Dự kiến, công nghệ mới sẽ được ứng dụng tại các nông trại canh tác lúa ở Noubariya, cách Cairo 120 km vào tháng 12.2011.
Vấn đề còn lại phụ thuộc vào việc truyền đạt công nghệ cho nông dân và cách mà nông dân áp dụng sao cho hiệu quả, GS Gamal M. Siam, Khoa Kinh tế Nông nghiệp của Đại học Cairo cho biết.
                                                                                         ( Theo báo Đất Việt)
 

Tin khác

Thu thập, cung cấp dữ liệu, phục vụ tính toán chỉ số PII (01/08/2024)

Phát triển công nghiệp công nghệ số (21/07/2024)

Thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu và phát triển Trí tuệ nhân tạo khu vực châu Á (12/07/2024)

Hải Dương: Tọa đàm kết nối đầu tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (05/07/2024)

Ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp vì sức khoẻ người dân (02/07/2024)

Giáo sư VinUni tự hào vì đã đặt hết niềm tin và khát vọng vào ngôi trường… 0 tuổi (02/07/2024)

Mở rộng hợp tác về đổi mới sáng tạo, công nghiệp bán dẫn Việt Nam - Hàn Quốc (02/07/2024)

Hà Nội chuyển đổi 100% xe buýt điện, sử dụng năng lượng xanh từ năm 2025 để giảm khí thải (21/06/2024)

Tăng năng suất lao động: Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp (18/06/2024)

Phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm (18/06/2024)

Tập huấn kỹ năng quản trị trang thông tin điện tử và cập nhật thông tin về Luật giao dịch điện tử cho cán bộ, công chức, viên chức của các Sở, Ban, ngành trong tỉnh. (14/06/2024)

Tăng cường giải pháp nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (10/06/2024)

Đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế (09/06/2024)

Việt Nam thăng hạng về Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu 2024 (09/06/2024)

Trao Giải thưởng Báo chí về Khoa học và Công nghệ năm 2023 (22/05/2024)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.