Khoa học công nghệ 2017-04-13 07:49:53

Giai đoạn năm 2011-2016 có tổng số 190 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Một số kết quả hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn này đạt được trong các lĩnh vực KH&CN đó là:  

1. Trong lĩnh vực Khoa học nông nghiệp

Hoạt động KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp đã tập trung đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống, bảo vệ môi trường. Nghiên cứu, thử nghiệm lựa chọn các giải pháp KH&CN về giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh, năng lực của người dân và tập quán sản xuất từng vùng trên địa bàn tỉnh để chuyển giao cho người dân đưa vào sản xuất đại trà.

Từ năm 2011-2016 đã sản xuất thử, kết luận và lựa chọn được nhiều giống cây trồng vật nuôi đưa vào cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh như: sản xuất thử đã lựa chọn được 24 giống lúa mới phù hợp với điều kiện canh tác của tỉnh cho năng suất và hiệu quả kinh tế (PC6, P6ĐB, QR1, T10, TH7-2, Bio 404, Nghi Hương 2308, Hương ưu 3068, RVT, P376, Thụy Hương 308, Bắc ưu 253 KBL, Bắc thơm số 7 KBL, Gia Lộc 105, Hương cốm 4, Thuần Việt 1, TBR45, Bắc thơm số 9, Sơm Lâm 2, LTH31, TL12, Đột biến tám xoan Hải Dương, BQ, PC26 - Japonica). Trong đó đã đưa 09 giống vào cơ cấu giống lúa của tỉnh (P6ĐB, QR1, Bio 404, Nghi Hương 2308; Hương ưu 3068, RVT, Bắc thơm số 7 KBL, TBR45, Gia Lộc 105), các giống còn lại đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận chính thức mới đưa vào cơ cấu giống lúa của tỉnh. Sản xuất thử lựa chọn được 16 giống cây rau màu để đưa vào cơ cấu cây rau màu của tỉnh (Dưa Thanh lê, cà chua ghép gốc cà tím, khoai tây Sinora, bí xanh số 2, dưa hấu F1 super Hoàn Châu, Thúy Đào 169, dưa bở vàng thơm, dưa hấu lai F1AD779, F1 Sunny, Dưa Kim Cô nương, dưa Kim Hoàng Hậu, ớt F1 tên lửa đỏ 107, ngô nếp MX10, Wax 48, HN88, ADI600). Đã đưa 7 giống cây ăn quả mới vào cơ cấu cây ăn quả của tỉnh, một số giống đã được nhân rộng thành các vùng sản xuất hàng hóa hàng chục ha cho giá trị kinh tế cao (Thanh long ruột đỏ, ổi lê Đài Loan, ổi trắng, cam vinh, cam V2, Bưởi ngọt NNH-VN53, NNH-VN50).

Đối với sản xuất lúa thương phẩm: đã xây dựng thành công các cánh đồng mẫu lớn sản xuất các giống lúa chất lượng cho hiệu quả kinh tế cao, hình thành và phát triển các mô hình cơ giới hóa từ khâu làm đất, sản xuất mạ khay, cấy bằng máy đến khâu thu hoạch giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế so với sản xuất thông thường từ 6-7 triệu đồng/ha. Triển khai mở rộng hàng ngàn ha giống lúa mới cho hiệu quả kinh tế cao hơn các giống cũ từ 7-15%.

Đối với gia súc: phát triển một số giống lợn ngoại như: Landrace, Yorkshire, Piétrain RéHal, PiDu … để tạo các con lai 2 - 3 máu ngoại cho phẩm chất, năng suất, chất lượng thịt tốt. Đưa các dòng lợn nái mới VCN 21, VCN 22 vào sản xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng thị cho đàn lợn của tỉnh, tỷ lệ thịt lạc đạt 58-62% và cho hiệu quả kinh tế cao hơn các dòng nái khác trên 10%.

Đối với gia cần và thủy cầm: đã sản xuất thử thành công và đưa vào cơ cấu giống của tỉnh, sản xuất mở rộng được 11 giống (Gà lông màu, Lương Phượng, mía lai, ri lai, lai chọi, J Dabaco, Đông tảo; vịt siêu thịt C.M, Super Heavy, Super M3, gan R71 lai vịt M14).

Đối với thủy sản: Phát triển mở rộng sản xuất thương Cá rô phi đơn tính đực, đến nay các giống cá rô phi đơn tính đực đã phát triển mở rộng ở 12 huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh. Ứng dụng các kỹ thuật về giống, xử lý môi trường ao nuôi bằng công nghệ sinh học,… đã góp phần duy trì diện tích nuôi thủy sản của tỉnh ở mức trên 10.000 ha.

Ngoài ra còn tập trung vào việc ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường nông thôn; nghiên cứu các giải pháp về quy hoạch phát triển nông thôn; thực hiện các chính sách về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, … Để mở rộng ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu cho UBND tỉnh đã phê duyệt Chương trình ứng dụng tiến bộ KH&CN phát triển sản xuất nông sản hàng hoá góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương giai đoạn năm 2012 đến năm 2020. Kết quả đã xây dựng thành công nhiều mô hình sản xuất hàng hóa các giống cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng làm tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hằng năm.

2. Trong lĩnh vực Khoa học và kỹ thuật

Các nhiệm vụ lĩnh vực này đã lựa chọn áp dụng các kỹ thuật tiến bộ có công nghệ phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm như: Ứng dụng công nghệ Jet Grouting để gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng trong xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Ứng dụng thành công một số chế phẩm sinh học như Fito-Biomix RR xử lý rác thải đồng ruộng, xử lý rơm rạ dư thừa sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ, chế phẩm Biof, EM xử lý đáy và nước ao nuôi thủy sản, v.v…Ngoài ra trong lĩnh vực này đã hợp tác với Nhật Bản triển khai thử nghiệm công nghệ Saibon trong xử lý nước thải sau chăn nuôi quy mô trang trại tập trung.

Thực hiện các đề tài điều tra hiện trạng và đề xuất các biện pháp về bảo vệ, khai thác và phát triển tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh như: Khảo sát, đánh giá hiện trạng các loài sinh vật có giá trị bảo tồn nguồn gen và giá trị kinh tế ở hệ sinh thái tự nhiên vùng đồi núi thị xã Chí Linh; Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước và đánh giá khả năng tiếp nhận ô nhiễm môi trường của các nhánh sông chính, sông phụ trên địa bàn tỉnh Hải Dương, xây dựng được bản đồ kỹ thuật số để làm căn cứ quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác quản lý môi trường, đặc biệt là quản lý các dự án đầu tư có nguồn nước thải độc, hại; đánh giá các yếu tố gây sự suy thoái ô nhiễm tài nguyên nước dưới đất đưa ra các giải pháp bảo vệ và khai thác hiệu quả, bền vững tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Xây dựng thành công hệ thống giám sát tự động thông số môi trường nước và khí thải bằng công nghệ GSM/GPRSphục vụ hiệu quả cho công tác giám sát, quản lý nước thải, khí thải tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kết quả nghiên cứu mang lại hiệu quả trong công tác quản lý, với giá thành rẻ hơn rất nhiều so với tiếp nhận chuyển giao từ trong nước, nước ngoài.

Xây dựng thành công mô hình hệ thống tưới nước theo công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nước, thuận lợi cho việc canh tác, giảm nhân công… nâng cao hiệu quả sản xuất cho 170 ha các vùng sản xuất chuyên rau màu tại huyện Thanh Miện. Kết quả này đã được các huyện trong tỉnh đánh giá cao và đề xuất nhân rộng cho các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh phục vụ cho công tác quản lý hạ tầng giao thông. Số hóa toàn bộ tư liệu hồ sơ người có công phục vụ công tác quản lý nhà nước,...

3. Trong lĩnh vực Khoa học Y, Dược

Điều tra, nghiên cứu một số bệnh trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu quản lý và sử dụng thuốc an toàn hợp lý, áp dụng các kỹ thuật tiến bộ về y học trongphòng bệnh,chẩnđoán và điều trị ở bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện như: ứng dụng thành công máy đo áp lực nội sọ liên tục CAMINO điều trị cho bệnh nhân chấn thương sọ não nặng; áp dụng tiến bộ kỹ thuật để điều trị vàng da tăng Billirubin tự do nặng ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi tỉnh Hải Dương; nghiên cứu lựa chọn kháng sinh điều trị hiệu quả bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em dưới 5 tuổi,v.v...Đánh giá thực trạng và đề xuất mô hình xã hội hóa dịch vụ y tế tại các bệnh viện công lập làm cơ sở cho ngành y tế của tỉnh xây dựng mô hình xã hội hóa dịch vụ y tế nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và chữa bệnh cho nhân dân. Nghiên cứu phát triển nguồn dược liệu, sản xuất viên nang, thực phẩm chức năng; áp dụng một số bài thuốc y học cổ truyền điều trị hiệu quả một số bệnh như: sỏi tiết liệu, an thần; tiểu đường typ 2, v.v...

Nghiên cứu thực trạng và biện pháp can thiệp nguy cơ vô sinh ở nữ công nhân tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương,xác định nguyên nhân vàđưa ra các biên pháp can thiệp có hiệu quả. Xây dựng cơ sở dữ liệu để xây dựng mô hình quản lý và chăm sóc hiệu quả bệnh nhân viêm gan virus B, C, viêm gan do rượu và gan nhiễm mỡ trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

4. Trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học nhân văn

Tổng kết đánh giá việc thực hiện các chương trình, đề án của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2010-2015, xây dựng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể giai đoạn 2015-2020. Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển KH&CN của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.

Nghiên cứu cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Trung ương vào điều kiện thực tiễn của tỉnh như: Xây dựng các giải pháp thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh và Quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế phản biện xã hội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp tỉnh Hải Dương.

Nghiên cứu các giải pháp đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả về cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh. Thực hiện có hiệu quả Đề án "Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh". Đến nay 100% các đơn vị hành chính đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, góp phần cải cách thủ tục hành chính có hiệu quả cao.

Nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển các di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh, biên soạn xuất bản các bộ sách: Hệ thống di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu tỉnh Hải Dương, di sản Hán nôm, Địa chí thành phố Hải Dương. Các kết quả nghiên cứu về lịch sử, văn hoá là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy hoạch bảo tồn, khai thác và phát triển các khu di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm của tỉnh gắn với phát triển du lịchthu hút các doanh nghiệp phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

Nghiên cứu áp dụng một số phương pháp giảng dạy tích cực góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tại các trường Đại học, Cao đẳng, các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh. Biên soạn xuất bản tài liệu và hướng dẫn giảng dạy một số môn hoc: Lịch sử, địa lý, ngữ văn địa phương,hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với địa phương; áp dụng dạy học, kiểm tra đánh giá ở cấp trung học cơ sở theo hướng tiếp cận PISA để phát triển năng lực cho học sinh, nâng cao chất lượng chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Đánh giá thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi một số cấu trúc xã hội nông thôn hiện nay trên địa bàn tỉnh, xác định các giải pháp định hướng, điều chỉnh sự biến đổi một số cấu trúc xã hội và nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng nông thôn mới bền vững trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá và lựa chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh, đưa ra các định hướng phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030; đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Hố trợ các doanh nghiệp, tổ chức trong hoạt động sở hữu trí tuệ, xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể: đến năm 2017 Sở Khoa học và Công nghệ đã xây dựng được 01 chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm vải thiều Thanh Hà, 18 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp đặc sản và sản phẩm các làng nghề truyền thống của tỉnh. Giai đoạn năm 2011-2016, toàn tỉnh có 1.629 đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đã được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ (1.551 đơn về nhãn hiệu, 63 đơn về kiểu dáng công nghiệp, 15 đơn về sáng chế, giải pháp hữu ích), trong đó có 1.094 đối tượng sở hữu công nghiệp đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận và văn bằng bảo hộ (Nhãn hiệu hàng hóa là 1.046 giấy chứng nhận, kiểu dáng công nghiệp là 43 văn bằng; sáng chế là 05 văn bằng). Đã hỗ trợ  44 lượt doanh nghiệp, tổ chức của tỉnh tham gia trưng bày sản phẩm, giới thiệu, quảng bá thương hiệu tại các hội chợ quy mô quốc gia và khu vực như: Hội chợ Techmart Quảng năm 2011, Techmart Việt Nam năm 2012, Techmart Việt Nam năm 2013, Hội chợ AGROVIET năm 2014 và AGROVIET năm 2015. Trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, Hải Dương được đánh giá là tỉnh đứng thứ 6 về số đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và đứng thứ 8 về số văn bằng được bảo hộ.

Vũ Dương.

Tin khác

Ứng dụng công nghệ giải bài toán xử lý nước thải (14/09/2023)

Nhận diện điểm hạn chế trong ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất doanh nghiệp (11/04/2023)

Quyết định Giải thể Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất Lượng (14/03/2019)

Quyết định Giải thể Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ (12/03/2019)

Quyết định về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính của Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (12/03/2019)

Quyết định về việc phê duyệt danh sách công chức, viên chức được cử đến làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hải Dương (12/03/2019)

Đoàn đại biểu cấp cao Triều Tiên thăm và làm việc tại Hải Dương (28/02/2019)

Quyết định về việc phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Hải Dương (22/01/2019)

Công nghệ biến rơm thành xăng máy bay đến Việt Nam (03/06/2018)

Nghiệm thu đề tài xây dựng mô hình trình diễn giống vịt Đại Xuyên PT và giống ngan VS152 (27/05/2018)

Làm giàu từ trồng khoai lấy bồng (27/05/2018)

Đẩy mạnh các giải pháp tiêu thụ vải thiều Thanh Hà (27/05/2018)

Nông dân trẻ làm vườn từ xa bằng điện thoại thông minh (24/05/2018)

Tháo gỡ vướng mắc trong đăng ký, nghiệm thu các đề tài khoa học (24/05/2018)

Đón nhận Huân chương độc lập hạng Ba nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Sở Khoa học và Công nghệ (22/05/2018)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.