Khoa Học Kỹ Thuật và Công Nghệ 2015-10-29 10:25:02

BIỂU NHẬP TIN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tên Báo cáo KQNC*: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển nuôi rắn hổ mang và rắn ráo trâu đảm bảo bền vững trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương Cấp quản lý đề tài*:   ¨ Nhà nước        ¨Bộ          x Tỉnh,Thành phố         ¨  Cơ sở Mã số đề tài (nếu có): NN.22.CCKL.11-12 Thời gian thực hiện:      2011 - 2012      Thuộc chương trình (nếu có): Cơ quan chủ trì đề tài*:  Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hải Dương Cơ quan cấp trên trực tiếp của CQ chủ trì*: UBND tỉnh Hải Dương

Cơ quan phối hợp nghiên cứu (nếu có): Chi cục Kiểm lâm- HD TX.Chí Linh, Tỉnh Hải Dương; UBND Phường Cộng HoàTX.Chí Linh, Tỉnh Hải Dương; UBND Phường Sao Đỏ TX.Chí Linh, Tỉnh Hải Dương.

Bộ/ngành hoặc tỉnh/thành phố chủ quản*: UBND tỉnh Hải Dương

Chủ nhiệm đề tài*:  Bùi Văn Thăng        Học hàm, học vị:  Thạc sỹ            Giới tính:  Nam

Đồng Chủ nhiệm:                                     Học hàm, học vị:              Giới tính:  Nam/Nữ

Danh sách cá nhân tham gia nghiên cứu:

Họ và tên: Lê Khả Như                              Học hàm, học vị: Kỹ sư          Giới tính:  Nam / Nữ

Họ và tên: Chu Xuân Thau                     Học hàm, học vị:  Cử nhân    Giới tính:  Nam / Nữ

Họ và tên:  Nguyễn Công Quân             Học hàm, học vị: Kỹ sư         Giới tính:  Nam / Nữ

Họ và tên:  Nguyễn Mạnh Hùng            Học hàm, học vị:Cử nhân      Giới tính  Nam / Nữ

Họ và tên:  Mao Việt Hải                            Học hàm, học vị:Thạc sĩ        Giới tính:  Nam / Nữ

Họ và tên:  Phạm Hồng Hải                    Học hàm, học vị:  Kỹ sư        Giới tính:  Nam / Nữ

Họ và tên:  Nguyễn Ngọc Thắng            Học hàm, học vị:  Kỹ sư        Giới tính:  Nam / Nữ

Họ và tên:  Lê Khả Quyết                       Học hàm, học vị:  Thạc sĩ        Giới tính:  Nam / Nữ

Hình thức đánh giá:        ¨ Nghiệm thu                 x Tổng kết

Đánh giá xếp loại:      ¨Xuất sắc       ¨Khá        ¨Đạt             ¨Không đạt

Thời gian hoàn thành BC:   12

Nơi viết BC:   

Số trang báo cáo:   59 trang             Số trang Phụ lục:        trang

Tóm tắt Báo cáo KQNC:

1-      Mục tiêu:

Hoàn thiện quy trình ấp nở trứng rắn nhằm mục đích làm tăng tỷ lệ rắn đực đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình nuôi rắn, quy trình chăn nuôi rắn thương phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Hải Dương. Hoàn thiện quy trình nuôi cóc tạo nguồn thức ăn tươi nhằm đáp ứng nhu cầu chăn nuôi rắn. Đề xuất giải pháp quản lý, phát triển bền vững nghề chăn rắn Hổ mang, rắn Ráo trâu tại địa phương.

2- Kết quả:

           Ứng dụng kỹ thuật máy ấp trứng vào việc ấp nở trứng rắn nhằm mục đích làm tăng tỷ lệ rắn đực trong khâu tạo rắn giống.

Qua tìm hiểu thực tế hiện nay tại địa phương (thị xã Chí linh, tỉnh Hải Dương) và một số địa phương khác có nuôi rắn Hổ mang, rắn Ráo trâu thì kỹ thuật ấp nở trứng và kỹ thuật nuôi hai loài rắn trên về cơ bản là giống nhau. Nhưng chỉ có điểm khác là Rắn Hổ mang ăn mồi tĩnh, chuồng trại chủ yếu nuôi trong nhà nuôi rắn kiểu nhân tạo còn Rắn Ráo trâu ăn mồi động chuồng trại có hộ nuôi trong nhà nuôi rắn kiểu nhân tạo, có hộ nuôi trong chuồng nuôi kiểu bán tự nhiên.

Thời gian ấp nở trứng rắn Hổ mang và rắn Ráo trâu bằng máy nhanh hơn ấp nở bằng phương pháp truyền thống : Trứng rắn Hổ mang (ấp bằng máy: 53,5 ngày; ấp truyền thống: 58 ngày), trứng rắn Ráo trâu (ấp bằng máy: 61 ngày; ấp truyền thống: 65,5 ngày). Hiện tượng trên có thể do nguyên nhân nhiệt độ và độ ẩm trong buồng ấp của máy thường cao và ổn định hơn so với buồng ấp bằng phương pháp truyền thống. Trứng rắn hổ mang ấp máy nở 96,6%; trứng rắn hổ mang ấp truyền thống nở 94,6%; trứng rắn ráo trâu ấp máy nở 92%); trứng rắn hổ mang ấp truyền thống nở 89,3%. Nếu như vậy một lần ấp máy 500 quả trứng (công suất của máy) thì số rắn con được tăng hơn ấp truyền thống khoảng 10-15 con.

Xây dựng chuồng trại nuôi rắn con: 

  - Có 03 hộ nuôi rắn tham gia đề tài, cả 03 hộ đều hoàn thành việc xây chuồng nuôi rắn con trước ngày 30/3/2011. Mỗi hộ xây tường bao quanh khu đất rộng 30m2 chia làm 04 ô (mỗi ô có kích thước 2,5 x 3 m) ở nơi cao ráo, thoát nước, tường gạch bao quanh cao 1,2m (cả móng) trát phẳng phía trong để rắn con không leo ra được và ngăn các loài thiên địch không thể vào bắt được rắn con. Trong mỗi khu (7,5 m2) xây 01 ụ cho rắn con trú ẩn,  kích thước (1m x 2m x cao 0,3m) trên có mái che bằng tấm xi măng và một số vật liệu chống nóng, chống rét.

Giai đoạn  rắn con ngủ đông.

            Chuẩn bị chuồng trại (lấy quần áo, chăn bông cũ, đã giặt và phơi khô cho vào trong ụ rắn, lấy tấm lợp, bạt phủ lên ụ rắn sao cho ụ rắn không bị gió lùa, mưa ướt) cho rắn con ngủ đông ngay tại ô chuồng nuôi. Mọi hoạt động của rắn trong thời gian này gần như bị dừng lại. Trong suốt mùa đông rắn nghỉ ăn, ta không nên mở nắp hầm hoặc hang rắn kiểm tra.

Mức tiêu thụ thức ăn: Rắn Hổ mang trọng lượng bình quân 1051,1 gam / con, mức tiêu thụ thức ăn bình quân 5,881 kg (ước tính 5,6 kg thức ăn / 01 kg rắn); rắn Ráo trâu ấp máy năm 2011 nuôi đến tháng 12 năm 2012 có trọng lượng bình quân 986,9 gam / con, mức tiêu thụ thức ăn bình quân 5,923 kg (ước tính 6,0 kg thức ăn / 01 kg rắn).

Phòng bệnh cho rắn.

Những con khoẻ mạnh cho uống men tiêu hóa, thuốc Gadini phòng chống tiêu chảy, những con bị bệnh cho uống thuốc kháng sinh loại Ampi colin, hoặc clorocid (thuốc thú y) theo hướng dẫn nhưng phải tăng liều lượng 1,5 - 2 lần so với sử dụng cho gia súc, gia cầm. Điều trị những con rắn bị bệnh thì bôi thuốc kháng sinh (theo kinh nghiệm là bôi thuốc tím hoặc các loại thuốc kháng sinh thú y).

Nuôi thương phẩm rắn Hổ mang và rắn Ráo trâu từ quy trình ấp nở trên với quy mô nuôi  330 con tại 03 hộ dân ở phường Sao Đỏ và Cộng Hoà, thị xã Chí Linh. Đề tài đã hỗ trợ các hộ dân tham gia mô hình xây dựng 3 chuồng nuôi rắn con có diện tích 30m2/chuồng được chia làm 4 khu và tiến hành theo dõi sinh trưởng và phát triểnhai loại rắn trên.

Xây dựng mô hình nuôi cóc làm thức ăn cho rắn tại 05 hộ ở thị xã Chí Linhvới quy mô nuôi cóc sinh sản: 300 cóc bố mẹ (100 cóc đực + 200 cóc cái).Đề tài đã hỗ trợcác hộ dânxây 05 chuồng nuôi cóc, mỗi chuồng có diện tích 400m2 và được chia làm 4 ô.Qua theo dõi cho thấy tỉ lệ sống của Cóc con  trong mô hình không có nhiều nên đề tài đã không thể thực hiện tiếp được mô hình nuôi thương phẩm Cóc làm thức ăn cho rắn. Nguyên nhân Cóc chết có thể chủ yếu là do Cóc bố mẹ ăn cóc; một số nguyên nhân khác là do bị bệnh và việc lựa chọn thời gian cho Cóc giao phối, sinh sản chưa phù hợp.

Khả năng ứng dụng và mở rộng

         Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển nuôi rắn Hổ mang, rắn Ráo trâu bền vững trên địa bàn thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương.

Tin khác

Chiếc máy mỗi giờ trồng được 5ha sắn (31/07/2024)

Thử nghiệm hệ thống phối trộn, đồng nhất vật liệu rời (30/07/2024)

Kéo dài thời hạn sử dụng đặc sản Bánh Gai Ninh Giang (26/03/2023)

Mạng và các hệ thống thông minh - ICISN 2023 (22/03/2023)

Một công ty khởi nghiệp Mỹ đã phát minh lại bánh xe ô tô theo đúng nghĩa đen. Họ phát triển một loại bánh xe mới giúp loại bỏ nhu cầu sử dụng lốp cao su gây ô nhiễm. (25/10/2021)

Công cụ mới trong hoạch định chính sách khoa học và công nghệ (15/03/2021)

Lưu ý khi dùng đèn sưởi nhà tắm (22/01/2021)

Khai mạc vòng chung kết cuộc thi Sáng tạo robot Việt Nam năm 2019 (07/05/2019)

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hải Dương (11/01/2016)

Xây dựng mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học FITO-BIOMIX RR xử lý rơm, rạ thành phân bón.. (06/01/2016)

Xây dựng phần mềm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương (05/01/2016)

Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng trang thông tin điện tử và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu... (05/01/2016)

Xây dựng phần mềm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương (28/10/2015)

“Xây dựng mô hình ứng dụng và phát triển một số giống chè mới thay thế diện tích vải, chè cũ kém hiệu quả trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương” (28/10/2015)

Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng trang thông tin điện tử và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác của Hội LHPN tỉnh (28/10/2015)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.