Thông tin SHTT 2013-11-21 01:44:21

Điểm đặc biệt khác của rượu nếp Kinh 5 còn thể hiện ở chổ, cũng cùng một nguyên liệu men, nếp và quy trình sản xuất nhưng khi tiến hành nấu rượu tại thành phố Hồ Chí Minh thì chất lượng không ngon bằng khi nấu tại khu vực này.      Được biết đến là loại rượu không chứa độc tố, không gây nhức đầu khi sử dụng, rượu nếp kinh 5 đã dần khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường. Nhờ những đặc tính đó, đầu năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ đã trao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể sản phẩm rượu nếp Kinh 5 cho Hợp tác xã Nông nghiệp Kinh 5A, ấp Kinh 5, xã Tân Hiệp A (Tân Hiệp) Kiên Giang.Theo Quyết định 12981/QĐ-SHTT do Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 8/3/2013, Hợp tác xã Nông nghiệp Kinh 5A có 8 thành viên được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể rượu nếp Kinh 5 cho sản phẩm. Đặc điểm lô-gô nhãn hiệu tập thể của sản phẩm rượu nếp Kinh 5, gồm: Tên sản phẩm rượu nếp Kinh 5; xuất xứ Tân Hiệp - Kiên Giang; hình bông lúa vàng phối cùng các màu xanh lá cây đậm, vàng đồng, trắng...

Sự khác biệt của rượu nếp Kinh 5
Không giống như những loại rượu ở các vùng khác, rượu nếp Kinh 5 nổi tiếng nhờ hương vị thơm ngon đặc trưng và không gây nhức đầu khi sử dụng. Ngoài ra, loại rượu này còn nổi tiếng vì được sản xuất hoàn toàn bằng phương pháp an toàn, không chứa độc tố trong sản phẩm.
Theo thầy Nguyễn Hữu Thanh, trường Đại học An Giang, người đã có nhiều năm nghiên cứu về rượu nếp Kinh 5, thì trong quá trình lên men đường chuyển hóa thành rượu, thông thường sẽ sản sinh ra furfurlo, aldehyde và methanol là các chất gây ra nhức đầu khi uống rượu. Song, ở rượu nếp Kinh 5 lượng các chất trên được sản sinh ra trong quá trình nấu rượu không nhiều, nhờ vào việc tìm hiểu và chọn lựa ra các giống men rượu tốt, vì thế khi sử dụng loại rượu này, người dùng sẽ ít bị cảm giác nhức đầu, khó chịu như những loại rượu khác.
Hiện, hai loại men mà những hộ nấu rượu tại ấp Kinh 5A ưa chuộng sử dụng là loại men Hải Anh Quang (Hóc Môn_Thành phố Hồ Chí Minh) và một loại men khác có nguồn gốc từ miền Bắc.
Điểm đặc biệt khác của rượu nếp Kinh 5 còn thể hiện ở chổ, cũng cùng một nguyên liệu men, nếp và quy trình sản xuất nhưng khi tiến hành nấu rượu tại thành phố Hồ Chí Minh thì chất lượng không ngon bằng khi nấu tại khu vực này. Giải thích về điều này, Ông Đinh Viết Ty, Trưởng ấp Kinh 5A, một trong số những hộ dân có nấu rượu cho biết, có lẽ là nhờ điều kiền về thời tiết và nguồn nước đã ảnh hưởng đến chất lượng rượu. Điều này cũng dễ hiểu, giống như mỗi địa phương sẽ có điều kiện thích hợp cho từng sản phẩm, như: mắm Châu Đốc, xoài cát Hòa Lộc, quít hồng Lai Vung...
Nỗ lực xây dựng nhãn hiệu
Ngay từ những ngày đầu năm 2008, đoàn chuyên gia Nông nghiệp của trường Đại học An Giang đã có những chuyến đi đầu tiên để tìm hiểu và cùng với địa phương tìm chiến lược xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rượu ở ấp Kinh 5A, xã Tân Hiệp A, huyện Tân Hiệp - tỉnh Kiên Giang. GS. TS Võ Tòng Xuân, Đại học An Giang xác định, việc xây dựng thương hiệu cho rượu nếp Kinh 5 là một điều cần thiết, ngoài việc xin nguồn kinh phí từ nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này còn được gắn với hoạt động trong một chương trình nghiên cứu quốc tế khác của mạng lưới các trường đại học ba nước: Nhật - Thái Lan - Việt Nam nhằm tạo tiếng vang lớn.
Xác định việc xây dựng thành công thương hiệu rượu nếp Kinh 5, là một tiền đề tốt để địa phương nói riêng, và toàn tỉnh nói chung, tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có để phát triển kinh tế. Vì thế, việc xây dựng thương hiệu tập thể cho rượu nếp Kinh 5 đã được địa phương này tiến hành từ sớm. Ngoài sự vào cuộc của đông đảo người dân, đặc biệt là sự chú trọng đến chất lượng sản phẩm của những người trực tiếp sản xuất rượu, còn có sự hỗ trợ của chính quyền và sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, các trường, viện trên địa bàn.
Hiện HTX 5A có khoảng 400 thành viên, trong đó chỉ một số ít, khoảng 20 – 25 hộ dân sản xuất rượu. Không chỉ người dân ở Kiên Giang, và các hộ lân cận, mà người dân trên nhiều địa phương khác cũng rất ưa chuộng loại rượu nếp này và thường mua số lượng nhiều để ngâm cùng thuốc Bắc, làm quà.
Được biết, mỗi ngày cả ấp Kinh 5 nấu được khoảng 400 lít rượu thành phẩm, Tết đến thì số lượng lên tới cả ngàn lít vì nhu cầu tăng đột xuất. Hiện nay, đã có nhiều đơn vị trong cả nước biết đến thương hiệu của loại rựợu này, nên thường đặt hàng với số lượng lớn. Ngoài lợi nhuận từ nấu rượu, bà con còn tận dụng bã rượu để nuôi heo giúp tăng thêm thu nhập.
Theo Đất Việt

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.