Thống kê KHCN 2014-11-26 13:55:58

Kết quả thực hiện Kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2014 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2015         1. Kết quả thực hiện Kế hoạch Khoa học và Công nghệ năm 2014. Hội đồng khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3113/QĐ-UBND ngày 24/12/2013 về việc phê duyệt Kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2014; Quyết định số 679/QĐ-UBND ngày 18/3/2014 về việc bổ sung nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện năm 2014 với tổng số 45 nhiệm vụ KH&CN (dưới đây gọi là nhiệm vụ).

Trong đó: 22 nhiệm vụ chuyển tiếp từ năm 2013 và 23 nhiệm vụ bắt đầu thực hiện năm 2014, bao gồm: 28 đề tài, 03đề án, 10 dự án (trong đó 2dự án đối ứng Trung ương), 01 kế hoạch khung và 01nhiệm vụ nghiệp vụ, cụ thể phân theo lĩnh vực nghiên cứu như sau: Khoa học nông nghiệp: 26 nhiệm vụ; Khoa học kỹ thuật và công nghệ: 06 nhiệm vụ; Khoa học nhân văn: 01 nhiệm vụ; Khoa học Y dược: 02 nhiệm; Khoa học xã hội: 08 nhiệm vụ; Dự án đối ứng Trung ương: 02 dự án.

Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức triên khai, ký hợp đồng nghiên cứu khoa học và áp dụng tiến bộ kỹ thuật với 45/45 nhiệm vụ KH&CN ngay sau khu UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch. Kết quả có 44/45 (đạt 97,8%)  nhiệm vụ KH&CN được thực hiện, 01 nhiệm vụ không thực hiện là: đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất chè mới PH10, Thúy Ngọc bổ sung cho vùng nguyên liệu chè tại thị xã Chí Linh”.

Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trong kế hoạch năm 2014 là: 21.603,7 triệu đồng, trong đó: kinh phí thực hiện các đề án, đề tài, dự án là: 15.518,05 triệu đồng, chiếm 71,83%. Kết quả nghiên cứu các lĩnh vực như sau

- Trong lĩnh vực Khoa học nông nghiệp

Thực hiện 25/26 nhiệm vụ KH&CN. Kết quả nghiên cứu các nhiệm vụ KH&CN lĩnh vực này đã đưa được các kỹ thuật tiến bộ về giống cây trồng, vật nuôi, biện pháp canh tác và chăn nuôi mới vào trong sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung tăng thu nhập cho nhiều hộ dân ở các địa phương trong tỉnh, cụ thểnhư sau:

Phát triển các mô hình cơ giới hóa từ khâu làm đất, sản xuất mạ khay, cấy bằng máy đến khâu thu hoạch trên cánh đồng mẫu lớn tại huyện Thanh Miện kết quả cho thấy giảm chi phí sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế so với sản xuất thông thường từ 6-7 triệu đồng/ha.

Lựa chọn được 3 giống lúa Q.ưu 6, NB-01, XT 28 là giống lúa mới chất lượng có đặc tính thơm, chống chịu bệnh đạo ôn, bạc lá và rầy nâu để đề xuất bổ sung vào cơ cấu mùa vụ của tỉnh. Sản xuất thử và phát triển hai giống lúa chất lượng cao Gia Lộc 105, Gia Lộc 159 trên địa bàn tỉnh Hải Dương cho thấy giống có khả năng kháng sâu bệnh tốt, năng đạt 65-68 ta/ha . Nghiên cứu phát triển sản xuất giống lúa thuần Hương Cốm 4 có năng suất, chất lượng cao; năng suất thu hoạch trung bình 66,3-68,6 ta/ha. Mô hình sản xuất lúa Hưng Dân quy mô 60 ha/ 2 vụ tại các xã Trùng Khánh (Gia Lộc), An Phụ (Kinh Môn), Hồng Thái (Ninh Giang), năng suất trung bình đạt 64,65 tạ/ha, có thể thay thế cho giống khang dân.

Phục tráng thành công giống lạc đỏ 3 nhân là giống bản địa của tỉnh có chất lượng cao. Kết quả phục tráng đã duy trì được chất lượng và cho năng suất ổn định đạt 33,36 tạ/ha, cao hơn trước phục tráng 23,14 % (năng suất trước khi phục tráng là 27,09 tạ/ha). Xây dựng thành công mô hình trình diễn trồng giống ngô lai F1 ADI600 cho năng suất thu tươi đạt 20 tấn/ha, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Phát triển các giống dâu lai F1-VH15, F1-VH17 thay thế các giống cũ phục vụ nuôi tằm tại xã Nam Hưng huyện Nam Sách, xã Lạc Long, huyện Kinh Môn. Kết quả mô hình cho năng suất năm thứ hai đạt 29,86 tấn/ha; giống F1-VH17 năng suất năm thứ 2 đạt 29,57 tấn/ha cao hơn giống cũ 25-30%.

Nghiên cứu phục tráng nhằm phát triển cây bưởi đào tại xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà tạo cơ sở cho việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể “Bưởi Lập Lễ”. Xây dựng thành công mô hình sản xuất rau quả tươi an toàn (VietGAP) theo liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đối với cây cà chua ghép gốc cà tím, cây bí xanh. Sản phẩm đã được tiêu thụ tại hệ thống siêu thị BigC,…

Xây dựng mô hình duy trì, lưu giữ và phát triển hoa lan trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Kết quả đã sưu tầm, tuyển chọn, lưu giữ được  các loại: Lan Đai Châu, Lan Hoàng Hậu, Lan Giáng Hương, Lan Phi Điệp, Lan Thủy Tiên, Lan. Chủ động nhân giống và duy trì, phát triển giống phục vụ nhu cầu thị trường bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật do Viện Sinh học thuộc Học viện nông nghiệp Việt Nam chuyển giao

Xây dựng mô hình nuôi gà J-DABACO theo hướng hàng hóa trên địa bàn huyện Nam Sách đã khảng định được giống gà J-DABACO thích ứng với điều kiện của tỉnh, cho chất lượng hiệu quả, làm cơ sở để mở rộng sản xuất hàng hoá. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi lợn nái dòng VCN21, VCN22 cho năng suất sinh sản cao, tạo con lai 3-4 máu ngoại chất lượng thịt tốt góp phần nâng cao giá trị trong chăn nuôi

Các dự án thuộc “Chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất nông sản hàng hoá góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2015” đã tạo được một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung như:

* Nuôi gia cầm tại thị xã Chi Linh, huyện Kinh Môn; nuôi thuỷ cầm tại huyện Thanh Miện, Bình Giang,…

* Nuôi thuỷ sản tại Tứ Kỳ, Nam Sách, Thanh Miện, Gia Lộc,…

* Cây rau mầu: Khoai Tây (Thanh Hà, Bình Giang); Bí xanh (Gia Lộc, Nam Sách), cà chua (Nam sách).

- Trong lĩnh vực Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Thực hiện 6/6 nhiệm vụ KH&CN, kết quả đã xây dựng và áp dụng có hiệu quả phần mềm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh áp dụng tại Sở Giao thông vận tải. Phát triển mô hình công sở điện tử tại Sở Khoa học và Công nghệ, Y tế, Giao thông vận tải góp phần đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính.

Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp giai đoạn 2011 – 2015. Kết quả năm 2014 đã tư vấn và hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu cho 90 doanh nghiệp, hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho 55 nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho một số sản phẩm của tỉnh:tính đến năm 2015 tỉnh có 01 chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm vải thiều Thanh Hà, 12 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm: Gạo nếp cái hoa vàng Kinh Môn, Cà rốt Đức Chính (Cẩm Giàng), Gà đồi Chí Linh, Củ đậu Kim Thành, Sắn dây Kinh Môn, Bánh đa Hội Yên (Thanh Miện), Bánh gai Ninh Giang, Na Chí Linh, Bưởi Lập Lễ (Thanh Hà), Giầy da Hoàng Diệu (Gia Lộc),…

-Trong lĩnh vực Khoa học Y dược

Thực hiện 02/02 đề tài, kết quả đã nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh và phân bố typ huyết thanh trong viêm phổi cộng đồng ở trẻ em dưới 5 tuổi để sử dụng thuốc kháng sinh có hiệu quả ; xây dựng mô hình trồng cây cỏ ngọt làm vùng nguyên liệu và nghiên cứu hoàn thiện được qui trình chiết xuất đường Steviosid trong lá cỏ ngọt và đã đưa vào sản xuất tại công ty Cổ phần dược và vật tư y tế Hải Dương.

-Lĩnh vực Khoa học xã hội

Thực hiện 8/8 nhiệm vụ KH&CN.Kết quả thực hiện các nhiệm vụ lĩnh vực này đã nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng tích hợp môn Ngữ văn và Lịch sử ở cấp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn ngữ văn và lịch sử. Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động và hướng tới phát triển bền vững các khu, cụm công nghiệp ở tỉnh.Xây dựng mô hình cung cấp thông tin khoa học, công nghệ tại các xã trên địa bàn tỉnh để người dân áp dụng trong thực tiễn sản xuất, đời sống.

- Lĩnh vực Khoa học nhân văn.

Thực hiện 01 đề tài: Sưu tầm, nghiên cứu, khôi phục, phiên âm, dịch nghĩa, chú giải Di sản Hán-Nôm tại các di tích lịch sử - văn hoá tỉnh Hải Dương. Đề tài đã thực hiện từ năm 2010 đến 2013 được 16 di tích lịch sử-văn hóa tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Đề tài đang thực hiện xuất bản 200 bộ sách “Di sản hán nôm tỉnh Hải Dương” gồm 2 tập với gần 1.300 trang góp phần bảo tồn di sản văn hoá của tỉnh.

- Dự án đối ứng Trung ương và đối tác

Tiếp tục thực hiện 02 dự án bắt đầu từ năm 2013, đều kết thúc năm 2014. Kết quả thực hiện như sau:

+ Dự án: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hải Dương được thực hiện bởi Trung tâm Thông tin KHCN và Tin học Hải Dương với 24 số của chuyên mục “Sở hữu trí tuệ và cuộc sống” phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đã góp phần đưa hoạt động tuyên truyền sở hữu trí tuệ và đời sống xã hội, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

+ Dự án: Xây dựng mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học FITO-BIOMIX RR xửlý rơm, rạ thành phân bón hữu cơ tại Hải Dương. Thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011- 2015”

Qua 2 năm thực hiện dự án, Trung tâm Ứng dụng TBKH đã tiếp nhận thành công công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học Fito-Biomix xử lý rơm rạ thành phân bóntừ Công ty Cổ phần công nghệ sinh học; tổ chức sản xuất 5.000 kg chế phẩm sinh học Fito-Biomix; công bố, đăng ký chất lượng sản phẩm theo quy định của nhà nước. Chế phẩm đã sản xuất được cung cấp cho 12 huyện, thị xã, thành phố để xử lý rơm, rạ dư thừa sau thu hoạch vụ mùa năm 2014.

- Ưu điểm: Kế hoạch KH&CNnăm 2014 đãđượctriển khai ngay sau khi UBND tỉnh phê duyệt; kinh phí được cấp kịp thời để các nhiệm vụ KH&CN thực hiện ngay sau khi ký hợp đồng. Công tác quản lý các nhiệm vụ KH&CN trong kế hoạch đảm bảo chặt chẽ, kịp thời. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN năm 2014, các phòng chuyên môn của Sở thường xuyên phối hợp với các sở, ngành và các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát tiến độ, nội dung thực hiện, quyết toán kinh phí; giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc phát sinh. Các nhiệm vụ KH&CN trong năm kế hoạch nhìn chung đã được thực hiện đảm bảo đúng nội dung, tiến độ, kinh phí chi theo dự toán được duyệt, thực hiện chi đảm bảo theo chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước. Trong tháng 12/2014các nhiệm vụ KH&CN sẽ hoàn thành đầy đủ các nội dung nghiên cứu đã đặt ra.

Kết quả nghiên cứu các nhiệm vụ KH&CN đã đưa được các kỹ thuật tiến bộ về giống cây trồng, vật nuôi, biện pháp canh tác và chăn nuôi mới vào trong sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung; các công trình KH&CN trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội khá rõ nét; nhiều giống lúa, cây rau mầu, cây ăn quả, cây hoa, và một số giống gia súc, gia cầm, thuỷ sản có năng suất, chất lượng tốt đã được nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử, lựa chọn để bổ sung vào cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho nhiều hộ dân ở các địa phương trong tỉnh. Nghiên cứu sử dụng thuốc có hiệu quả trong việc điều trị bệnh viêm phổi cho trẻ dưới 5 tuổi, phát triển vùng dược liệu. Đưa các kết quả nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy và học vào các trường học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu đưa ra các luận cứ khoa học và các giải pháp trong việc hoạch định và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển bền vững cho từng vùng trên địa bàn tỉnh. Bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đang tồn tại ở các địa phương trong tỉnh.

- Những hạn chế, khó khăn: Luật KH&CN sửa đổi năm 2013 có hiệu lực từ tháng 01/2014 nhưng cơ chế quản lý hoạt động KH&CN đổi mới còn chậm, nhất là về tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học còn nhiều vướng mắc, khó khăn cho cán bộ nghiện cứu và các tổ chức khoa học về định mức chi tiêu, chính sách hỗ trợ, thủ tục thanh quyết toán,... chưa khuyến khích các cán bộ KH&CN của tỉnh tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN.

Trong Kế hoạch KH&CNnăm 2014 còn thiếu các nhiệm vụ KH&CN thực hiện với qui mô lớn, chuyên sâu. Các nhiệm vụ KH&CN và các vấn đề khoa học và công nghệ đặt hàng của tỉnh còn hạn chế. Trong lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học nhân văn số lượng đề tài, dự án còn ít (lĩnh vực nhân văn có 01 đề tài).

Việc nhân rộng kết quả nghiên cứu trong sản xuất và đời sống còn hạn chế, việc nhân rộng hiện nay chủ yếu thông qua chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất nông sản hàng hóa góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2015.

Một số đề tài lĩnh vực khoa học nông nghiệp gặp khó khăn trong việc chọn điểm thực hiện nhất là vụ thu đông do các địa phương đang thực hiện dồn điền đổi thửa, dẫn đến phải điều chỉnh quy mô, địa điểm và nội dung thực hiện.

2. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2015

- Về hoạt động nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học:

+ Trong lĩnh vực khoahọc nông nghiệp: tiếp tục đẩy mạnh áp dụng và nhân rộng các tiến bộ khoa học và công nghệ để phát triển các giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản có hiệu quả kinh tế. Tiếp tục nghiên cứu lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản mới phù hợp với các vùng sinh thái của tỉnh và có sức cạnh tranh trên thị trường để chuyển giao cho người dân sản xuất. Tiếp tục thực hiện chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất nông sản hàng hoá góp phần xây dựng nông thôn mới.Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm an toàn để nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

+ Trong lĩnh vực khoa học Y- Dược:tiếp tục nghiên cứu các giải pháp quản lý, điều trị các loại bệnh tật, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chăm sóc và bảo vệ sứ khỏe nhân dân.

+ Trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học nhân văn: tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn và phát huycác giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

+ Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ: tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; Ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn, cải cách thủ tục hành chính,...

- Về công tác quản lý hoạt động nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học:

+ Tiếp tục đổi mới việc quản lý hoạt động KH&CN, tham mưu cho tỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến KH&CN thúc đẩy và phát triển sản xuất, đặc biệt là khâu tuyển chọn các nhiệm vụ KH&CN 2016 hướng vào nghiên cứu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật có kết quả thiết thực, có khả năng ứng dụng cao, có địa chỉ ứng dụng cụ thể và quy mô đủ lớn, góp phần tích cực cho phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh.

+ Tăng cường công tác phối hợp giữa Sở Khoa học và Công nghệ với các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố trongquản lý vànhân rộng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

Vũ Dương

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.