Thiết bị phát hiện và đo bức xạ trong 15 phút

Thiết bị phát hiện và đo bức xạ trong 15 phút

medium_ekp1294211047Đại học bang Oregon (OSU), Hoa Kỳ đã nghiên cứu ra một loại thiết bị phát hiện và đo bức xạ mới để làm sạch các địa điểm bị nhiễm xạ, làm cho quá trình xử lý nhanh, chính xác và ít tốn kém hơn.

Thiết bị đo quang phổ bức xạ mới này đã được cấp giấy chứng nhận và sẽ sớm được sản xuất trong thời gian tới. Công ty  Avicenna Instruments (Hoa Kỳ) được thành lập để thực hiện nhiệm vụ này.

Hoa Kỳ đã phải chi hàng trăm triệu đô la vào việc làm sạch một số địa điểm bị nhiễm xạ, chủ yếu do sản xuất vũ khí hạt nhân trong và sau Thế chiến II, bao gồm địa điểm Hanford tại Washington, Sông Savannah ở Nam Carolina và Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge tại Tennessee. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng, thiết bị này có thể sẽ chiếm lĩnh được thị trường bởi độ chính xác cao và chi phí rẻ hơn.

Thiết bị đo quang phổ được phát triển hơn 10 năm nay do hai giáo sư David Hamby và Abi Faroni, Khoa Kỹ thuật, Đại học OSU. Thiết bị này có thể nhanh chóng cho biết loại và số lượng các nuclide bức xạ có trong một mẫu đất. Nó có thể phân biệt các tia gamma và các hạt bêta cần thiết để xác định mức nhiễm xạ.

David Hamby cho biết: “Xử lý nhiễm xạ là việc mà chúng ta có thể làm được, nhưng quá trình thực hiện thì tốn kém và thường xuyên có câu hỏi đặt ra khi làm việc tại hiện trường: sạch như thế nào là đủ? Chúng ta cần kiểm tra thường xuyên và chính xác để bảo vệ môi trường trong khi vẫn kiểm soát được chi phí. Không giống như các thiết bị phát hiện khác, thiết bị đo quang phổ này có thể đo và định lượng cả bức xạ gamma và bêta cùng một lúc. Trước đây, phải cần 2 loại đầu dò khác nhau và các thử nghiệm hóa học khác trong một quy trình tốn rất nhiều thời gian. Thiết bị này có thể cung cấp các kết quả chính xác trong 15 phút so với trước kia phải mất nửa ngày. Điều đó giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc”.

Thiết bị này cũng có thể sử dụng trong các quá trình kiểm soát trong công nghiệp điện hạt nhân hoặc các ứng dụng trong y tế khi sử dụng các chất đánh dấu phóng xạ.

Được biết, Đại học OSU đã ký hợp đồng với  Ludlum Instruments để sản xuất những thiết bị đầu tiên. Hiện, Văn phòng chuyển giao công nghệ OSU đang xin giấy phép để phát triển thương mại. (Theo Nuclearpowerdaily)

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây