Lĩnh vực Y tế 2011-05-27 14:10:52

Muỗi đang có xu hướng kháng hóa chất khiến việc cố gắng tiêu diệt muỗi ở nhiều khu dân cư, nhiều hộ gia đình không có kết quả. Trong khi muỗi là nguồn lây truyền khá nhiều bệnh...

Nhà nằm dọc sông Tô Lịch, chị Vũ Ngọc Anh (ngụ Cầu Giấy, Hà Nội) than thở: “Mới đầu hè mà chỗ nào cũng đầy muỗi. Tự xịt bằng bình xịt muỗi không ăn thua, nhà tôi thuê cả “đội hóa chất” tiếp thị hằng ngày ở xóm đến phun diệt trừ mà tình hình không cải thiện”.
Không riêng chị Ngọc Anh, nhiều gia đình tại Hà Nội, nhất là gia đình có con nhỏ, quá lo trước thông tin dịch sốt xuất huyết gia tăng mỗi ngày đã vội vã thuê những “đội hóa chất” rong đến để diệt trừ muỗi.
Theo TS Phạm Thị Khoa, trưởng khoa hóa thực nghiệm Viện Sốt rét - ký sinh trùng và côn trùng trung ương, hiện người dân lạm dụng mua hóa chất về phun hoặc tự ý đăng ký dịch vụ phun hóa chất diệt muỗi giá rẻ vừa không có tác dụng, vừa làm tăng kháng hóa chất, có thể tiến đến nguy cơ không có hóa chất nào tiêu diệt được loài côn trùng có khả năng lây truyền bệnh dịch này. Trước đây, với những hóa chất hiện có muỗi có thể bị diệt đến 98-100%. Nay cùng loại hóa chất đó, lượng muỗi bị diệt chỉ đạt mức 60-70%.
Một phát hiện khá bất ngờ của các nhà khoa học Viện Sốt rét - ký sinh trùng và côn trùng trung ương là nước đọng lại từ máy điều hòa chảy ra lại là nơi trú ngụ, sinh sản ưa thích của muỗi Aedes aegypti. Do đó, người dân cần thường xuyên làm sạch vùng nước đọng từ máy điều hòa.
Nghiên cứu mới đây của Viện Sốt rét - ký sinh trùng và côn trùng trung ương cho thấy mức độ kháng hóa chất của muỗi ngày càng mạnh mẽ, rải khắp ba miền Bắc, Trung, Nam.
3
Phun thuốc diệt muỗi các phòng làm việc
Theo đó, loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Aedes aegypti đã kháng với các hóa chất đã và đang sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế và gia dụng: DDT 4% và các hóa chất nhóm Pyrethroids: permethrin, lambda-cyhalohin, deltamethrin và alphacypermethrin với tỉ lệ muỗi chết 52,25% (Hà Nội), 3,03% (Nha Trang), 16% (TP.HCM), 13,37% (Kiên Giang), 6,15% (Đồng Nai), 14,58% (Đắk Lắk).
Theo Th.S Nguyễn Văn Dũng,  khoa côn trùng Viện Sốt rét - ký sinh trùng và côn trùng trung ương, khảo sát riêng tại Hà Nội có đến hơn 50 công ty tư nhân mở dịch vụ phun hóa chất diệt muỗi, gián, côn trùng cho hộ gia đình. Song mục tiêu chính của họ chỉ là bằng mọi cách làm hài lòng tức thời “thượng đế”, làm sao để muỗi, gián chết càng nhiều càng tốt. Khi một loại hóa chất bị kháng, không diệt được muỗi nữa thì họ tự động trộn nhiều loại hóa chất với nhau.
“Cả việc tùy tiện tăng liều hay pha trộn chất nọ vào chất kia đều làm tăng kháng hóa chất ở muỗi”, ông Dũng khẳng định. Quy định của Bộ Y tế chỉ rõ việc chọn hóa chất phun diệt muỗi phải được thử nghiệm từng bước, tỉ lệ muỗi chết 90-100% mới chọn mua. “Trong hóa chất chắc chắn có độc chất. Sử dụng, pha chế bừa bãi sẽ chỉ ngấm ngầm gây hại cho sức khỏe con người”, TS Phạm Thị Khoa cho hay.
Về nguyên tắc phòng dịch, việc phun chỉ đạt hiệu quả bằng kỹ thuật phun sương. Nếu phun đúng liều, muỗi không đạt mức bị tiêu diệt đến 90-100% thì đó là hóa chất dỏm. TS Phạm Thị Khoa cho hay bản chất của việc phun hóa chất diệt muỗi chủ yếu để dập dịch và chống lây lan thành dịch. Theo đó, hóa chất chỉ dùng diệt muỗi ở vùng có bệnh nhân sốt xuất huyết một cách tức thời (trong 1-2 ngày), chứ hoàn toàn không có tác dụng lâu dài, đặc biệt với muỗi đã kháng hóa chất. (Theo Tuổi Trẻ)

Tin khác

Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo mối nguy hại của thuốc lá điện tử (27/07/2021)

Ứng dụng phương pháp nội soi can thiệp thắt vòng cao su trong điều trị và dự phòng chảy máu do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan (25/06/2021)

Thực hiện tốt 5K có thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng (10/05/2021)

Đã có 7.079 người được tiêm vaccine Covid-19 (15/03/2021)

Hải Dương đã rất nỗ lực, quyết liệt và kịp thời trong chống dịch (02/03/2021)

Bộ Y tế: Ổ dịch ở Hải Dương cơ bản được kiểm soát (20/08/2020)

Malaysia phát hiện biến chủng SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn 10 lần (17/08/2020)

Tiến sĩ Phạm Quang Thái: Hải Dương sẽ có thêm người mắc Covid-19 (17/08/2020)

Hướng dẫn xử trí trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học (23/04/2020)

WHO công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu (11/03/2020)

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương: Ứng dụng đường mổ ít xâm lấn trong phẫu thuật thay khớp háng (25/10/2018)

Kỷ nguyên mới cho truyền máu Việt Nam (23/08/2016)

Căn bệnh ung thư phổ biến nhưng khó phát hiện nhất hiện nay (02/08/2016)

Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào (17/07/2016)

Ứng dụng sinh học phân tử (PCR) trong chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày ở bệnh nhân nhiềm vi khuẩn Helicobacter pylori trên địa bàn tỉnh Hải Dương (26/06/2016)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.