Lĩnh vực Nông nghiệp 2015-01-26 15:46:08

    Năm 2014, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Hải Dương (Thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương) đã đề xuất và được Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương phê duyệt thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất rau quả tươi an toàn (VietGAP) theo liên kết chuỗi từ sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm”. Nhằm xây dựng mô hình sản xuất cà chua và bí xanh an toàn theo quy trình VietGAP trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm tại hệ thống siêu thị và các đầu mối tiêu thụ khác hướng tới mục tiêu đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị vừa để ổn định một phần đầu ra cũng như nâng cao giá trị sản phẩm.

Tại xã Thượng Đạt, Chi cục đã với quy mô hơn 5 ha và 45 hộ tham gia. Chi cục đã chọn cây cà chua ghép Savior/E203 là giống được đánh giá là phù hợp và có khả năng chống chịu sâu bệnh cao. Công ty Cổ phần Greenfarm tại Mộc Châu - Sơn La đã thực hiện giao giống cà chua ghép Savior thuộc mô hình đề tài cho các hộ tham gia tại xã Thượng Đạt. Chi cục đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định Vinacert tiến hành các hoạt động chứng nhận cho sản phẩm cà chua theo quy trình VietGAP; phối hợp với Công ty TNHH Tư vấn khoa học và Công nghệ KIS về tư vấn cho các hộ dân áp dụng quy trình VietGAP; tổ chức thực hiện tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật quy trình thực hành sản xuất cà chua an toàn (VietGAP) cho 45 hộ tham gia mô hình tại xã Thượng Đạt. Thường xuyên theo dõi, hướng dẫn các hộ sản xuất trong công tác chăm sóc, thu hoạch sản phẩm của mô hình đảm bảo theo đúng quy trình VietGAP; hướng dẫn theo dõi quá trình kiểm tra, giám sát nội bộ. Đến thời điểm cây cà chua đã cho thu quả, Chi cục đã phối hợp với Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định Vinacert tiến hành các hoạt động chứng nhận cho sản phẩm cà chua theo quy trình VietGAP. Qua kết quả phân tích chất lượng của sản phẩm tại mô hình sản xuất cà chua an toàn VietGAP tại xã Thượng Đạt không phát hiện các mối nguy mất an toàn theo đúng tiêu chuẩn VietGAP. Ngày 02/10/2014 sản phẩm Cà chua Thượng Đạt đã được cấp chứng chỉ VietGAP và chính thức được bày bán tại siêu thị Big C Hải Dương.
Tại xã An Châu, Chi cục đã thực hiện mô hình sản xuất bí xanh an toàn (VietGAP). Kết quả có 40 hộ đăng ký tham gia với tổng diện tích: 4,96 ha. Thực hiện cung ứng hạt giống bí xanh cho các hộ tham gia thực hiện mô hình theo quy định. Tổng giá trị hạt giống bí xanh là 9.600.000 đồng. Trong đó, ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ tỉnh hỗ trợ 50% và 50% từ nguồn đối ứng của các hộ tham gia đề tài. Chi cục đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật thực hành sản xuất rau an toàn cho 40 hộ sản xuất bí xanh tại xã An Châu. Cung cấp hồ sơ nhật ký ghi chép cho các hộ tham gia thực hành ghi chép VietGAP. Thực hiện tốt việc theo dõi sâu bệnh, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh theo quy trình VietGAP, thực hiện cấp phát thuốc BVTV sinh học. Ngoài ra còn tiến hành cấp biển hiệu mô hình theo quy định VietGAP (biển mã hộ sản xuất, biển cảnh báo mới phun thuốc). Thực hiện ký kết hợp đồng với Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định Vinacert (tổ chức đánh giá chứng nhận VietGAP được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định) để theo dõi, đánh giá, giám sát, lấy mẫu kiểm nghiệm và đánh giá khi có sản phẩm thu hoạch. Phối hợp với đơn vị chứng nhận thực hiện lấy mẫu đất, nước đánh giá các mỗi nguy vùng trồng để có biện pháp xử lý phù hợp.
Đến thời điểm cây bí xanh cho thu quả cuối năm 2014, Chi cục đã phối hợp với Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định Vinacert tiến hành các hoạt động đánh giá chứng nhận cho sản phẩm cà chua theo quy trình VietGAP (phối hợp lấy mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm, tiến hành đánh giá tại địa phương, hoàn thiện hồ sơ và các hoạt động khắc phục). Qua kết quả phân tích chất lượng của sản phẩm bí xanh VietGAP của An Châu không phát hiện mối nguy mất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Kết quả đánh giá của đơn vị chứng nhận là Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định Vinacert cho thấy các hộ tham gia vào mô hình sản xuất bí xanh an toàn xã An Châu đã tuân thủ đúng các quy định, quy trình VietGAP. Ngày 02/12/2014 sản phẩm bí xanh An Châu đã được cấp chứng nhận VietGAP. Ngoài ra, Chi cục cũng đã cho các hộ tham gia đề tài đi tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại Vĩnh Phúc vào ngày 19/11/2014.
Ban chủ nhiệm đề tài đã triển khai thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm tại các siêu thị trên địa bàn tỉnh về việc tiếp nhận sản phẩm. Để đảm bảo tính ổn định trong việc duy trì điều kiện sản xuất đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGAP và tiêu thụ sản phẩm ổn định, xây dựng được thương hiệu sản phẩm vùng trồng, ban chủ nhiệm đã lựa chọn Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Hải Dương Xanh là đơn vị đã có bề dày trong việc tiêu thụ các sản phẩm an toàn, chất lượng tại các hệ thống siêu thị trong toàn quốc. Công ty có trách nhiệm tiếp nhận, duy trì tổ chức sản xuất và tiêu thụ 100% sản phẩm của đề tài. Tổ chức kết nối giữa địa phương, người sản xuất với công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hải Dương Xanh để thực hiện chứng nhận sản phẩm VietGAP, đạt tiêu chuẩn để tiêu thụ sản phẩm tại hệ thống siêu thị Big C, Intermex trên địa bàn tỉnh và các đầu mối tiêu thụ khác. Sản phẩm cà chua Thượng Đạt và bí xanh An Châu được công ty chấp nhận tiêu thụ 100% với giá sản phẩm chi trả cho người sản xuất cao hơn so với giá thị trường từ 5-10%. Sản phẩm được xây dựng thương hiệu cà chua Thượng Đạt và bí xanh An Châu và công ty có trách nhiệm tiếp nhận và duy trì hoạt động sản xuất, chứng nhận VietGAP và tiêu thụ sản phẩm trong các năm tiếp theo.
Mô hình sản xuất rau quả tươi an toàn theo liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Người dân địa phương với phương thức sản xuất nhỏ lẻ, mua bán trao tay nên có tập quán sản xuất còn chưa tiến bộ. Việc ghi chép nhật ký sản xuất đảm bảo yêu cầu VietGAP còn gặp nhiều khó khăn. Số hộ tham gia lớn, diện tích đất sản xuất chưa đảm bảo tập trung 1 vùng/đối tượng. Công tác hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn. Với mục tiêu sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP tại mô hình sản xuất được tiêu thụ với giá cao hơn so với giá sản phẩm thông thường, tạo tính ổn định cho người sản xuất thì việc tiêu thụ sản phẩm là việc làm có tính quyết định tới sản xuất. Áp dụng quy trình sản xuất theo VietGAP sẽ  đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn môi trường, an toàn xã hội và truy xuất được nguồn gốc là một trong những bước cần thiết góp phần nâng cao giá trị sản xuất an toàn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong xã hội hiện nay
Hải Ninh

Tin khác

Phê duyệt Đề án ưu tiên 'Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030' (09/01/2024)

Hợp tác xã đưa vải thiều Thanh Hà vào siêu thị (29/05/2023)

Cẩm Giàng phát triển thương hiệu nông sản (09/05/2023)

Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (30/05/2022)

Mô hình thương phẩm giống lúa mới Hương Bình cho hiệu quả kinh tế cao (29/05/2022)

Mô hình trình diễn quản lý hiện tượng chết đồng loạt trên dưa hấu, dưa lê (30/09/2021)

Hiệu quả từ Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (11/08/2021)

Mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà (25/06/2021)

Phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 (24/03/2021)

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ (26/10/2020)

Bước tiến mới trong xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản (26/10/2020)

Kết quả bước đầu phục tráng giống lúa nếp Quýt Kim Thành (05/11/2018)

Hiệu quả một số giống nhãn mới tại huyện Thanh Hà (26/09/2018)

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại các huyện Thanh Hà, Gia Lộc. (12/01/2018)

Thị xã Chí Linh: Hiệu quả mô hình sản xuất giống gà đồi phục vụ nuôi thương phẩm tại địa phương (01/10/2017)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.