Lĩnh vực Nông nghiệp 2014-12-25 14:10:03

Con lai ngan – vịt do Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên (Viện Chăn nuôi) nghiên cứu thành công bằng công nghệ thụ tinh nhân tạo giữa ngan trống R71 với vịt mái M14, đã được đưa vào thử nghiệm tại Bắc Ninh và Hà Nam. Năm 2014, Trường Trung cấp Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên triển khai đề tài "Xây dựng mô hình sản xuất con lai giữa ngan trống 71 với vịt mái M14 bằng công nghệ thụ tinh nhân tạo trên địa bàn tỉnh Hải Dương" nhằm phổ biến một loại vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao cho nông dân tỉnh Hải Dương.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, 6 tháng đầu năm 2014, đàn thủy cầm của toàn tỉnh đạt trên 1,6 triệu con, trong đó chủ yếu là đàn vịt với tỷ lệ 69,8% tổng đàn. Tuy nhiên, thực tế chăn nuôi tại các trang trại và nông hộ cho thấy hiệu quả chăn nuôi thủy cầm chưa cao, nguyên nhân chủ yếu là do công tác giống còn hạn chế. Để góp phần đa dạng hóa các giống thủy cầm góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi của tỉnh, việc phát triển đa dạng nguồn giống đóng vai trò quan trọng. Đối với giống ngan lai vịt, Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã triển khai đạt hiệu quả cao tại một số địa phương, với tỷ lệ phối giống thành công đạt trên 80%. Con lai được tạo ra giữa ngan trống R71 và vịt mái M14 có sức sống trên 97%, trọng lượng 70 ngày tuổi đạt 3,3-3,4 kg/con, tỷ lệ thịt cao.

Năm 2014, Trường Trung cấp Nông nghiệp lựa chọn được 12 hộ chăn nuôi tại các xã Cẩm Hoàng, Cẩm Định, Cẩm Văn (huyện Cẩm Giàng), xã Hùng Thắng (huyện Bình Giang), xã Thanh Hải (huyện Thanh Hà), xã Nam Hồng, Đồng Lạc (huyện Nam Sách) và phường Việt Hòa (tp Hải Dương) để triển khai đề tài. Đề tài triển khai xây dựng mô hình nuôi 750 con vịt mái M14. Vịt mái M14 sau 24 tuần tuổi đạt trọng lượng trung bình 3,1 kg/con, tỷ lệ sống trung bình đạt 99%, là loại vịt có sức sống cao phù hợp với điều kiện chăn nuôi tỉnh Hải Dương. Khả năng sinh sản của giống M14 khá tốt, tuổi đẻ là 182 ngày, tỷ lệ đẻ đạt 79,4% đàn. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 3,93kg.

Đề tài đã xây dựng mô hình sản xuất con lai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo từ ngan trống R71 và vịt mái M14. Kết quả phương pháp sản xuất con lai này cho thấy tỷ lệ nở đạt 74,6%, tỷ lệ vịt loại 1 đạt tới 95% đã khẳng định khả năng sinh sản tốt của hai loại vật nuôi sinh sản. Từ 3.250 con lai thương phẩm được tạo ra từ ngan trống R71 và vịt mái M14, đề tài đã xây dựng mô hình nuôi con lai thưởng phẩm tại 9 hộ chăn nuôi. Sau 10 tuần tuổi, con thương phẩm đạt trọng lượng trung bình 3,6-3,7kg/con, tiêu tốn thức ăn từ 10-11kg thức ăn/con lai, tỷ lệ sống đạt trung bình trên 95%. Kết quả mổ khảo sát con lai ngan – vịt ở 10 tuần tuổi đã thể hiện được ưu điểm của con thương phẩm với tỷ lệ thịt xẻ cao, trên 73%, tỷ lệ thịt lườn đạt 18%, tỷ lệ thịt đùi đạt trên 13%.

So sánh giữa con lai ngan-vịt với ngan R71, vịt M14 cho thấy: con lai nhanh lớn hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn, tuổi giết thịt ngắn hơn so với ngan; chất lượng thịt ngon hơn thịt vịt, trắng hơn thịt ngan và ít mỡ hơn; khối lượng con trống và con mái chênh lệch nhau không nhiều.

Ông Triệu Đình Luân, xã Cẩm Hoàng, là người nuôi 250 con vịt mái M14 và 20 con ngan R71 và sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để lai tạo ra con lai ngan –vịt cho biết: Con giống ngan lai vịt là giống mới ở địa phương nhưng đã được các hộ chăn nuôi ưa chuộng, vì vậy lượng giống sản xuất không đủ cung cấp cho thị trường. Đây cũng là loại con giống được giá bán so với các loại vịt truyền thống. Ông cũng cho biết, công nghệ thụ tinh nhân tạo để sản xuất con giống thủy cầm có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp để con vật tự nhân giống trước đây, mỗi cc tinh dịch của ngan trống có thể thụ tinh cho 20 con vịt mái, cho tỷ lệ thụ tinh cao gấp đôi ba lần cách làm cũ, giúp người chăn nuôi giảm được chi phí nuôi con đực giống thủy cầm.

Từ kết quả nghiên cứu của Trường Trung cấp nông nghiệp đã khẳng định được ưu thế của con lai ngan – vịt trong chăn nuôi thủy cầm tại Hải Dương, góp phần đưa thêm một loại vật nuôi mới, có hiệu quả kinh tế cao để đưa vào cơ cấu chăn nuôi thủy cầm tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.

Trong chăn nuôi thủy cầm tỉnh Hải Dương, việc sử dụng con lai ngan vịt đến nay chưa phát triển nhiều, đặc biệt là công nghệ thụ tinh nhân tạo để tạo con giống tốt. Để thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh, Công nghệ thụ tinh nhân tạo giúp giảm chi phí con giống từ 5-7%, tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở đạt trên 82%. Con lai giữa ngan và vịt có nhiều ưu điểm như: nhanh lớn, nuôi đến 70 ngày tuổi đạt 3,2-3,4 kg/con, tiêu tốn thức ăn thấp, chất lượng thịt thơm ngon, tỷ lệ mỡ thấp. Sử dụng được cả con trống và con cái để nhồi gan béo, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của vật nuôi.

Mô hình sẽ triển khai tại các hộ chăn nuôi thủy cầm trên địa bàn tỉnh trong năm 2014 với quy mô 750 con vịt mái sinh sản và 8.500 con lai thương phẩm do Trường Trung cấp lai tạo với sự chuyển giao kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên.

Anh Nguyên

Tin khác

Phê duyệt Đề án ưu tiên 'Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030' (09/01/2024)

Hợp tác xã đưa vải thiều Thanh Hà vào siêu thị (29/05/2023)

Cẩm Giàng phát triển thương hiệu nông sản (09/05/2023)

Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (30/05/2022)

Mô hình thương phẩm giống lúa mới Hương Bình cho hiệu quả kinh tế cao (29/05/2022)

Mô hình trình diễn quản lý hiện tượng chết đồng loạt trên dưa hấu, dưa lê (30/09/2021)

Hiệu quả từ Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (11/08/2021)

Mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà (25/06/2021)

Phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 (24/03/2021)

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ (26/10/2020)

Bước tiến mới trong xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản (26/10/2020)

Kết quả bước đầu phục tráng giống lúa nếp Quýt Kim Thành (05/11/2018)

Hiệu quả một số giống nhãn mới tại huyện Thanh Hà (26/09/2018)

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại các huyện Thanh Hà, Gia Lộc. (12/01/2018)

Thị xã Chí Linh: Hiệu quả mô hình sản xuất giống gà đồi phục vụ nuôi thương phẩm tại địa phương (01/10/2017)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.