Lĩnh vực Y tế 2015-12-24 07:48:53

        Sáng 22/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo “Sản phẩm quốc gia vắc-xin Việt Nam – Phát triển và hội nhập”.                

 
Chương trình sản phẩm quốc gia vắc-xin phòng bệnh cho người được triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 với chính sách đặc biệt về phát triển sản phẩm quốc gia, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu ra khu vực và thế giới. Chương trình đã được khởi động chính thức từ tháng 1/2015.
Theo báo cáo, hiện Việt Nam đã sản xuất được 10/11 loại vắc-xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Sau gần 30 năm triển khai chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, Việt Nam đã đạt được những thành tựu xuất sắc. Năm 2015, Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới công nhận đạt chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý vắc xin NRA. Điều này cho thấy Việt Nam sản xuất vắc xin theo quy chuẩn quốc tế, được quốc tế thừa nhận.
Nhờ tiêm chủng, mỗi năm tại nước ta có khoảng 1,2 triệu đến 1,3 triệu trẻ em được tiêm chủng miễn phí 11 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Ngoài ra, kể từ khi có chương trình tiêm chủng mở rộng, ước có khoảng 43.000 trẻ em đã được cứu sống nhờ vắc-xin. Nhiều loại bệnh nguy hiểm khác cũng đã được loại trừ, giảm hẳn như bại liệt, uốn ván sơ sinh, sởi, viêm gan,…
Ước tính, nhờ triển khai tiêm chủng mở rộng trong 30 năm qua, chúng ta đã dự phòng khoảng 6,7 triệu trẻ em khỏi mắc 5 bệnh truyền nhiễm có thể dự phòng bằng vắc xin (uốn ván sơ sinh, sởi, bạch hầu, ho gà, bại liệt) và phòng 42.900 ca tử vong do các bệnh này. Thông qua việc triển hai thành công chương trình tiêm chủng mở rộng và các chương trình y tế khác, Việt Nam đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở dưới trẻ 5 tuổi, từ 58 phần nghìn trẻ đẻ sống năm 1990 xuống còn 23,3 phần nghìn năm 2012 và góp phần tiến tới đạt mục tiêu thứ 4 của thiên niên kỷ.
Khoa học và công nghệ đã đóng góp tích cực trong nghiên cứu, sản xuất các loại vắc-xin. Các nhà khoa học trong nước đã làm chủ được nhiều quy trình sản xuất vắc-xin. Đặc biệt, Việt Nam là một trong 4 quốc gia duy nhất trên thế giới sản xuất được vắc xin Rotavirus.
Hội thảo cũng đã bàn luận về các vấn đề liên quan như: vai trò của khoa học và công nghệ đối với sản phẩm thương mại Việt Nam; tác động về sức khỏe, kinh tế xã hội của tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh; những vắc-xin thế hệ mới đang được triển khai thực hiện ở Công ty TNHH MTV Vắc-xin và Sinh phẩm số 1;…
Theo truyenthongkhoahoc.vn

Tin khác

Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo mối nguy hại của thuốc lá điện tử (27/07/2021)

Ứng dụng phương pháp nội soi can thiệp thắt vòng cao su trong điều trị và dự phòng chảy máu do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan (25/06/2021)

Thực hiện tốt 5K có thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng (10/05/2021)

Đã có 7.079 người được tiêm vaccine Covid-19 (15/03/2021)

Hải Dương đã rất nỗ lực, quyết liệt và kịp thời trong chống dịch (02/03/2021)

Bộ Y tế: Ổ dịch ở Hải Dương cơ bản được kiểm soát (20/08/2020)

Malaysia phát hiện biến chủng SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn 10 lần (17/08/2020)

Tiến sĩ Phạm Quang Thái: Hải Dương sẽ có thêm người mắc Covid-19 (17/08/2020)

Hướng dẫn xử trí trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học (23/04/2020)

WHO công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu (11/03/2020)

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương: Ứng dụng đường mổ ít xâm lấn trong phẫu thuật thay khớp háng (25/10/2018)

Kỷ nguyên mới cho truyền máu Việt Nam (23/08/2016)

Căn bệnh ung thư phổ biến nhưng khó phát hiện nhất hiện nay (02/08/2016)

Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào (17/07/2016)

Ứng dụng sinh học phân tử (PCR) trong chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày ở bệnh nhân nhiềm vi khuẩn Helicobacter pylori trên địa bàn tỉnh Hải Dương (26/06/2016)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.