Lĩnh vực CN,GT,XD 2008-12-26 12:54:38

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC CỔ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÌNH, ĐỀN, CHÙA TỈNH HẢI DƯƠNG Gồm 2 đề tài nhánh:

1. Nghiên cứu kiến trúc cổ các công trình đền, chùa tỉnh Hải Dương.

Chủ nhiệm đề tài nhánh 1: Kiến trúc sư Phạm Thị Kim, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Hải Dương.

Cơ quan thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Hải Dương.

2. Lịch sử và kiến trúc Đình làng Hải Dương

Chủ nhiệm đề tài nhánh 2: Cử nhân Tăng Bá Hoành, Chủ tịch Hội Sử học tỉnh Hải Dương.

Cơ quan thực hiện: Hội Sử học tỉnh.

Thời gian thực hiện: 3/2003 - 11/2004.

Kết quả nghiệm thu:

- Đề tài nhánh 1 đạt loại xuất sắc.

- Đề tài nhánh 2 đạt loại khá.

Đề tài được tặng giải B Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Côn Sơn - Hải Dương năm 2006.

I. MỤC TIÊU

- Nghiên cứu lịch sử về kiến trúc cổ qua các công trình đình, đền, chùa trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

- Xác lập các đặc trưng, tính chất điển hình của kiến trúc các công trình đình, đền, chùa trong các giai đoạn lịch sử còn tồn tại trên địa bàn khu vực.

- Lập Atlas chi tiết một số kiến trúc công trình đình, đền, chùa điển hình ở các thời kỳ lịch sử làm cơ sở phục chế, bảo tồn cho các công trình kiến trúc cổ;

- Đề xuất các giải pháp quy hoạch, tôn tạo, bảo tồn làng cổ, khu phố cổ, đình, đền, chùa.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Đề tài nhánh 1: Nghiên cứu kiến trúc cổ các công trình đền, chùa tỉnh Hải Dương.

1.1. Khảo sát, thống kê, phân loại kiến trúc cổ đền, chùa tỉnh Hải Dương.

a/ Khảo sát 100 công trình đền, chùa cổ.

Đề tài đã khảo sát, thống kê, phân loại 100 công trình đền, chùa cổ. Trên cơ sở đó lựa chọn 22 công trình điển hình để nghiên cứu sâu về kiến trúc, lịch sử và xây dựng Atlas chi tiết mẫu.

Kết quả khảo sát 100 công trình đền, chùa đã xác định được những đặc trưng cơ bản của kiến trúc cổ đền, chùa trên địa bàn tỉnh Hải Dương như sau:

- Trên 80% đền, chùa, miếu ở Hải Dương là kiến trúc thời Nguyễn, một phần pha lẫn kiến trúc thời Nguyễn và Hậu Lê. Nhiều di tích là kiến trúc thời Nguyễn, nhưng có nhiều đồ tế tự (thờ tự) của thời Lê, ví dụ như đền Yết Kiêu, chùa Đồng Ngọ, đền Xưa v.v...

- Kiến trúc cổ đền, chùa mang phong cách truyền thống khu vực đồng bằng Bắc bộ và có những nét bản sắc địa phương.

- Kết cấu bền vững, ổn định và có tính truyền thống.

- Phong cách kiến trúc phù hợp phong tục tập quán địa phương và khí hậu nhiệt đới.

- Kiến trúc đền, chùa gắn với cảnh quan thiên nhiên.

- Kiến trúc cổ có tính khoa học - kỹ thuật cao.

- Kiến trúc cổ đền, chùa có nghệ thuật điêu khắc trang trí giàu tính thẩm mỹ và sáng tạo.

- Kiến trúc đền, chùa sử dụng vật liệu địa phương là chủ yếu, có kinh tế cao.

- Kết quả khảo sát đã xác định được tên công trình, địa điểm xây dựng, nhân vật được thờ, sự kiện lịch sử có liên quan, khảo tả di tích, qui hoạch mặt bằng, liệt kê hiện vật cổ, trạng thái bảo quản. Phần lớn các công trình đã được chụp ảnh và về mô tả một số kết cấu quan trọng.

b. Nghiên cứu sâu về kiến trúc và lịch sử của 22 công trình đền, chùa tiêu biểu.

- Nghiên cứu về lịch sử: tên gọi, năm xây dựng từ thế kỷ XIX trở về trước, lịch sử di tích qua các giai đoạn.

- Nghiên cứu kiến trúc qui hoạch mặt bằng tổng thể hoặc mặt bằng công trình, kiến trúc, móng, tường, mái và các chi tiết khác của công trình.

1.2. Xây dựng ATLAS 22 công trình tiêu biểu: mặt bằng tổng thể, mặt cắt đứng, các chi tiết kiến trúc và điêu khắc v.v... Chụp ảnh chi tiết 22 công trình tiêu biểu.

1.3. Một số giải pháp về tôn tạo, bảo tồn các công trình đền, chùa cổ.

- Các công trình đền, chùa cổ trong tỉnh thực sự là các công trình có giá trị về văn hoá, lịch sử khoa học và nghệ thuật kiến trúc. Đó là các di tích quý chung của cả dân tộc, cần được trân trọng gìn giữ, tôn tạo và bảo tồn cho các thế hệ mai sau

- Xây dựng quy hoạch cho các di tích, các công trình: trước thực trạng các công trình bị xâm lấn, cần có ngay quy hoạch chi tiết cho các cụm, các công trình làm cơ sở pháp lý cho công tác bảo vệ di tích.

- Tăng cường công tác quản lý của các ngành các cấp, nhất là của chính quyền địa phương và Sở Văn hoá - Thông tin. Đối với các công trình mang tính chất xã hội như đền chùa, việc quản lý phải có quy chế và có sự chỉ đạo chặt chẽ của chính quyền và các ngành chức năng

- Xây dựng phương án bảo tồn tôn tạo các công trình cổ.

2. Đề tài nhánh 2: Lịch sử và kiến trúc đình làng Hải Dương.

- Ban chủ nhiệm đã lựa chọn 100 ngôi đình có kiến trúc cổ để điều tra, khảo sát, xác định theo các tiêu chí như tên gọi công trình, địa điểm xây dựng, năm khởi dựng, sơ lược lịch sử công trình, thực trạng công trình (đất đai, cảnh quan, kiến trúc, v.v....). Chụp ảnh 100 đình, mỗi đình 2 ảnh (toàn cảnh và chi tiết kiến trúc).

- Nghiên cứu sâu 10 công trình tiêu biểu theo các tiêu chí niên đại, qui mô, kiến trúc, nhân vật được thờ. 10 ngôi đình được lựa chọn nghiên cứu sâu gồm các đình Nhân Lý, Vạn Niên, Huề Trì, Thạch Lỗi, Tự Đông, Mộ Trạch, Trịnh Xuyên, Bồ Dương, Đồng Niên và Đỗ Lâm Thượng.

Vẽ 100 bản vẽ về 10 công trình. Chụp mỗi đình 10 ảnh, tổng số 100 ảnh.

- Viết lịch sử 10 đình làng tiêu biểu và lịch sử tóm tắt 90 đình còn lại.

- Ban chủ nhiệm đề tài có một số kiến nghị như sau:

+ Nhà nước, mà trước hết là chính quyền địa phương, cần quan tâm bảo tồn các ngôi đình cổ hiện còn, trùng tu, tôn tạo theo quy định của Luật Di sản, kể cả đình đã được xếp hạng hay chưa được xếp hạng.

+ Đề nghị UBND tỉnh cho xuất bản tập Lịch sử và kiến trúc đình làng, phát hành rộng rãi xuống các làng xã, trường học, cơ quan, để cán bộ và nhân dân thấy được giá trị đích thực của lại di sản văn hoá đặc thù này ngay tại địa phương mình, từ đó có ý thức và trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của đình làng

+ Hiện nay tốc độ công nghiệp hoá khá cao, rất dễ vi phạm đất của các công trình văn hoá truyền thống, do vậy, cần sớm có quy hoạch đất đai cho các công trình văn hoá, trong đó có một không gian cần thiết cho đình làng, khôi phục không gian văn hoá truyền thống và môi trường sinh thái vốn có của địa phương

+ Đình làng thường là nơi thờ người có công với làng, với nước, thể hiện tinh thần nhân văn cao cả, cần được bảo tồn và phát huy.

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

- Kết quả nghiên cứu được áp dụng trong công tác trùng tu, quy hoạch và tôn tạo đình, đền, chùa, di tích tại các địa phương trong tỉnh và là nguồn tài liệu cơ sở để cung cấp thông tin cho công tác quản lý và tôn tạo đình, đền, chùa trên địa bàn tỉnh.

- Kết quả đạt được của đề tài còn có tác dụng giúp các cơ quan quản lý về kiến trúc, xây dựng, văn hoá có được một đánh giá tổng quan khoa học trong công tác quy hoạch, bảo tồn tôn tạo các di tích lịch sử của địa phương.

Tin khác

Cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ Oanh Điệp - phát triển nghề tiểu thủ công truyền thống (27/09/2018)

Hải Dương: Chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công (17/08/2016)

Tăng chất lượng xử lý bề mặt công trình xây dựng bằng bột trét tường (17/08/2016)

Nâng cao chất lượng và thẩm mỹ công trình với keo dán gạch (22/05/2016)

Ứng dụng khoa học, công nghệ để phát triển: Chờ luồng gió mạnh (20/05/2016)

Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ chắp cánh cho nền kinh tế vươn xa (24/12/2015)

Ứng dụng khoa học, công nghệ để phát triển: Chờ luồng gió mạnh (28/10/2015)

Hiện trạng và giải pháp hoạt động của các khu, cụm công nghiệp (14/07/2015)

Việt Nam lần đầu tiên có nhà máy ứng dụng công nghệ nano bạc (09/01/2015)

Ứng dụng công nghệ Jet-Grouting trong công trình xây dựng tỉnh Hải Dương (17/03/2014)

Thông xe nút giao thông lập thể giữa đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 5 và đường tỉnh lộ 390. (19/01/2014)

Đẩy mạnh chương trình phát triển vật liệu xây không nung (02/07/2013)

Bước phát triển của giao thông nông thôn ở Hải Dương (08/04/2013)

Thiết bị rải bê tông "made in Việt Nam" (13/09/2012)

Tỉnh Hải Dương qua 3 năm thực hiện Đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (26/03/2012)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.