Lĩnh vực CN,GT,XD 2008-12-26 10:20:33

ĐỀ TÀI   ÁP DỤNG LÒ SẤY THEO GIẢN ĐỒ TRUNG QUỐC ĐỂ SẤY HÀNH, TỎI, CÀ RỐT  

Chủ nhiệm đề tài:

KS. Trần Xuân Bái, Phó Giám đốc Sở Công nghiệp tỉnh Hải Dương.

Cơ quan chủ trì: Sở Công nghiệp tỉnh Hải Dương.

Thời gian thực hiện: Năm 1999.

Đề tài được tổng kết khi kết thúc.

I. MỤC TIÊU

- Triển khai hoàn chỉnh qui trình công nghệ lò sấy vải thiều và các sản phẩm: hành, tỏi, táo, ớt, v.v... qui mô hộ gia đình theo giản đồ của Trung Quốc.

- Nghiên cứu bước đầu bảo quản sản phẩm vụ đông.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện qui trình công nghệ lò sấy vải thiều theo giản đồ của Trung Quốc.

- Lò sấy được xây dựng ở xã Tiền Trung, huyện Nam Sách theo giản đồ nhiệt của Trung Quốc với công suất 1.000 kg/mẻ sấy.

- Vụ vải thiều năm 1999 Sở Công nghiệp đã tiến hành sấy thí nghiệm 2 mẻ:

+ Mẻ 1: 250 kg vải thiều tươi. Vải được đặt trên các khay sấy, thời gian sấy 120 giờ.

+ Mẻ 2: 600 kg vải thiều tươi. Vải được buộc thành túm sau đó vắt qua các sào tre được đặt ngang trong buồng sấy, mỗi sào treo từ 5 - 7 túm.

- Kết quả sấy:

+ Mẻ 1: số lượng vải đẹp đạt 50%, số lượng quả móp là 35%, và số bị cháy 15%, cách mặt sàn sấy từ 20 - 30 cm đặt các khay hứng các quả vải rụng trong quá trình sấy.

+ Mẻ 2: số lượng vải đẹp đạt tỷ lệ cao hơn, tỷ lệ thu hồi cao và tốn ít nhiên liệu.

- Đánh giá ưu, nhược điểm của lò sấy theo giản đồ của Trung Quốc:

+ Ưu điểm: thời gian sấy giảm từ 3 - 4 ngày, nhiên liệu than tiêu tốn ít, có thể giảm được tới 50% nếu lò hoạt động hết công suất; tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng cao hơn so với lò sấy thủ công; mẫu mã vải đẹp, không bị móp méo, tăng giá trị sản phẩm sấy; quá trình thao tác vận hành lò đơn giản; ít ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ con người.

+ Nhược điểm: cấu tạo buồng đốt còn lớn, dẫn đến tốn nhiều than, việc điều chỉnh nhiệt độ lò khó khăn; nhiệt độ trong buồng sấy không đều.

- Hoàn thiện qui trình công nghệ lò sấy theo giản đồ Trung Quốc: cải tiến so với lò cũ là tăng lưu lượng gió tươi bằng cách mở 2 cửa ở 2 vách trộn gió.

Tuy nhiên, do thời vụ vải năm 1999 đã hết nên không có kết quả sấy thử nghiệm theo quy trình cải tiến để đánh giá.

2. Áp dụng TBKT sấy, sơ chế và bảo quản nông sản qui mô hộ gia đình.

- Đã tiến hành điều tra khảo sát hiện trạng sấy hành ở xã Nam Trung, huyện Nam Sách: có 500 hộ sấy hành bằng lò thủ công, tác nhân sấy trực tiếp, sản phẩm sấy chất lượng không cao, do sấy trực tiếp lượng than tiêu thụ nhiều, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của các hộ dân.

- Nghiên cứu thiết kế lò sấy gián tiếp: Các chuyên gia đã hướng dẫn thiết kế lò có kích thước 700 x 1.960 x 2.800 mm. Buồng đốt than đặt ở phía dưới, có đường ống khói riêng đưa lên trên cao, giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, nhiệt sấy từ buồng đốt qua hệ thống dẫn nhiệt đưa vào buồng sấy gián tiếp tạo độ đồng đều về nhiệt độ tại các khu vực trong buồng sấy. Cửa thoát ẩm và gió lành đưa vào một cửa.

- Đã tiến hành xây lò sấy tại hộ ông Trịnh Thái Phiên, thôn Mạn Đê, xã Nam Trung, huyện Nam Sách theo thiết kế trên.

- Đưa vào sấy thử 7 kg hành tươi, kết quả thu được 1 kg hành khô. Do sấy trong thời gian ngắn với độ ẩm ban đầu cao (80%), lượng ẩm thoát ra nhiều, việc thoát hơi ẩm xuống dưới không có gió cưỡng bức thì rất chậm nên hành sau khi sấy bị dính bết vào nhau, chất lượng không đạt.

- Sau khi sấy thử nghiệm, lò sấy không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, Ban chủ nhiệm đề tài đã đưa ra biện pháp khắc phục là sửa lò theo hướng cho khí ẩm thoát lên trên, lò xây cao thêm 40 cm và đường thoát hơi ẩm được đặt dọc theo lò có chiều rộng rãnh thoát ẩm là 10 cm và chiều cao 50 cm.

Sau đó tiến hành sấy thử 2 mẻ hành. Kết quả, thời gian sấy có giảm so với kiểu cũ, tuy vậy lò cũng chưa đạt kết quả như mong muốn.

- Nghiên cứu hoàn thiện lò sấy để áp dụng sấy táo: sau khi đi tham quan học tập ở Châu Giang - Hưng Yên về công nghệ sấy táo, Ban chủ nhiệm đã tiến hành tu sửa lại lò sấy và tiến hành sấy thử táo. Kết quả sấy táo đạt khô rắn và vàng thơm, không có mùi vị lạ của khói và khí độc.

Khi hoàn thiện công nghệ, dự án đã chuyển giao qui trình công nghệ cho hộ gia đình ông Trịnh Thái Phiên, thôn Mạn Đê, xã Nam Trung, huyện Nam Sách.

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Dự án sau đó đã không triển khai mở rộng được do công nghệ sấy chưa hoàn thiện.

Tin khác

Cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ Oanh Điệp - phát triển nghề tiểu thủ công truyền thống (27/09/2018)

Hải Dương: Chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công (17/08/2016)

Tăng chất lượng xử lý bề mặt công trình xây dựng bằng bột trét tường (17/08/2016)

Nâng cao chất lượng và thẩm mỹ công trình với keo dán gạch (22/05/2016)

Ứng dụng khoa học, công nghệ để phát triển: Chờ luồng gió mạnh (20/05/2016)

Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ chắp cánh cho nền kinh tế vươn xa (24/12/2015)

Ứng dụng khoa học, công nghệ để phát triển: Chờ luồng gió mạnh (28/10/2015)

Hiện trạng và giải pháp hoạt động của các khu, cụm công nghiệp (14/07/2015)

Việt Nam lần đầu tiên có nhà máy ứng dụng công nghệ nano bạc (09/01/2015)

Ứng dụng công nghệ Jet-Grouting trong công trình xây dựng tỉnh Hải Dương (17/03/2014)

Thông xe nút giao thông lập thể giữa đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 5 và đường tỉnh lộ 390. (19/01/2014)

Đẩy mạnh chương trình phát triển vật liệu xây không nung (02/07/2013)

Bước phát triển của giao thông nông thôn ở Hải Dương (08/04/2013)

Thiết bị rải bê tông "made in Việt Nam" (13/09/2012)

Tỉnh Hải Dương qua 3 năm thực hiện Đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (26/03/2012)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.