Lĩnh vực Nông nghiệp 2015-12-24 17:00:19

Chăn nuôi lợn rừng là mô hình đang được nhiều hộ chăn nuôi tỉnh Hải Dương quan tâm, đưa vào sản xuất nhờ hiệu quả kinh tế cao. Một số hộ chăn nuôi quy mô lớn với số vốn đầu tư lên đến hàng tỷ đồng. Song có những hộ chăn nuôi theo phương thức tận dụng thức ăn tự nhiên với chi phí chỉ hơn chục triệu đồng. Mô hình nuôi lợn rừng của ông Nguyễn Thế Chức, xã Văn Hội, huyện Ninh Giang là một trong những mô hình chăn nuôi phù hợp với kinh tế nông hộ cho hiệu quả cao.  

Vốn là cán bộ công tác trong Hội Nông dân xã Văn Hội, huyện Ninh Giang, ông Nguyễn Thế Chức được tiếp cận với nhiều mô hình làm kinh tế tiêu biểu của các địa phương trên địa bàn tỉnh. Năm 2012, nhận thấy hiệu quả từ nuôi lợn rừng có giá bán cao, thị trường ưa chuộng, ông Chức lặn lội vào trong Gia Lai để đưa giống lợn rừng về nuôi. Với lợi thế vườn cây ăn quả rộng nên ông áp dụng phương thức bán chăn thả, xây dựng chuồng nuôi lợp ngói để cho lợn trú mưa. Thức ăn của lợn rừng hoàn toàn là các loại thức ăn tự nhiên. Mỗi ngày ông cho chúng ăn một bữa cám gạo, ngoài bữa cám có các thức ăn khác gồm bèo tây, cây chuối, ổi, quả chuối là những thức ăn tự nhiên tận dụng từ vườn, ao của gia đình. Để thay đổi khẩu vị, ông mua số lượng lớn củ đậu hàng loại với giá 600 đồng/kg làm thức ăn cho  chúng. Qua ba năm nuôi giống lợn rừng, ông Chức nhận thấy loại vật nuôi này chăn nuôi đơn giản, sức đề kháng cao, không có bệnh dịch như nuôi lợn trước đây. Đặc biệt, chúng rất thích vận động ở không gian rộng, thích dũi đất, đầm nước khi mùa nắng nóng. Khả năng sinh sản của lợn nái rất tốt, lợn con sinh ra khỏe mạnh, nhanh nhẹn.
 Đàn lợn rừng sinh sản của gia đình ông Chức có 4 con nái và 1 con đực giống. Lợn nái sinh sản mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa được khoảng 9-10 con lợn con. Thời gian từ lúc đẻ đến khi xuất bán lợn con là 2,5 tháng, trọng lượng đạt trên dưới kg/con. Hiện giá bán lợn con dao động khoảng 1 – 1,1 triệu đồng/con. Với số lượng khoảng 60 con lợn con mỗi năm, ông Chức xuất bán một nửa số đàn trên làm con giống cho các hộ khác. Số còn lại ông để nuôi thương phẩm để bán thịt. Thời gian nuôi lợn thịt từ 8-10 tháng, lợn thịt đạt trọng lương 35-40 kg/con, giá bán lợn thịt khoảng 100.000 – 120.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ lợn thịt ở các địa phương như Hà Nội, Hưng Yên và các nhà hàng ở thị trấn Ninh Giang (huyện Ninh Giang), thành phố Hải Dương. Ngay ở địa phương, ông cũng cung cấp lợn rừng thịt để phục vụ các đám cưới, đại hội, hội nghị và thị trường Tết. Sau khi trừ chi phí, mỗi con lợn rừng nuôi thương phẩm cho thu lãi 1,8 – 2 triệu đồng/con. Mỗi năm ông Chức thu lãi khoảng 90 triệu đồng từ nuôi lợn rừng.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi lợn rừng của gia đình ông, một số hộ chăn nuôi đã tìm đến nhà ông mua giống và xin tư vấn kỹ thuật chăn nuôi. Đến nay, ông đã chuyển giao mô hình cho nhiều hộ chăn nuôi ở các huyện Phù Cừ (Hưng Yên), Tứ Kỳ, Cẩm Giàng (Hải Dương)… Theo đánh giá của ông Chức, mô hình nuôi lợn rừng cho hiệu quả kinh tế tương đương với nuôi lợn thịt, lợn nái các loại khác với quy mô lớn. Đây là mô hình tận dụng nhiều ưu thế như: tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, chăm sóc nuôi dưỡng đơn giản, chất lượng thịt ngon phù hợp với thị hiếu tiêu dùng… Nói một cách ví von thì đây là loại vật nuôi “Người nghèo nuôi – Người giàu dùng”, hoàn toàn phù hợp với chăn nuôi quy mô nông hộ như ở Hải Dương hiện nay.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại chưa hề có một nghiên cứu công bố về việc lai tạo giống, chỉ số sinh sản, chỉ số tăng trọng của lợn rừng ở Việt Nam. Chính vì vậy, người chăn nuôi quy mô nông hộ chưa dám mạnh dạn phát triển thành nghề chăn nuôi hàng hóa ổn định và lâu dài, mà dừng lại ở việc chăn nuôi cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng nhỏ lẻ. Nông dân đang cần có công trình nghiên cứu khoa học về kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm; đồng thời cần có các giải pháp hình thành thị trường tiêu thụ sản phẩm trước khi đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi, cải thiện kinh tế nông thôn trong thời gian tới.
Nguyễn Thị Ánh

Tin khác

Phê duyệt Đề án ưu tiên 'Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030' (09/01/2024)

Hợp tác xã đưa vải thiều Thanh Hà vào siêu thị (29/05/2023)

Cẩm Giàng phát triển thương hiệu nông sản (09/05/2023)

Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (30/05/2022)

Mô hình thương phẩm giống lúa mới Hương Bình cho hiệu quả kinh tế cao (29/05/2022)

Mô hình trình diễn quản lý hiện tượng chết đồng loạt trên dưa hấu, dưa lê (30/09/2021)

Hiệu quả từ Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (11/08/2021)

Mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà (25/06/2021)

Phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 (24/03/2021)

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ (26/10/2020)

Bước tiến mới trong xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản (26/10/2020)

Kết quả bước đầu phục tráng giống lúa nếp Quýt Kim Thành (05/11/2018)

Hiệu quả một số giống nhãn mới tại huyện Thanh Hà (26/09/2018)

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại các huyện Thanh Hà, Gia Lộc. (12/01/2018)

Thị xã Chí Linh: Hiệu quả mô hình sản xuất giống gà đồi phục vụ nuôi thương phẩm tại địa phương (01/10/2017)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.