Lĩnh vực CN,GT,XD 2008-12-26 12:50:14

DỰ ÁN ỨNG DỤNG TBKT XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN LÒ GẠCH LIÊN TỤC KIỂU ĐỨNG HIỆU SUẤT CAO, GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH HẢI DƯƠNG  

Chủ nhiệm Dự án: Phạm Viết Khánh, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương

Cơ quan chủ trì: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương

Cơ quan phối hợp thực hiện: UBND các huyện, thành phố: Tứ Kỳ, Kim Thành, Nam Sách, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Kinh Môn, Chí Linh, Thanh Miện và thành phố Hải Dương.

Thời gian thực hiện: 2002-2005

Dự án được tổng kết khi kết thúc.

Dự án được tặng Giải thưởng môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giải C Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Côn Sơn - Hải Dương năm 2006.

I. MỤC TIÊU

- Xây dựng mô hình trình diễn lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường phù hợp với điều kiện sản xuất gạch nung thủ công ở tỉnh Hải Dường, đặc biệt là trên vùng đất bãi ven sông.

- Thông qua xây dựng mô hình, tổ chức tập huấn, tuyên truyền từng bước nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền từ huyện đến các xã, phường, thị trấn, cộng đồng dân cư ở các địa phương có điều kiện sản xuất gạch nung về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và góp phần phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh.

- Chuyển giao công nghệ lò gạch liên tục kiểu đứng (LGLTKĐ) cho các hộ sản xuất gạch nung, thay thế lò thủ công truyền thống.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Tiếp thu công nghệ xây dựng thí điểm mô hình lò gạch LTKĐ, hiệu suất cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường làm cơ sở triển khai mở rộng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lò gạch LTKĐ của anh Vũ Văn Cơ ở xã Cao An, huyện Cẩm Giàng do Trung tâm Ứng dụng TBKH chuyển giao công nghệ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm 2002 Viện Khoa học và Công nghệ nhiệt lạnh thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội và ông Nguyễn Quý Mão (xã Xuân Quan huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) hướng dẫn xây dựng và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch nung bằng LGLTKĐ cho các hộ ở xã Cẩm Hưng huyện Cẩm Giàng, phường Bình Hàn thành phố Hải Dương và huyện Kim Thành. Giai đoạn đầu được 4 lò.

 

 

Đơn vị chuyển giao công nghệ đã hướng dẫn, chuyển giao công nghệ cho 3 cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Ứng dụng TBKH và 5 cán bộ kỹ thuật và công nhân của 4 cơ sở tiếp nhận công nghệ, nắm được nguyên lý cơ bản về xây dựng, vận hành, sản xuất gạch mộc, đốt lò. Trong quá trình thực hiện cơ quan chuyển giao công nghệ, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học đã phối hợp tiếp tục cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện thiết kế, kỹ thuật xây dựng và vận hành lò gạch LTKĐ. Các bước cải tiến được thể hiện qua việc mở rộng kích thước lò cho phù hợp, thay đổi cách xếp gạch từ nằm nghiêng sang xếp gạch dựng đứng kết hợp một hàng nằm nghiêng, thay đổi đốt lò lần đầu từ trên xuống sang đốt từ dưới lên, tạo phấn trắng đặc trưng cho gạch nung v.v...

Bắt đầu từ năm 2003, cặp lò thứ 5 cán bộ kỹ thuật của Trung tâm ứng dụng TBKH trực tiếp hướng dẫn, chuyển giao cho các cơ sở sản xuất gạch.

2. Điều tra khảo sát và chọn các cơ sở, chủ lò tham gia xây dựng mô hình lò gạch LTKĐ.

Từ năm 2002-2005, Trung tâm Ứng dụng TBKH đã điều tra khảo sát chọn hộ được 39 chủ cơ sở, chủ lò thuộc 9 huyện, thành phố. Trong đó, 12 chủ lò ở thành phố Hải Dương, 8 chủ lò ở huyện Kinh Môn, 7 chủ lò ở huyện Chí Linh, 3 chủ lò ở huyện Tứ Kỳ, 3 chủ lò ở huyện Kim Thành, 2 chủ lò ở huyện Cẩm Giàng, 1 chủ lò ở huyện Gia Lộc, 1 chủ lò ở huyện Thanh Hà và 3 chủ lò ở huyện Nam Sách 3 chủ lò. Đầu năm 2005 đã triển khai tiếp 1 lò tại xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện.

3. Kết quả hoàn thiện thiết kế và triển khai áp dụng mô hình lò gạch LTKĐ hiệu suất cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Qua thực tiễn trong 2 năm nghiên cứu, cải tiến vận hành thử tại các lò, đến cuối năm 2004 Trung tâm đã cùng các cơ quan có tư cách pháp nhân thiết kế mẫu lò gạch LTKĐ, thiết kế trục vít - me. Trung tâm đã xây dựng bản qui trình xây dựng, sản xuất gạch mộc và vận hành lò gạch LTKĐ, được Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phê chuẩn. Cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Ứng dụng TBKH đã hướng dẫn và chuyển giao theo mẫu thiết kế nói trên. Từ năm 2002 đến tháng 12 năm 2005 Trung tâm Ứng dụng TBKH đã chuyển giao được 39 cặp lò tại các huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Chất lượng gạch thành phẩm phụ thuộc rất nhiều vào chất đất sản xuất gạch mộc, máy sản xuất gạch mộc, dung tích buồng đốt, chiều cao buồng đốt, kỹ thuật xây buồng đốt, chất lượng than. Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng sản phẩm Hải Dương lấy mẫu, kiểm định chất lượng gạch. Kết quả kiểm định cho thấy phần lớn gạch đạt Tiêu chuẩn Việt Nam cho gạch nung thủ công.

Trong số các lò đã xây dựng, có 05 cặp lò được xây dựng gần cánh đồng lúa ở các xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc; Cẩm Hưng, Cao An huyện Cẩm Giàng; Kim Lương, huyện Kim Thành và Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn; 2 cặp lò được xây dựng gần khu dân cư xã Minh Tân, huyện Kinh Môn và Nam Đồng, huyện Nam Sách; còn lại 29 lò được xây dựng ở bãi ngoài đê sông Thái Bình, sông Kinh Thầy.

Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường thuộc Bộ Tư lệnh Hoá học tiến hành kiểm soát chất lượng môi trường ở 06 cặp lò. Trong đó, 4 cặp lò tại các xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc; Cẩm Hưng, huyện Cẩm Giàng; Kim Lương, huyện Kim Thành và Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn và 2 lò ở bãi ven sông.

Kết quả kiểm soát môi trường cho thấy các chỉ tiêu nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn, bụi lơ lửng, CO, CO2, NO2, SO2, H2S đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam qui định: TCVN 5937-1995 về không khí xung quanh, TCVN 505 BYT/QĐ về không khí khu sản xuất.

4. Hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của lò gạch liên tục kiểu đứng.

Chi phí xây dựng 1 lò gạch LTKĐ với 2 buồng đốt là 200 triệu đồng, cho phép sản xuất tối thiểu 2,5 triệu viên gạch/năm; với 3 buồng đốt là 250 triệu đồng với công suất tối thiểu 3 - 3,5 triệu viên gạch/năm. Mỗi lò gạch có thể thu hút tạo công ăn việc làm cho 20 - 30 lao động phổ thông, có thu nhập từ 700.000 đồng -1.000.000 đồng/tháng. Mô hình lò gạch LTKĐ phù hợp với điều kiện tài chính, cung ứng nguyên liệu và kỹ thuật sản xuất của các chủ lò gạch ở các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Lượng tiêu hao than cho 01 viên gạch sản xuất bằng lò LTKĐ giảm 30 - 35% so với sản xuất gạch thủ công cổ truyền.

Việc giảm lượng tiêu hao than cho mỗi viên gạch, tận dụng nhiệt lượng của than, nâng cao nhiệt độ trong buồng đốt thông qua điều chỉnh buồng đốt và giảm lượng khói thải theo thời gian đốt lò gạch so với lò gạch thủ công cổ truyền đã cho phép giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình vận hành lò gạch LTKĐ.

Mô hình lò gạch LTKĐ của Trung tâm Ứng dụng TBKH đã triển khai xây dựng thành công trên các địa bàn, vùng sinh thái khác nhau như vùng đất bãi ngoài đê ven sông Thái Bình và sông Kinh Thầy (khu vực bến Hàn, Ngọc Châu, TP Hải Dương, bãi sông ngoài đê xã Đại Đồng, Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ và dọc bãi sông Kinh Thầy, huyện Kim Thành, Kinh Môn...); giữa cánh đồng trồng lúa và hoa mầu (như tại xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc; xã Cẩm Hưng, Cao An, huyện Cẩm Giàng và xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn); Đặc biệt Trung tâm đã triển khai thành công và có hiệu quả cao cho chủ lò gạch tại vùng đất nhiễm mặn (lò gạch của ông Phạm Mạnh Thuần ở xã Hiệp Sơn - Kinh Môn).

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Kết quả thực hiện dự án là căn cứ khoa học để UBND tỉnh Hải Dương ra Quyết định số 3902/2004/QĐ-UBND về việc Ban hành "Qui định về xây dựng và vận hành lò nung gạch LTKĐ trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005-2010" để thực hiện Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg ngày 1/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch sản xuất vật liệu xây dựng đến năm 2010. Trong đó chỉ rõ: "xoá bỏ việc sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công ở ven các đô thị trước năm 2005, ở các vùng khác trước năm 2010". Từ tháng 2 năm 2006 sản xuất gạch nung bằng lò thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã chấm dứt hoàn toàn. Các năm 2006-2007 tỉnh tiếp tục hỗ trợ kinh phí chuyển giao công nghệ. Đến tháng 12 năm 2007 trên địa bàn tỉnh đã có 120 lò gạch LTKĐ với công suất trên 400 triệu viên gạch/năm.

Trong quá trình thực hiện Dự án lò gạch LTKĐ, Trung tâm Ứng dụng TBKH đã chuyển giao công nghệ cho các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng.

Tin khác

Cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ Oanh Điệp - phát triển nghề tiểu thủ công truyền thống (27/09/2018)

Hải Dương: Chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công (17/08/2016)

Tăng chất lượng xử lý bề mặt công trình xây dựng bằng bột trét tường (17/08/2016)

Nâng cao chất lượng và thẩm mỹ công trình với keo dán gạch (22/05/2016)

Ứng dụng khoa học, công nghệ để phát triển: Chờ luồng gió mạnh (20/05/2016)

Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ chắp cánh cho nền kinh tế vươn xa (24/12/2015)

Ứng dụng khoa học, công nghệ để phát triển: Chờ luồng gió mạnh (28/10/2015)

Hiện trạng và giải pháp hoạt động của các khu, cụm công nghiệp (14/07/2015)

Việt Nam lần đầu tiên có nhà máy ứng dụng công nghệ nano bạc (09/01/2015)

Ứng dụng công nghệ Jet-Grouting trong công trình xây dựng tỉnh Hải Dương (17/03/2014)

Thông xe nút giao thông lập thể giữa đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 5 và đường tỉnh lộ 390. (19/01/2014)

Đẩy mạnh chương trình phát triển vật liệu xây không nung (02/07/2013)

Bước phát triển của giao thông nông thôn ở Hải Dương (08/04/2013)

Thiết bị rải bê tông "made in Việt Nam" (13/09/2012)

Tỉnh Hải Dương qua 3 năm thực hiện Đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (26/03/2012)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.