Lĩnh vực Nông nghiệp 2015-02-27 15:12:58

Năm 2014, dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn trên địa bàn tỉnh Hải Dương” xây dựng mô hình chăn nuôi các giống gia cầm là vịt super M3, gà Mía lai, gà Lai chọi và gà Ri lai; ứng dụng chế phẩm sinh học Balasa N01 làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Mô hình nuôi giống vịt Super M3 thực hiện tại xã Ngô Quyền huyện Thanh Miện và xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang với số lượng 10.000 con. Sau 56 ngày nuôi, vịt super M3 đạt trọng lượng trung bình 3,5 kg, tỷ lệ nuôi sống cả giai đoạn của mô hình trung bình đạt  98,6%, sinh trưởng phát triển tốt, có độ đồng đều cao. Sau 8 tuần tuổi tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của vịt Super M3 là 2,57 kg thức ăn/ kg tăng trọng. Hiệu quả kinh tế nuôi vịt Super M3 thu lãi đạt 5,2 triệu đồng/100 con. Đây là mức lãi cao so với một số loại gia cầm khác tại địa phương.
Mô hình nuôi gà mía lai và gà lai chọi chia làm 2 đợt, đợt1từ tháng 4-8năm 2014, với số lượng19.000, đợt 2 từ tháng 9/2014-01/2015 với số lượng 16.000 con tại xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh và xã Hiệp Hòa, huyện Kinh Môn.Gà mía lai và gà lai chọi là hai giống gà có khả năng sinh trưởng và phát triẻn tốt, khả năng kháng bệnh cao, tỷ lệ sống đạt trên 99%. Các hộ chăn nuôi đã thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin theo quy định. Đến thời điểm gà nuôi được 15 tuần tuổitrọng lượng gà đạt bình quân 2.000 g với gà mía lai, 2.100 g/convới gà lai chọi. Gà mía lai thương phẩm có trọng lượng đạt 2,0 kg có giá bán 60.000đ/kg, nếu nuôi 100 con sẽ cho lãi khoảng 2,9 triệu đồng.Còn gà lai  chọi nếu đạt trọng lượng 2,1 kg, giá bán 70.000đ/kg thì 100 gà lai chọi nuôi cho lãi khoảng 3,9 triệu đồng.
Tháng 9/2014, dự án xây dựng mô hình nuôi gà ri lai với quy mô 5.000 con nuôi tại thị xã Chí Linh và Kinh Môn để nuôi gà bán phục vụ tết nguyên đán Ất Mùi 2015. Quá trình theo dõi mô hình cho thấy tỷ lệ nuôi sống của gà Ri lai là đạt 96,7%. Khả năng tăng trưởng tốt, sau 3,5 tháng đạt trọng lượng 1,9 – 2,2 kg/con, tùy vào từng điều kiện chăn nuôi. Với giá bán 65.000đ/kg thì 100 con gà ri lai cho thu lãi 4,8 triệu đồng.
Cùng với việc đưa các giống gia cầm hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, dự án cũng đã xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm Balasa N01 làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia cầm.Quy mô thực hiệnlà25 kg chế phẩm Balasa N01, 100 kg bột ngô xử lý được từ 750-850 m2  chuồng trại, áp dụng cho 11 hộ gia đình chăn nuôi tham gia dự ántại xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh.Áp dụng quy trình kỹ thuật của Trung Tâm chế phẩm sinh học - Trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội.Trước khi thả gà, các hộ tiến hàng rải đều trấu lên toàn bộ nền chuồng có độ dầy 10 cm (gà thịt), trên 15 cm (gà đẻ nuôi ở lồng tầng). Sau khi thả gà vào chuồng 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, 2- 3 ngày đối với gà lớn thì trộn đều 1 kg BALASA N01 với 1 kg bột ngô hoặc sắn khô rắc lên toàn bộ bề mặt đệm lót.Kết quả bước đầu cho thấy đệm lót chuồng sau khi được rắc chế phẩm Balasa sau 3-4 giờ đã cho thấy đỡ mùi hôi thối, sau 80- 90 ngày đệm lót vẫn khô ráo, không có mùi và tơi xốp hơnmột số loại chế phẩm khác mà người dân đã dùng.
Những kết quả của mô hình đem lại đã giúp người chăn nuôi nâng cao hiệu quả kinh tế trong phát triển kinh tế gia đình và địa phương. Tuy nhiên việc triển khai mô hình còn gặp khó khăn về công tác lựa chọn vùng chăn nuôi tập trung và thị trường con giống không ổn định, giá cả con giống trên thị trường tự do bấp bênh, gà Trung Quốc tràn sang, giá rẻ hơn với gà trong dự án kể cả đã được dự án hỗ trợ tiền giống 50% và thuốc thú y. Do vậy ngay đầu vụ triển khai dự án gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở tham gia dự án đã không triển khai được phải xin chuyển sang đợt 2 như xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc, giảm quy mô như xã Hiệp Hoà, huyện Kinh Môn.Để mô hình ngày càng được nhân rộng, cần kiểm soát nguồn cung cấp giống gai cầm không rõ nguồn gốc trên thị trường; bên cạnh đó, các địa phương cần quan tâm quy hoạch vùng sản xuất tập trung theo hướng bền vững, tạo vùng sản xuất an toàn để có thị trường tiêu thụ tốt trong bối cảnh sản xuất cạnh tranh như hiện nay.
Anh Nguyên

Tin khác

Phê duyệt Đề án ưu tiên 'Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030' (09/01/2024)

Hợp tác xã đưa vải thiều Thanh Hà vào siêu thị (29/05/2023)

Cẩm Giàng phát triển thương hiệu nông sản (09/05/2023)

Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (30/05/2022)

Mô hình thương phẩm giống lúa mới Hương Bình cho hiệu quả kinh tế cao (29/05/2022)

Mô hình trình diễn quản lý hiện tượng chết đồng loạt trên dưa hấu, dưa lê (30/09/2021)

Hiệu quả từ Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (11/08/2021)

Mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà (25/06/2021)

Phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 (24/03/2021)

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ (26/10/2020)

Bước tiến mới trong xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản (26/10/2020)

Kết quả bước đầu phục tráng giống lúa nếp Quýt Kim Thành (05/11/2018)

Hiệu quả một số giống nhãn mới tại huyện Thanh Hà (26/09/2018)

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại các huyện Thanh Hà, Gia Lộc. (12/01/2018)

Thị xã Chí Linh: Hiệu quả mô hình sản xuất giống gà đồi phục vụ nuôi thương phẩm tại địa phương (01/10/2017)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.