Lĩnh vực Y tế 2012-10-28 00:00:00

Nhân viên phòng thí nghiệm với cốc đựng dầu ăn bẩn chưa qua xử lý (trái) Đây chắc chắn sẽ là phát minh rất được mong chờ khi vấn đề vệ sinh – an toàn thực phẩm đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ và Khoa học Thượng Hải (Trung Quốc) đã đạt được bước đột phá quan trọng trong việc phát hiện loại dầu được tái chế bất hợp pháp từ nước thải cống rãnh các nhà hàng. Qua quá trình lọc và chưng cất, dầu bẩn được bán lại trên thị trường với mức giá rẻ hơn nhiều dầu ăn thật và người tiêu dùng, bằng mắt thường, rất khó phân biệt.
Thiết bị phát hiện dầu ăn bẩn mà nhóm các nhà khoa học Thượng Hải chế tạo ra sử dụng sóng Terahertz (hay còn gọi là tia T). Đây là loại tia bức xạ có tần số nằm trong phạm vi từ 300 triệu đến 3.000 tỉ chu kỳ/giây. Các nhà khoa học thuộc Viện Bách khoa Rensselaer (Mỹ) cũng từng chế tạo thiết bị sử dụng sóng Terahertz, được ví như đôi mắt của siêu nhân, do có thể giúp con người nhìn xuyên quần áo hoặc đồ vật từ khoảng cách 1,6km. Điều đặc biệt là sóng Terahertz không gây hại cho sức khỏe con người như tia X.
Trong nghiên cứu của các nhà khoa học Thượng Hải, khi đi qua các mẫu dầu ăn, sóng Terahertz có khả năng nhận biết mật độ rung động của dầu, nhờ đó, phân tách được thành phần – nguyên liệu mẫu dầu ăn đó. Mật độ rung động của dầu ăn sạch và dầu ăn bẩn tái chế từ chất thải nhà bếp, động vật chết… có sự khác biệt rất lớn. Đây chính là cơ sở để phân biệt hai loại dầu ăn này
Zhu Yiming - Phó giám đốc Trường Kỹ sư Máy tính và Quang – Điện thuộc Đại học Công nghệ và Khoa học Thượng Hải, cho biết: “Với thiết bị này, sẽ chỉ mất một phút để có thể phân biệt dầu ăn sạch và dầu bẩn”.
Trên thực tế, với hơn 70 mẫu dầu ăn được đưa đi kiểm tra bằng phương pháp mới, các nhà khoa học đã phát hiện thành công loại dầu bẩn tái chế với xác suất đúng lên tới 90%. Bộ Y tế Trung Quốc đã quyết định đưa thiết bị phát hiện dầu ăn bẩn vào danh sách những phương pháp tối ưu có thể dùng để ứng dụng trên phạm vi toàn quốc.
Thiết bị phát hiện dầu bẩn được chế tạo rất nhỏ gọn, có thể cầm tay, sẽ được được giới thiệu rộng rãi tại Hội chợ Công nghiệp Quốc tế Trung Quốc 2012, diễn ra vào đầu tháng 11 tới.
                                                                                                          Theo Vietq.vn

Tin khác

Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo mối nguy hại của thuốc lá điện tử (27/07/2021)

Ứng dụng phương pháp nội soi can thiệp thắt vòng cao su trong điều trị và dự phòng chảy máu do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan (25/06/2021)

Thực hiện tốt 5K có thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng (10/05/2021)

Đã có 7.079 người được tiêm vaccine Covid-19 (15/03/2021)

Hải Dương đã rất nỗ lực, quyết liệt và kịp thời trong chống dịch (02/03/2021)

Bộ Y tế: Ổ dịch ở Hải Dương cơ bản được kiểm soát (20/08/2020)

Malaysia phát hiện biến chủng SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn 10 lần (17/08/2020)

Tiến sĩ Phạm Quang Thái: Hải Dương sẽ có thêm người mắc Covid-19 (17/08/2020)

Hướng dẫn xử trí trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học (23/04/2020)

WHO công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu (11/03/2020)

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương: Ứng dụng đường mổ ít xâm lấn trong phẫu thuật thay khớp háng (25/10/2018)

Kỷ nguyên mới cho truyền máu Việt Nam (23/08/2016)

Căn bệnh ung thư phổ biến nhưng khó phát hiện nhất hiện nay (02/08/2016)

Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào (17/07/2016)

Ứng dụng sinh học phân tử (PCR) trong chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày ở bệnh nhân nhiềm vi khuẩn Helicobacter pylori trên địa bàn tỉnh Hải Dương (26/06/2016)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.